Phát triển bền vững
Số hóa là 'xương sống' cho mô hình kinh tế tuần hoàn
Theo các chuyên gia, đa số các mô hình triển khai, ứng dụng kinh tế tuần hoàn đang được tiến hành riêng lẻ, đòi hỏi phải có một hệ thống số hóa để kết nối thành chỉnh thể thống nhất và hoàn thiện.

Nền kinh tế tuần hoàn được xem là giải pháp tối ưu giúp toàn thế giới thực hiện công cuộc phát triển kinh tế nhưng không tiêu thụ quá mức tài nguyên và hạn chế những tác động xấu tới môi trường.
Theo ông Henrik Hvid Jensen, Giám đốc công nghệ của Circular Economy Internet Society, mô hình kinh tế tuần hoàn không chỉ giúp quản lý hiệu quả chất thải rắn mà còn đóng góp hiệu quả vào mục tiêu giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu.
Một ước tính của Ủy ban châu Âu mới đây cũng chỉ ra, kinh tế tuần hoàn đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP và tạo thêm nhiều việc làm mới, cũng như cắt giảm 40% chi phí cho doanh nghiệp châu Âu vào năm 2030.
Những tiềm năng kể trên là động lực để các chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế thúc đẩy ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhiều sáng kiến, giải pháp đã được ra đời dựa trên nguyên lý về kinh tế tuần hoàn như hệ sinh thái Scale360° Playbook của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Dự án suy nghĩ lại về nhựa của EU…
Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn cũng đang là mũi nhọn chiến lược được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thể hiện trách nhiệm với xã hội và môi trường, với những sáng kiến như Dự án mạng lưới kinh tế tuần hoàn, Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)…
Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực không ngừng nghỉ, tại châu Âu, chỉ 12% nguyên liệu và nguyên liệu thứ cấp được đưa trở lại đầu vào sản xuất. Con số này thấp hơn nhiều ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Lý giải về điều này, ông Jensen cho biết, hiện nay hầu hết các sáng kiến kinh tế tuần hoàn đều là những dự án riêng lẻ, tập trung vào xây dựng hệ thống tái chế, tái sử dụng tài nguyên vật chất.
Những dự án riêng lẻ khó có thể phát huy được hiệu quả bởi trong nhiều trường hợp, chất thải của lĩnh vực này chỉ có thể phát huy tối đa giá trị nếu được ứng dụng trong lĩnh vực khác.
Giải pháp cho vấn đề này, theo ông Jensen, cần xây dựng một hoặc nhiều nền tảng kỹ thuật số nhất quán, được xem như “xương sống” để hỗ trợ kết nối các mô hình tuần hoàn trên phạm vi khu vực và toàn cầu.
Bên cạnh đó, số hóa, kỹ thuật số là nền tảng quan trọng để phát triển một số công cụ kiểm soát chất thải rắn, hỗ trợ mô hình kinh tế tuần hoàn, có thể kể đến như hệ thống truy xuất nguồn gốc cho rác thải, công cụ đặt cọc – hoàn trả…
Ứng dụng số hóa vào mô hình tuần hoàn cũng giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực tương tác kỹ thuật số, có nghĩa là khả năng trao đổi thông tin cần thiết, đáng tin cậy trong thời gian nhanh nhất tới các đối tác.
Theo bà Nguyễn Hoàng Phượng, chuyên gia tư vấn chính sách và pháp luật, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan là một trong những trách nhiệm bắt buộc đối với doanh nghiệp khi thực thi công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).
Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp, nền tảng số hóa có thể hỗ trợ hiệu quả hoạt động thu gom, phân loại rác thải tại nguồn từ phía người tiêu dùng, thông qua một số ứng dụng kết nối người tiêu dùng với cơ sở thu gom như mGreen, Gogreen hay Ralava, qua đó nâng cao nhận thức, ý thức, thay đổi hành vi của người tiêu dùng.
Theo PRO Việt Nam, việc thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng là yếu tố tiên quyết để thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là mục tiêu đến năm 2025 của tổ chức này.
Số hóa và kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh
Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.
Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai
Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
VietCredit hợp tác với KiotViet cho ra mắt sản phẩm Tin Vay Biz hướng tới hộ kinh doanh
Sau những bước đầu thành công với sản phẩm Tin Vay cho vay cá nhân hoàn toàn trực tuyến, VietCredit (Công ty Tài chính cổ phần Tín Việt) tiếp tục mở rộng thị phần và lĩnh vực hoạt động bằng việc cho ra mắt thương hiệu Tin Vay Biz – sản phẩm cho vay hộ kinh doanh và tiểu thương, với đối tác đầu tiên - nền tảng phần mềm quản lý bán hàng KiotViet.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.