Khởi nghiệp
Startup NFT Việt Nam đầu tiên được nhận vốn qua Shark Tank
Startup NFT VMeta đã ra đời để giúp các nghệ sĩ, những nhà sáng tạo, những người nổi tiếng ở Việt Nam phát hành những sản phẩm của họ dưới dạng NFT.
VMeta - startup phát hành NFT đầu tiên đến với Shark Tank Việt Nam mùa 5 kêu gọi đầu tư 50.000 USD cho 5% giá trị công ty.
Theo giới thiệu của hai nhà đồng sáng lập Nguyễn Lê Vương và Trương Thành Đạt, trên thị trường có rất nhiều sách giả khiến người sở hữu sách thật khó chứng minh quyển sách của họ là thật. Trong khi đó NFT đang phát triển trong những năm qua.
Công nghệ này giúp tạo ra những đoạn mã thông báo không thể thay thế và duy nhất. Khi gắn những đoạn mã này với các sản phẩm, chủ sở hữu có thể chứng minh cuốn sách của họ là sách thật và không ai có thể sao chép được những NFT này.
Chính vì vậy, VMeta đã ra đời để giúp các nghệ sĩ, những nhà sáng tạo, những người nổi tiếng ở Việt Nam phát hành những sản phẩm của họ dưới dạng NFT.
Thông qua đó, VMeta mong muốn xây dựng bộ sưu tập về văn hóa, nghệ thuật để lan tỏa giá trị văn hóa nghệ thuật của Việt Nam đến bạn bè thế giới.
Không chỉ mong muốn mang đến những NFT tĩnh, hai nhà đồng sáng lập của VMeta còn muốn mang đến những NFT động mang giá trị thực cho cuộc sống như đầu bếp, bác sĩ, nghệ sĩ. Lê Vương lấy ví dụ rằng người dùng có thể mua NFT vật lý trị liệu và tự tập tại nhà, tiết kiệm được thời gian đến bệnh viện và đợi đăng ký.

Nói về tiềm năng phát triển của công nghệ NFT, Thành Đạt cho biết theo thống kê, có 17% người sử dụng internet tại Việt Nam sở hữu NFT, tương ứng cứ 6 người Việt Nam sẽ có 1 người sở hữu NFT.
Công nghệ NFT phát triển từ năm 2017, đến năm 2020 doanh số ở lĩnh vực này là 80 triệu USD và đến năm 2021 là 25 tỷ USD. Những công ty đang phát hành NFT trên toàn cầu được định giá từ 100 triệu USD cho đến 12 tỷ USD.
"Và tại sao với sức sáng tạo của người Việt Nam chúng ta không làm một sàn đứng ngang với họ", Thành Đạt nêu quan điểm.
Thành Đạt cho biết mô hình của mình giống với OpenSea, Rarible, SuperRare. Tuy nhiên về vấn đề thanh toán, startup sẽ sử dụng những phương thức thanh toán tại Việt Nam và những phương thức thanh toán của quốc tế được các quốc gia đó chấp nhận.
Khách hàng có thể phát hàng các nội dung số NFT và đăng bán tại nền tảng của VMeta. Nếu khách hàng không hiểu về công nghệ muốn NFT hóa sản phẩm thì startup sẽ hỗ trợ làm thủ tục lên sàn và marketing (tiếp thị) cho sản phẩm.
Trước thắc mắc của Shark Hùng Anh về cách quảng bá cho sàn thương mại của mình khi Google, Facebook hạn chế quảng cáo những sản phẩm liên quan tới NFT, Thành Đạt cho biết chiến lược lõi của mình là kết hợp với những nghệ sĩ, những người nổi tiếng tại Việt Nam để phát hành ra những bộ sưu tập về NFT.
Trả lời câu hỏi của Shark Hưng lý do không khởi nghiệp ở Đức khi phần lớn các nước châu Âu đã chấp nhận NFT, Lê Vương cho biết, khi đã bùng nổ, các quốc gia sẽ có NFT về văn hóa của quốc gia họ. Vậy thì Việt Nam cũng cần có bộ sưu tập NFT riêng.
Ngoài ra, anh cũng muốn mang đến nguồn thu nhập cho các nhà mỹ thuật. "Em cảm thấy sáng tạo của người Việt Nam rất mạnh, rất lớn. Các bạn làm ra được sản phẩm của mình rất đẹp, rất hay. Nhiều khi bên nước ngoài người ta thấy hay quá, đẹp quá người ta mua xong đăng lên sàn thế giới và người ta bán ra, có thể kiếm ra hàng trăm ngàn, hàng triệu USD từ sự sáng tạo của các bạn. Trong khi giá trị các bạn hưởng được rất nhỏ", Lê Vương cho biết.
Ấn tượng trước ý tưởng kinh doanh của startup, Shark Liên quyết định sử dụng Vé Vàng để giành quyền ưu tiên đàm phán với startup. Điều đó đồng nghĩa với việc các Shark khác bị loại khỏi cuộc đàm phán với startup.
"Chính giới trẻ của các em đang tạo ra xu thế. Vì vậy chị đồng ý với đề xuất này. Và sau đó chúng ta sẽ có những buổi làm việc đánh giá thực tế xem các em có được cái gì. Chúng ta phải làm rất nhiều việc và phải đầu tư rất nhiều tiền để thực hiện giấc mơ mà chúng ta đang làm", Shark Liên chốt đầu tư 50.000 USD cho 5% cổ phần của VMeta.
Startup giày sandal Việt Nam nhận đầu tư 23 tỷ đồng
Startup giày sandal Việt Nam nhận đầu tư 23 tỷ đồng
Startup Shondo đã bán được hơn 1 triệu đôi giày và hiện đang có 20 cửa hàng, 2 nhà máy sản xuất và hàng trăm đại lý trên toàn quốc.
Grab mở ra mảng kinh doanh cạnh tranh Google
Dù chưa tính toán đến các rào cản, cũng như chi phí gia nhập thị trường, tuy nhiên, phía Grab đánh gía, thị trường này tại Đông Nam Á có thể đạt giá trị 1 tỷ USD vào năm 2025.
MoMo mua cổ phần một công ty chứng khoán
Sau thương vụ startup Finhay mua lại Vina Securities, thì fintech MoMo cũng chi tiền mua hơn 4,4 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn của Công ty Chứng khoán CV.
Startup Propzy cắt giảm 50% nhân sự dù đã huy động 33 triệu USD
CEO Propzy - ông John Le từng tiết lộ, startup này đã thực hiện số lượng giao dịch bất động sản trị giá hơn 1 tỷ USD kể từ khi ra mắt, trở thành nền tảng giao dịch bất động sản cả ngoại tuyến và trực tuyến lớn nhất tại Việt Nam.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành
Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.
Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm
Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.
Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp
Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp
Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán
Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.