Ứng dụng VECA giúp kết nối những người thu mua phế liệu muốn tăng thêm thu nhập với người bán và vựa, từ đó tạo ra lợi ích cho các bên, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề phân lọai rác tại Việt Nam.
Trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ. Ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội và TP. HCM trung bình mỗi ngày thải ra 80 tấn nhựa và nilon.
Lượng phế liệu lớn thải ra môi trường mỗi ngày chính là cơ hội cho hai bạn trẻ Bùi Thế Bảo và Đỗ Thị Minh Trang khởi nghiệp. Giữa năm 2019, Bảo và Trang cùng nhau lập ra startup VECA là ứng dụng thu mua ve chai đầu tiên trên điện thại di động tại Việt Nam.
Ứng dụng VECA giúp kết nối những người thu mua ve chai muốn tăng thêm thu nhập với người bán và vựa, từ đó tạo ra lợi ích cho các bên, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề phân lọai rác tại Việt Nam.
Người có nhu cầu bán có thể dùng ứng dụng VECA để đặt thu gom (nhựa, giấy, nhôm, sắt,...) và đợi người mua đến thu. Khách hàng sẽ nhận tiền bán ve chai vào tài khoản VECA, và có thể chuyển ra tài khoản ví điện tử MOMO của mình.
Giá các phế liệu sẽ được tổng hợp và điều chỉnh dựa theo giá thu mua của vựa và theo khu vực. Giá hiển thị trên ứng dụng do thị trường chi phối, không do công ty đặt ra. Hiện tại, ứng dụng cũng không thu phí cả người bán lẫn người mua.
Ứng dụng VECA sẽ giúp thu gom các loại rác thải có thể tái chế bao gồm: nhựa (ví dụ: hộp nhựa, túi nhựa…), kim loại (như: hộp sữa, xoong nồi), giấy (giấy báo, carton, giấy văn phòng...), thiết bị gia dụng...
VECA được kì vọng giúp số hóa ngành thu gom và phân loại phế liệu. Qua đó, người bán chủ động được thời gian và có được một biểu giá phế liệu cập nhật theo ngày rõ ràng, minh bạch. Người thu mua thì nhờ thuật toán của ứng dụng sẽ có khả năng thu mua được nhiều và tiết kiệm sức lực hơn.
Đội ngũ sáng lập VECA xác định, tái chế là giải pháp quan trọng để bảo vệ môi trường. Thay vì kết thúc vòng đời tại các bãi rác, người dân có thể biến phế liệu thành những đóng góp cho cuộc sống thêm xanh.
Tái chế rác thải không chỉ làm giảm lượng rác chôn lấp, bớt ô nhiễm môi trường, mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa về phát triển bền vững.
Gần đây nhất, VECA được chương trình NINJA Accelerator tại TP. HCM do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, chọn là một trong 15 startup vào vòng tăng tốc.
Qua đó, các nhà sáng lập VECA sẽ trang bị các kỹ năng, kiến thức cần thiết nhằm hỗ trợ các startup giai đoạn đầu xây dựng chiến lược phát triển và tiến tới gọi vốn thành công.
Dự án gần đây của Vietcetera - music video nhạc rap với sự góp mặt của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink - cũng nhận được sự chú ý từ các kênh truyền thông lớn của thế giới, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
Ứng dụng định giá bất động sản trực tuyến như Citics được kì vọng giúp cho việc ước tính giá trị của một bất động sản trở nên thuận tiện và chính xác hơn.
Nếu ví hệ sinh thái của Gojek là một tảng băng lớn, thì ứng dụng cho tài xế, quán ăn, nhà hàng là phần chìm - tuy không nhìn thấy, nhưng giữ vai trò quan trọng, bên dưới ứng dụng cho người dùng.
Các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong bản đồ được chia làm 5 nhóm: Nguồn vốn, Hỗ trợ khởi nghiệp, Cung cấp dịch vụ, Mạng lưới, và Nguồn nhân lực. Dựa vào đây, người đọc sẽ có hình dung sơ bộ về vị trí và vai trò của các tổ chức đang hoạt động trong hệ sinh thái, để từ đó tìm kiếm các quan hệ đối tác thích hợp.
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.