UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
Đại dịch COVID-19 là đòn bẩy cho sự bùng nổ của thương mại điện tử (hay E-commerce) và có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp. Đại dịch cũng làm thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng và tạo nên sự dịch chuyển mạnh mẽ của thị trường bán lẻ.
Cùng lúc với sự tăng đột biến của các đơn hàng điện tử - đơn cử khu vực Đông Nam Á có mức tăng trưởng hơn 60% tổng giá trị giao dịch (GMV), tương đương với 62 tỷ đô la Mỹ chỉ trong năm 2020 (1)- thì nhu cầu tìm ra những giải pháp nhằm đảm bảo sự bền vững của chuỗi cung ứng cũng ngày càng tăng.
Tốc độ tăng trưởng đáng kể của dịch vụ giao hàng cũng đẩy nhanh nhu cầu sử dụng các phương tiện giao hàng chặng cuối. Kết quả là lượng khí thải từ các phương tiện giao hàng chặng cuối tăng lên, trong khi tại 100 thành phố trên toàn cầu, quy định chỉ cho phép tăng hơn 30%(2).
Tuy nhiên, việc các công ty chỉ tập trung vào việc đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng đã đẫn đến hoạt động giao hang kém hiệu quả, đồng nghĩa với việc những phương tiện giao hàng hoạt động không hết công suất trên các tuyến đường gián tiếp.
Ngày nay, khi người tiêu dùng càng ngày càng có ý thức về các vấn đề môi trường và xã hội, ngành vận tải và logistics cần tập trung xây dựng những phương thức hoạt động đảm bảo cho sự bền vững của môi trường. Điều này không chỉ dừng lại ở việc quản trị doanh nghiệp và tiết kiệm chi phí vận hành, mà ngành vận tải và logistics nên thiết lập cái gọi là “giấy phép xã hội” để khuyến khích các doanh nghiệp trở nên có ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường.
Nỗi băn khoăn từ người tiêu dùng
Đã từ lâu, người tiêu dùng đã bắt đầu chú ý đến việc các doanh nghiệp mà họ mua hàng có tác động thế nào đối với môi trường và xã hội. Ngày càng có nhiều người quan tâm tới vấn đề này hơn. Ngày nay, gần một nửa số người tiêu dùng Đông Nam Á muốn các nhà bán lẻ loại bỏ túi nilon và bao bì nhựa, trong khi hơn một nửa khách hàng mong muốn các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cho những tác động lên môi trường mà họ gây ra (3).
Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy các công ty thành công trong việc có những giải pháp bền vững để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về việc bảo tồn môi trường đã thât sự thu hút được nhiều hơn những khách hàng trung thành và đạt được sự tăng trưởng trong doanh thu. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải cho khách hàng nhìn thấy rõ chuỗi cung ứng của họ từ nguồn gốc của nguyên liệu thô cho đến điểm giao hàng cuối, và một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết và quan trọng của chuỗi cung ứng bền vững.
Quá trình thích nghi
Những doanh nghiệp nào điều chỉnh được phương thức kinh doanh và mô hình hoạt động, đồng thời tạo ra các chuỗi cung ứng linh hoạt hơn để đáp ứng sự bùng nổ của thương mại điện tử, sẽ là những người dẫn đầu cuộc đua trong thời điểm bất ổn hiện nay.
Trong thập kỷ vừa qua, công nghệ trong ngành vận tải và logistics đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng nhưng chưa bao giờ sự thay đổi diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ như khi phải ứng phó với tác động của COVID-19.
Nhiều công ty vận chuyển đã tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển nhằm bảo đảm hàng hóa được đưa đến tay người tiêu dùng nhanh chóng và cùng lúc giảm phát thải khí carbon. Nhiều doanh nghiệp khác thì cân nhắc sử dụng nhiên liệu tự nhiên.
Ngành thương mại điện tử đã đặt một áp lực khổng lồ lên vai trò của các hoạt động logictics chặng cuối với việc đặt sự hài lòng của khách hàng lên ưu tiên hàng đầu. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi khách hàng không thực sự hiểu rõ sự khác biệt giữa giao hàng giá rẻ - nhanh chóng so với giao hàng áp dụng quy tắc của chuỗi cung ứng bền vững?
Khi các công ty chạy đua để vận chuyển số lượng đơn đặt hàng từ vô số ngày hội mua sắm, câu hỏi thường được đặt ra là liệu chi phí phục vụ cho mỗi đơn hàng có thực sự tối ưu. Những công ty có khả năng tối ưu hóa chi phí chuỗi cung ứng thì sẽ có nhiều khả năng giảm phát thải khí carbon hơn.
Điều chúng tôi quan sát được trong quá trình tư vấn giải pháp logistics và chuỗi cung ứng là nếu bạn quá chú trọng vào dịch vụ, việc áp dụng thuế đường bộ hoặc thuế khí thải carbon có thể cần thiết, giống như biện pháp đánh thuế khí thải carbon của Singapore và chính sách định giá carbon mà Việt Nam đang áp dụng.
Thách thức lớn
Hàng ngày, các chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng luôn phải đối mặt với bài toán bền vững, đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp nhưng cùng một lúc vẫn phải bảo đảm phù hợp với những yêu cầu của các bên liên quan, bao gồm các cổ đông và nhà đầu tư.
Xây dựng năng lực và thước đo để xác định và truyền thông các thành quả về xã hội, môi trường và kinh doanh là điều kiện quan trọng nhất để ươm mầm cho tư duy bền vững từ bên trong các tổ chức doanh nghiệp.
Các chiến lược chuỗi cung ứng phải đảm bảo doanh nghiệp vượt qua các yêu cầu về phát triển bền vững trên tất cả các khâu của chuỗi logistics. Tại TMX, chúng tôi thiết kế các giải pháp thực tế và thích ứng cho các công ty tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nhằm giúp họ đáp ứng các mục tiêu về môi trường, phù hợp với các giá trị và kỳ vọng của khách hàng, cổ đông và cộng đồng.
Một số tổ chức cũng nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của việc đảm bảo tuân thủ luật pháp. Việc thiết lập các mục tiêu đúng đắn là vô cùng quan trọng, bao gồm cả việc xây dựng mục tiêu hạn chế phát thải khí nhà kính là chỉ số vận hành chính yếu của một doanh nghiệp.
Trạng thái bình thường mới
Khi các doanh nghiệp buộc phải thích ứng với phương thức làm việc mới, từ không chỉ tồn tại sau đại dịch mà phải thực sự phát triển có lợi nhuận, con đường học hỏi lĩnh hội có thể sẽ trở thành nền tảng cho sự bền vững.
Sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử và thị trường tiêu dùng B2C sẽ vẫn còn tiếp diễn trong thời gian tới. Các công ty hàng đầu cần phải tìm cách tăng tính hiệu quả và thích ứng với trạng thái bình thường mới; từ việc hiểu được các chi phí phục vụ đến quy trình logistics thông qua việc mở rộng mô hình chuyển đổi từ sử dụng một kho chứa hàng lớn thành sử dụng nhiều kho nhỏ hơn để đảm bảo hàng sẽ được giao đúng hẹn, như cách mà công ty Amazon của Mỹ đã làm.
Thời gian gần đây, nhiều công ty công nghiệp trên khắp Đông Nam Á đã áp dụng các quy trình bền vững tại cơ sở của họ. Nhiều doanh nghiệp đầu tư mua các tấm pin năng lượng mặt trời hay các hệ thống xử lý nước thải như là một trong số các giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, với mục đích cuối cùng là giảm lượng phát thải khí carbon.
Người thuê địa điểm hiện tại cũng đang tìm kiếm những khu vực đất đạt tiêu chuẩn ít nhất ở mức Vàng hoặc Bạch kim của Hệ thống tiêu chí “xanh” LEED (Learship in Energy and Environmental Design) hoặc đạt mức Bạch kim trong Hệ thống tiêu chí Green Mark, cùng với những tiêu chuẩn về sử dụng đèn LED và hệ thống thông gió hiệu quả. Những nhu cầu này của thị trường sẽ tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến “xanh” trong thị trường bất động sản công nghiệp.
Đại dịch đã giúp tạo một bước nhảy vọt trước 5 năm cho ngành thương mại điện tử, tăng tốc cho sự phát triển của ngành bán lẻ trực tuyến. Bây giờ đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau bắt tay vào xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.
TMX là công ty tư vấn chuyển đổi kinh doanh hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương, chuyên cung cấp những giải pháp kỹ thuật số và chuỗi cung ứng.
Nguồn tham khảo:
(1): https://storage.googleapis.com/gweb-economy-sea.appspot.com/assets/pdf/e-Conomy_SEA_2020_Report.pdf
(2): http://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_the_last_mile_ecosystem.pdf
(3): https://www.pwc.com/sg/en/publications/assets/page/the-consumer-transformed.pdf
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.