Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Hema là mô hình được Jack Ma gọi là công nghệ bán lẻ kiểu mới và là một chiến lược đầy tham vọng của tập đoàn Alibaba. Từ tháng 09/2018, vượt qua nhiều thách thức, sản phẩm sữa chua của Vinamilk đã chính thức lên kệ tại Hema, hệ thống siêu thị thông minh của Alibaba tại Trung Quốc.
Trải nghiệm mua sắm tại siêu thị thông minh
Hema là hệ thống gồm hơn 150 siêu thị bán lẻ được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay tại Trung Quốc, tập trung tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải…
Theo nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma, siêu thị Hema chính là hình mẫu cho mô hình “bán lẻ mới” ở Trung Quốc, tích hợp giữa bán hàng truyền thống và trực tuyến thông qua ứng dụng di động. Mô hình này nằm trong một chiến lược phát triển mảng bán lẻ đầy tham vọng của “gã khổng lồ” Alibaba.
Hiện nay, sản phẩm sữa chua của Vinamilk đã có mặt trong chuỗi siêu thị Hema tại tỉnh Hồ Nam và thành phố Vũ Hán - thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc.
Sản phẩm sữa chua Vinamilk đang kinh doanh tại đây khá đa dạng, bao gồm các loại cơ bản như sữa chua nguyên vị, trái cây, dâu,.. còn có thêm các sản phẩm đặc trưng của Việt Nam như sữa chua nếp cẩm, sầu riêng, chanh dây, mít, xoài.
Tại Hema, tất cả mọi thứ đều vận hành nhờ công nghệ và tự động hóa. Ví dụ như bạn có thể sử dụng ứng dụng của siêu thị quét mã QR để tìm hiểu về sản phẩm, truy vết nguồn gốc xuất xứ trước khi cho sản phẩm vào giỏ hàng và thanh toán. Các nhân viên siêu thị sẽ phụ trách lấy hàng theo đơn và để sẵn nơi cửa ra hoặc giao hàng tận nhà trong vòng 30 phút khi bạn đặt hàng online.
Đại diện Vinamilk cho biết, chính vì những điểm ưu việt của mô hình này mà Vinamilk quyết định đưa sản phẩm vào Hema.
“Có thể nói, với sự phát triển và yêu cầu khắt khe của hệ thống siêu thị Hema tại Trung Quốc, kênh bán hàng này sẽ giúp Vinamilk khẳng định được chất lượng sản phẩm công ty, là cơ sở để tiếp tục mở rộng phân phối trên thị trường. Đồng thời, đây cũng là một kênh hiệu quả để tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc thông qua trải nghiệm mua sắm vô cùng thuận tiện và nhanh chóng”, đại diện Vinamilk cho biết thêm.
Chất lượng – Khẩu vị - Tiện lợi
Chất lượng và hợp khẩu vị là các tiêu chí quan trọng để chị Công Yến, một khách hàng đang mua sắm tại Hema cân nhắc chọn mua các sản phẩm dinh dưỡng.
Chị Công Yến cho biết thêm, “Tôi thường xuyên mua hàng trên ứng dụng di động của Hema, tuy nhiên, thỉnh thoảng tôi vẫn đến siêu thị để thử các sản phẩm mới. Ví dụ như sữa chua nếp cẩm của Vinamilk này rất độc đáo, có thể dùng làm món ăn sáng, rất hợp khẩu vị nên tôi đã đặt mua về cho gia đình.”
Ngoài việc cho phép khách hàng mua tại cửa hàng và cả trên ứng dụng, siêu thị Hema còn hỗ trợ khách hàng thanh toán tự động bằng nhận diện khuôn mặt và kiểm tra được nguồn gốc sản phẩm.
Đại diện một đối tác phân phối của Vinamilk tại Hồ Nam cho biết, “Tại Hema, khách hàng có thể kiểm tra thông tin được mã hóa, truy xuất được nguồn gốc ngay tại chỗ. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng có thể tin tưởng vào chất lượng các sản phẩm của Vinamilk. Đối với người tiêu dùng Trung Quốc thì chất lượng là yếu tố hàng đầu để thuyết phục họ, nhất là với mặt hàng dinh dưỡng, thực phẩm.”
Bắt nhịp với sự bùng nổ của thương mại điện tử
Trong một thập kỷ trở lại đây, Trung Quốc được mệnh danh là quốc gia dẫn đầu ngành thương mại điện tử thế giới. 42% thương mại điện tử toàn cầu đang diễn ra ở Trung Quốc và thị trường thanh toán di động cũng gấp 11 lần so với Mỹ. Tại Trung Quốc có hơn 731 triệu người (hơn 50% dân số của quốc gia này) sử dụng internet.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey thì sự thống trị của Trung Quốc trong thương mại điện tử ở thời điểm hiện tại được thể hiện thông qua số giao dịch được xử lý trong 1 năm của nước này cao hơn 5 quốc gia (Pháp, Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) cộng lại.
Nắm bắt xu hướng tiêu dùng online đang bùng nổ tại Trung Quốc, ngoài trên ứng dụng Hema, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm tại gian hàng riêng của Vinamilk trên kênh thương mại điện tử Tmall cũng của Alibaba và hợp tác với các trang thương mại điện tử lớn tại Hồ Bắc như Daily Fresh và Lucky and Fresh.
Bên cạnh việc đưa sản phẩm sữa của Việt Nam vào các siêu thị hiện đại của Trung Quốc và phát triển kênh thương mại điện tử, tháng 9 vừa qua, Vinamilk đã chính thức ra mắt nhận diện thương hiệu dành cho thị trường này trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế lớn nhất năm về thực phẩm & dịch vụ ăn uống của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Có thể thấy được những bước đi căn cơ trong kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam này, đặc biệt là tại thị trường lớn nhất thế giới với 1,4 tỷ dân nhưng cũng rất thách thức này.
Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.
Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.
Bên cạnh thu hút FDI chất lượng cao trong các lĩnh vực then chốt, hợp tác giữa Ngân hàng UOB và TP. HCM còn hỗ trợ doanh nghiệp Việt mở rộng ra quốc tế.
Ông Hương được bổ nhiệm vị trí tổng giám đốc PGBank chỉ sau vài tháng giữ chức quyền tổng giám đốc ngân hàng này.
Ngay cả nhóm người dân có thu nhập cao tại các thành phố lớn, chiếm 20% dân số cả nước, cũng gặp khó khăn trong việc mua nhà.