Leader talk

Tài nguyên văn hóa là đặc sắc của du lịch Việt Nam

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng Chủ nhật, 02/02/2020 - 11:39

Một dân tộc sẽ tiêu vong khi đánh mất bản sắc văn hóa. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ để phát triển du lịch. Đó còn là cách tốt nhất để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ mà tổ tiên người Việt đã làm rất tốt mấy ngàn năm nay.

Văn hóa là khái niệm rất rộng, bao trùm mọi hành vi, ứng xử của con người trong cuộc sống; trong đó có du lịch. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa. 

Tài nguyên du lịch tự nhiên cũng phục vụ nhu cầu văn hóa của con người. Ở nghĩa hẹp hơn, người ta nói nhiều đến văn hóa du lịch. Không có thuật ngữ du lịch văn hóa như một loại hình, bên cạnh du lịch sinh thái, thể thao, nghỉ dưỡng…

Theo Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên thế giới (World Wide Fund For Nature - WWF), Việt Nam xếp 30/140 quốc gia về tài nguyên văn hóa. 

Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards - WTA) đề cử Việt Nam là điểm đến văn hóa hàng đầu của du lịch toàn cầu. Đa phần du khách, cả trong nước và quốc tế, đều mong muốn được trải nghiệm những khác biệt về văn hóa Việt Nam và chưa được thỏa mãn. 

Du khách có phần ấm ức, thất vọng. Người trong cuộc thì vò đầu, bứt tai than “Lực bất tòng tâm” hoặc “Quân ta hại quân mình”; kiểu một người xây, mấy kẻ phá. Người xưa từng dạy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Phải nhấn mạnh vế đầu, vế sau không đáng kể. Vấn đề là có dám nhìn thẳng vào những sự thật hay không.

Những sự thật trần trụi

Du lịch vốn là một phần tất yếu (chứ không phải tất cả) của văn hóa. Tổng cục Du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch. Thể thao cũng là văn hóa. Chữ văn hóa ở đây được hiểu theo nghĩa là nghệ thuật. Tiếng Việt phong phú đến rối ren do cách dùng tùy tiện. Trong lý lịch cá nhân, có phần “Trình độ văn hóa” thay vì “Trình độ học vấn”. Tương tự, các cụm từ “Học văn hóa”, “Bổ túc văn hóa”; phải được thay bằng “học chữ”, “học nghề” (đủ thứ).

Du lịch Việt Nam và tài nguyên văn hóa: được chăng hay chớ
Lễ hội Tịch điền ở Hà Nam.

Trong kinh doanh, ngoài chất lượng thì yếu tố quyết định thành công là sự khác biệt tích cực. Phải viết như vậy để phân biệt với sự khác biệt dị hợm, tiêu cực. Ngon và đẹp thì tùy cảm nhận của từng người, từng vùng nhưng lạ thì dễ dàng thống nhất. “Nửa ký của lạ bằng mấy tạ của quen” là vậy. Việt Nam có rất nhiều cái lạ. Đáng tiếc là cái lạ bản sắc, tích cực thì ít được giữ gìn và phát triển. Cái lạ tiêu cực thì cứ sinh sản vô tính.

Ai cũng biết, các cửa khẩu là ấn tượng đầu tiên của du khách về bộ mặt quốc gia cần được chăm chút. Đáng buồn vì Việt Nam vẫn có nhiều nơi đang đón khách bằng thủ tục hành chính rườm rà. Cả thái độ lẫn tinh thần phục vụ của nhân viên đều có vấn đề, chưa kể trình độ ngoại ngữ; khác hẳn với sự thân thiện của người dân và truyền thống hiếu khách của dân tộc. Cứ tưởng là mấy chuyện nhỏ nhưng tác hại lớn, tạo nên những khó chịu, bực dọc và thành kiến tiếp theo, nhất là những ai lần đầu đến Việt Nam.

Vào “nhà” thì rối ren đủ thứ. Trái với các nước phát triển, xe cộ ở Việt Nam là hung thần của người đi bộ. Giao thông hỗn loạn, không kiểm soát được, dù cảnh sát giao thông mai phục khắp chốn. Ở TP.HCM còn có lực lượng áo xanh đông đảo phất cờ làm kiểng. An ninh của du khách thường xuyên bị đe dọa. Từ vấn nạn chặt chém của taxi, nhà hàng đến giựt dọc trên đường phố. Du khách bị khủng bố tinh thần vì thiếu nhà vệ sinh hoặc có mà dơ bẩn, vì phập phồng cướp giật, vì vệ sinh môi trường lẫn vệ sinh thực phẩm. Chất lượng các dịch vụ chưa thể so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực.

Du lịch Việt Nam và tài nguyên văn hóa: được chăng hay chớ 1
Một góc chợ nổi Phụng Hiệp ở Hậu Giang.

Vì những ý muốn chủ quan của các nhà quản lý, không ít di sản văn hóa bị xóa sổ. Chùa Bái Đính cổ gần như biến mất. Thay vào đó là chùa mới, to vật vã nhưng dường như...vô hồn. Đường xe lửa răng cưa Phan Rang – Đà Lạt bị tháo dỡ, các đầu máy được bán sắt vụn cho Thụy Sĩ. Họ mua về làm du lịch, vẫn lịch sự giữ nguyên dòng chữ “Toa xe Đà Lạt”. Ngay cả cầu Bến Hải cũng bị tháo dỡ. Báo chí và dư luận lên tiếng, cầu được phục chế. 

Đáng tiếc nhất là việc di dời chợ nổi Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), đã xóa sổ thương hiệu lừng danh hơn trăm năm của cả khu vực Đông Nam Á. Gần nhất là việc tháo dỡ cầu Gành (Đồng Nai) hơn trăm tuổi. Rồi thì hàng ngàn biệt thự cổ biến mất khó hiểu ở khắp đất nước, nhiều nhất là ở Hà Nội và TP.HCM…

Những dị biệt tiêu cực này lấn áp các khác biệt tích cực. Đó là ẩm thực phong phú, món ngon đường phố đa dạng. Là internet phổ cập miễn phí và dễ dàng. Là dịch vụ “Door to door” của vận chuyển liên tỉnh. Là cảnh quan và di sản đẹp, lạ. Là những phong tục tập quán đặc thù. Là lịch sử sôi động và bi tráng. Đất nước rất ổn định về chính trị nhưng lại... chưa dám mở cửa cho du khách vui chơi và tiêu tiền thoải mái. Mọi thứ cứ khác thiên hạ. Thứ gì các nước chặt thì ta lỏng và ngược lại.

Việt Nam tự hào với lịch sử mấy ngàn năm văn hiến nhưng cách chào lai căng đủ kiểu. Cũng không có quốc phục riêng và những giai điệu dân gian đặc trưng được thừa nhận. Không có kiến trúc đặc thù…Ẩm thực Việt Nam rất phong phú nhưng văn hóa ẩm thực thì hổ lốn. Chẳng nơi nào có kiểu vừa ăn vừa xem ca múa nhạc tạp kỹ phổ biến như Việt Nam. Nhiều nơi, vừa du thuyền trên sông, vừa ăn uồng và thưởng thức nghệ thuật tổng hợp. Tác phong làm việc lề mề nhưng ăn rất nhanh, vừa ăn ngồm ngoàm vừa nói chuyện ồn ào. Văn hóa gắp đồ ăn cho khách lậm vào trong kinh doanh lẫn cuộc sống, cứ thích làm theo ý mình, nhất là lãnh đạo. Thói quen dùng đũa, muỗng chung; vừa mất vệ sinh vừa kỳ cục.

Nhà vệ sinh, nơi thể hiện tính cách cá nhân rõ nét nhất, nơi thỏa mãn nhu cầu quan trọng nhất của con người luôn bị xem nhẹ. Ngược lại là thói khoa trương, bệnh thành tích, sính bằng cấp và coi thường thực tiễn. Hiệu ứng ghiền bê tông, thích xây mới lòe loẹt vô hồn đang phá vỡ cảnh quan nhiều danh thắng và cả vườn quốc gia. 

Các di tích bị xâm hại nghiêm trọng. Bảo tồn và trùng tu mà như phá hoại. Các công trình kiến trúc cổ xuống cấp, ngày càng bị xâm lấn và xóa sổ dần. Thời bao cấp ấu trĩ đành chịu, mất mát vô kể. Thời đổi mới mở cửa, vẫn tồn tại nghịch lý bảo tồn và phát triển. Việc xâm hại và xóa sổ di tích không trắng trợn mà tinh vi, núp dưới nhiều chiêu bài và danh nghĩa. Bản sắc văn hóa Việt đang ngày càng mai một!

Đôi điều góp ý

Nếu áo dài, cả nam lẫn nữ, được công nhận là quốc phục chính thức bằng văn bản pháp luật của Quốc hội thì đã không có chuyện nhà tạo mẫu ở Trung Quốc ăn cắp mẫu mã, vơ vào của mình. Áo dài, từng là quốc phục, bị phê phán và tẩy chay thời bao cấp. Có lãnh đạo từng cho rằng đó là tàn dư phong kiến, rườm rà, “một áo dài may được hai áo ngắn”. Việt Nam cũng từng có cách chào đặc thù nhưng bị xóa sổ vì ấu trĩ.

Du lịch Việt Nam và tài nguyên văn hóa: được chăng hay chớ 2
Áo dài Việt Nam - trang phục chính của hội nghị Apec Hà Nội 2006.

Việc đầu tiên là phải xác định lại quốc phục và cách chào Việt Nam như tổ tiên mình từng công nhận. Việc quan trọng nhất là thay đổi nhận thức về văn hóa dân tộc, gạn đục khơi trong, lấy truyền thống làm nền tảng cho hiện đại. Đoạn tuyệt với tư duy “Lãnh đạo đồng nghĩa với khoa học” và “Quản không được thì cấm”. Loại bỏ văn hóa gắp đồ ăn cho khách; dùng đũa, muỗng chung; vừa ăn vừa nghe xem đủ thứ...

Chống quan điểm cực đoan trong bảo tồn và phát triển. Cặp phạm trù này không hề có mâu thuẫn đối kháng. Thực tế cho thấy chỉ có mâu thuẫn giữa các chủ đầu tư và cộng đồng. Muốn bảo tồn phải biết trùng tu và phát triển. Ngược lại muốn phát triển bền vững phải biết bảo tồn. Tuyên chiến với vấn nạn bê tông hóa mọi nơi mọi lúc.

Truyền thống thân thiện, hiếu khách của người Việt phải được thể hiện rõ nhất tại các cửa ngõ của đất nước cho đến các cơ quan công quyền, các cơ sở dịch vụ. Như nhân viên cửa khẩu Đài Loan, Myanmar…luôn tươi cười, tận tình hỗ trợ du khách và không ngừng nói lời cảm ơn. 

Campuchia mở cửa Hoàng Cung cho khách tham quan với giá vé 10 USD mỗi người trong ngày. Buổi nào quốc vương tiếp khách thì đóng cửa. Nhà khách vua Sihanouk ở Siem Riep được biến thành khách sạn cổ sang trọng Grand Angkor Hotel với tấm thảm đỏ in dấu chân nhiều nguyên thủ quốc gia. Nhà khách mới của Quốc vương Sihamoni nhỏ và đơn giản hơn nhiều. Việt Nam có thể làm tương tự với Phủ Chủ tịch, trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố và nhiều tỉnh thành khác.

Hoàng cung Brunei được chuyển thành phức hợp The Empire Hotel Country Club tương đương 6 sao. Phòng ở của vua Bokiah trước đây có giá bán tới hơn 20.000 USD/đêm. Xu thế các nước là ưu tiên cho phát triển du lịch và tận dụng mọi thứ để du lịch phát triển vì đây là ngành công nghiệp xuất khẩu tại chỗ rất hiệu quả. 

Du lịch Việt Nam và tài nguyên văn hóa: được chăng hay chớ 4
Trái cây kết thành tác phẩm nghệ thuật ở lễ hội Trái cây Nam bộ tại Suối Tiên, TPHCM.

Các tỉnh thành Việt Nam hoàn toàn có thể chuyển các trụ sở hoành tráng để làm du lịch. Baan Tong Luang (Chieng Mai, Thái Lan), Mari - Mari (Kinabalu, Malaysia) là làng văn hóa các dân tộc đúng nghĩa; là những mô hình có thể vận dụng tại Việt Nam thay cho những công viên văn hóa các dân tộc, hoành tráng mà tốn kém (tốn tiền, kém hiệu quả). Hai cường quốc du lịch dẫn đầu thế giới là Pháp và Tây Ban Nha đều hấp dẫn và thu hút khách bằng những trải nghiệm văn hóa khác biệt, đa dạng.

Có thể thay đường hoa Nguyễn Huệ bằng sông hoa Sài Gòn/TPHCM. Mở rộng các chợ đêm và phố đi bộ như ở Đài Loan, Thái Lan; tạo thành những công viên văn hóa sống động vào buổi tối. Tổ chức cho du khách trải nghiệm ẩm thực, học cách chế biến các món ngon Việt Nam và các sự kiện gia đình như “Thôi nôi”, “Đám hỏi”, “Đám cưới”, “Đám giỗ”, các hoạt động Tết…

Xây dựng homestay chuẩn quốc gia theo mô hình các homestay A Chu (Sơn La), Minh Thơ (Hòa Bình), Xuân Diện (Lào Cai)…Phát triển các lễ hội tích cực như Đua bò (An Giang); Trái cây Nam bộ, Ẩm thực đường phố, Món ngon các nước, Áo dài (Sài Gòn); Bánh dân gian (Cần Thơ), Ook om bok - Đua ghe ngo (Sóc Trăng), Minh thề (Hải Phòng), Tịch điền (Hà Nam), Trâu rơm bò rạ (Vĩnh Phúc)…

Chấm dứt các lễ hội dã man như Đâm trâu (thật ra là tế trâu hay khóc trâu – Tây Nguyên và Quảng Nam), Chém lợn (Bắc Ninh), Chọi trâu (Hải Phòng)… Chấn chỉnh những lễ hội biến tướng thành dịp buôn bán, hối lộ thần thánh như “cướp ấn, cướp lộc” và các lễ hội chùa, các festival thực chất chỉ có tính hình thức…Để tận dụng và phát tiển tài nguyên văn hóa một cách hiệu quả, cần có qui hoạch khoa học, dài hơi và đồng bộ.

Làm du lịch là làm kinh tế chứ không phải làm phong trào, chạy theo số lượng và hình thức để báo cáo. Dĩ nhiên không làm kinh tế bằng mọi giá mà phải cân nhắc chọn lọc để phát triển bền vững. Nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản…sau nhiều thập niên kinh tế tăng trưởng nóng đã chấp nhận chậm lại. Họ hạn chế phát triển sản xuất nội địa, ưu tiên xuất khẩu công nghiệp, đẩy mạnh các dịch vụ du lịch để xuất khẩu tại chỗ và lấy văn hóa đặc thù làm nền tảng.

Sự “dốt nát chân thật” (Trần Việt Phương) là lời cảnh báo về cách làm tùy tiện của nhiều địa phương, đã vô tình cản trở du lịch. Nguy hại hơn, đó là những hành động hủy diệt văn hóa dân tộc. Một dân tộc sẽ tiêu vong khi đánh mất bản sắc văn hóa. Chúng ta phải tự hào rằng: bản sắc Việt vẫn vững vàng với trang phục, chữ viết, ngôn ngữ và nhiều phong tục khác biệt và đặc sắc sau hàng ngàn năm bị đô hộ, qua nhiều cuộc chiến khốc liệt để giữ nước.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ để phát triển du lịch. Đó còn là cách tốt nhất để bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ mà tổ tiên người Việt đã làm rất tốt mấy ngàn năm nay.

(*) Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Nguyễn Vũ Mộc Thiêng

Đột phá tư duy đưa Việt Nam thành cường quốc du lịch

Đột phá tư duy đưa Việt Nam thành cường quốc du lịch

Leader talk -  4 năm
Cần sớm có chiến lược phát triển tham vọng hơn với những tư duy đột phá để đưa du lịch trở thành động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.
Đột phá tư duy đưa Việt Nam thành cường quốc du lịch

Đột phá tư duy đưa Việt Nam thành cường quốc du lịch

Leader talk -  4 năm
Cần sớm có chiến lược phát triển tham vọng hơn với những tư duy đột phá để đưa du lịch trở thành động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế.
Đường hoa Nguyễn Huệ hút khách du lịch dịp tết nguyên đán

Đường hoa Nguyễn Huệ hút khách du lịch dịp tết nguyên đán

Ống kính -  4 năm

Không chỉ hút khách du lịch trong và ngoài nước, đường hoa Nguyễn Huệ còn gửi đến du khách những giá trị lịch sử, văn hóa và bản sắc của người dân TP. HCM và Nam bộ.

Học nông dân Thái Lan làm du lịch

Học nông dân Thái Lan làm du lịch

Ống kính -  4 năm

Một số tờ báo và mạng xã hội tuần qua giới thiệu video clip với tiêu đề “massage bông dừa lấy mật”. Chuyện có vẻ lạ lùng nhưng đơn giản. Cái đáng nói và đáng học là cách người Thái lấy đó làm sản phẩm du lịch.

Ba địa điểm Việt lọt tốp 10 thành phố du lịch rẻ nhất châu Á

Ba địa điểm Việt lọt tốp 10 thành phố du lịch rẻ nhất châu Á

Ống kính -  4 năm

Trong số 10 thành phố có mức chi tiêu du lịch thấp nhất châu Á, Việt Nam đóng góp tới ba đại diện, bao gồm Hà Nội, TP. HCM và Hội An.

Du lịch Việt Nam đang ở đâu để cất cánh?

Du lịch Việt Nam đang ở đâu để cất cánh?

Leader talk -  4 năm

Ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group trao đổi về triển vọng tăng trưởng của du lịch Việt Nam 2020 và những nút thắt cần tháo gỡ.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  6 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  9 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  10 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  10 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  11 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Đọc nhiều