Phát triển bền vững

Tăng cường quản lý tín chỉ carbon

Nhật Hạ Thứ bảy, 04/05/2024 - 12:04

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành sớm có kế hoạch giảm phát thải nhà kính từng cấp, lĩnh vực; hoàn thành Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam.

Chỉ thị số 13/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành nêu rõ: việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp; phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là rất cấp thiết.

Điều này góp phần bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo NDC (đóng góp do quốc gia tự quyết định) và đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon giúp thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hợp lý, thúc đẩy phát triển, ứng dụng công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng.

Tại Việt Nam, từ giữa những năm 2000 đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện các chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon và trao đổi tín chỉ carbon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ carbon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Đến nay, có hơn 300 chương trình đăng ký, trong đó một nửa được cấp 40,2 triệu tín chỉ và trao đổi trên thị trường carbon thế giới.

Việt Nam đang là một trong 4 nước có dự án CDM đăng ký nhiều nhất, sau Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ.

Tuy nhiên, chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua, có nhiều thông tin, dư luận xã hội chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chính xác về thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon , đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ carbon từ rừng và một số lĩnh vực khác.

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu chưa đúng đắn về thị trường carbon và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường.

Quản lý tín chỉ carbon bao gồm việc xây dựng và triển khai các quy định về cơ chế quản lý việc tạo tín chỉ và trao đổi, mua bán tín chỉ carbon theo hình thức tự nguyện hoặc bù trừ cho hạn ngạch phát thải khí nhà kính; là cơ sở cho phát triển thị trường carbon trong nước và tham gia thị trường thế giới.

Việc trao đổi, mua bán tín chỉ carbon và kết quả giảm phát thải khí nhà kính cần bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, hài hòa giữa lợi ích của nhà nước và người dân, doanh nghiệp và các đối tác tham gia.

Tăng cường quản lý tín chỉ carbon
Nông nghiệp là lĩnh vực nằm trong kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính. Ảnh: Hoàng Anh

Để tăng cường quản lý, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành sớm có kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từng cấp, lĩnh vực; đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon , kết quả giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của một số lĩnh vực.

Trong đó, Bộ Tài nguyên và môi trường lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon. Bộ cũng quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon. Việc này nhằm triển khai thí điểm và phát triển thị trường trong nước, trao đổi với quốc tế.

Đồng thời, bộ khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trong nước và ra nước ngoài, trình Chính phủ trước ngày 30/7/2024.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng địa phương có rừng sớm xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng, đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng ở cấp quốc gia, vùng, địa phương tới 2030, tính đến 2050.

Đây là cơ sở xác định tiềm năng giảm phát thải, hấp thụ carbon từ rừng và trao đổi tín chỉ với quốc tế. Bộ cần hoàn thành công việc này trước 31/10.

Ngoài ra, bộ cần xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Bộ Công thương chủ trì rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia. Bộ cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/ 2024.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam.

Thị trường carbon đang được xem là cơ chế để thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon.

Các tập đoàn, doanh nghiệp sẽ thông qua thị trường này để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính của họ bằng cách mua hạn ngạch phát thải hoặc tín chỉ carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.

Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam dự kiến được ban hành sớm nhất trong tháng này, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường cho biết.

Ông Cường cho biết, quá trình xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon hiện đang được triển khai với mục tiêu năm 2025 đưa vào thử nghiệm, sau đó sẽ hoàn thiện chính sách để vận hành chính thức vào năm 2028.

“Theo đề án của Bộ Tài chính trình, sẽ có một sàn giao dịch tín chỉ carbon do Sở giao dịch chứng khoán vận hành luôn thị trường này. Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện các vai trò về điều tiết, quản lý và làm sao thúc đẩy cho thị trường phát triển. Khi đó các doanh nghiệp và tổ chức trong nước quốc tế cùng tham gia” theo ông Cường.

Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá có tiềm năng lớn về nguồn cung ứng tín chỉ carbon với nhiều tín hiệu tích cực gần đây.

Theo đó, Việt Nam vừa trở thành quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán trên 51 triệu USD dựa trên kết quả giảm phát thải tại 6 tỉnh Bắc Trung Bộ từ Quỹ Đối tác carbon lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới.

Tới đây, Việt Nam sẽ tiếp tục chuyển nhượng cho tổ chức LEAF/Emergent 5,15 triệu tín chỉ carbon rừng (tương ứng 5,15 triệu tấn CO₂) tại 11 tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026, với giá tối thiểu 10 USD/tấn. 

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Phát triển bền vững -  1 năm
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải các-bon từ Ngân hàng Thế giới.
Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Phát triển bền vững -  1 năm
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải các-bon từ Ngân hàng Thế giới.
Bến Tre muốn khai thác tín chỉ carbon từ dừa

Bến Tre muốn khai thác tín chỉ carbon từ dừa

Phát triển bền vững -  1 năm

Chính quyền tỉnh Bến Tre giao Sở Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các bên liên quan đánh giá tiềm năng tham gia vào thị trường tín chỉ carbon.

TP.HCM sẽ thí điểm tín chỉ carbon

TP.HCM sẽ thí điểm tín chỉ carbon

Phát triển bền vững -  1 năm

Nhiều cơ hội mở ra cho TP.HCM thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ phát thải khí nhà kính.

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Phát triển bền vững -  1 năm

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Việt Nam thu 51,5 triệu USD từ bán tín chỉ các-bon

Phát triển bền vững -  1 năm

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Á – Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán dựa trên kết quả giảm phát thải các-bon từ Ngân hàng Thế giới.

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động

Phát triển bền vững -  2 ngày

Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  3 ngày

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  3 ngày

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  5 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  1 tuần

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn

Bất động sản -  31 phút

Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết

Tiêu điểm -  2 giờ

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo

Tủ sách quản trị -  5 giờ

“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia

Tiêu điểm -  5 giờ

Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.

Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm

Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm

Vàng -  5 giờ

Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển

Tiêu điểm -  8 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.

Đọc nhiều