Tăng trưởng thị phần của Vinamilk ngày càng khó khăn

Trần Anh Thứ bảy, 19/03/2022 - 08:25

Vinamilk gần như đã thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam với trên 55% thị phần khiến doanh nghiệp này gần như không còn dự địa để tăng trưởng. Từ lâu, ban lãnh đạo công ty thường đặt mục tiêu kinh doanh hàng năm là chiếm thêm 0,5% thị phần toàn ngành.

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa công bố báo cáo thường niên 2021 trong đó Vinamilk dự kiến trong năm 2022 sẽ tăng thị phần thêm 0,5% lên 56% và tổng doanh thu cũng tăng nhẹ, lên 64.070 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, lợi nhuận dự kiến chỉ ở mức 12.000 tỷ đồng, giảm hơn 7% so với kết quả đạt được năm 2021. Trước đó, trong năm 2021, công ty cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận âm.

Đến năm 2026, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tăng trưởng kép giai đoạn 2021 - 2026 tương ứng ở mức 7,2% đối với doanh thu và 4,4% đối với lợi nhuận.

Chiến lược giai đoạn 2022 – 2026 của Vinamilk cho thấy công ty vẫn đang chật vật tìm hướng đi mới trong bối cảnh mảng kinh doanh sữa đã bão hòa từ lâu. Trên thực tế, trong khoảng 5 năm trở lại đây, quy mô doanh thu của Vinamilk thường chỉ tăng trưởng ở mức một con số, trong khi quy mô lợi nhuận gần như không đổi quanh mức 12.000 – 13.000 tỷ đồng/năm.

Giá nguyên liệu tăng cùng sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong ngành khiến biên lợi nhuận của Vinamilk bị thu hẹp. Năm 2021, biên lãi gộp của Vinamilk đạt 42,5%, giảm mạnh so với mức 46,4% của năm 2020 và 47,3% giai đoạn 2016 - 2019.

Hệ quả là khi doanh thu tăng trưởng chậm, lợi nhuận có dầu hiệu đi lùi. Mặt khác, việc Vinamilk gần như đã thống lĩnh thị trường sữa Việt Nam với trên 55% thị phần khiến doanh nghiệp này gần như không còn dự địa để tăng trưởng. Từ lâu, ban lãnh đạo công ty thường đặt mục tiêu kinh doanh hàng năm là chiếm thêm 0,5% thị phần toàn ngành.

Kết quả kinh doanh không tích cực khiến các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán không còn mặn mà với cổ phiếu Vinamilk. Từng được mệnh danh là cổ phiếu vua khi duy trì việc trả cổ tức cao và đà tăng giá nhiều năm liên tiếp, song sau khi đạt đỉnh vào năm 2018, cổ phiếu Vinamilk đã liên tục giảm. Tính tới thời điểm hiện tại, giá mỗi cổ phiếu Vinamilk chỉ còn 76.000 đồng/cổ phiếu, giảm 40% so với đỉnh.

Vốn hóa thị trường của Vinamilk cũng giảm tương ứng xuống còn dưới 159.000 tỷ đồng, rơi ra khỏi top 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn trên thị trường.

Các quỹ ngoại cũng không còn ưa thích nắm giữ cổ phiếu Vinamilk như trước. Khối ngoại đã bán ròng triền miên cổ phiếu này trong năm 2021 với giá trị lên đến hơn 6.600 tỷ đồng và xu hướng này vẫn còn đang tiếp diễn trong những tháng đầu năm 2022. Trong phiên cơ cấu ETF vừa qua, khối ngoại đã tiếp tục bàn ròng 150 tỷ đồng cổ phiếu VNM trong đó các quỹ ETFs ước tính đã xả ra gần 3,6 triệu đơn vị.

Trước sức ép tăng trưởng, ban lãnh đạo Vinamilk cũng đã đưa ra một số hướng đi mới. Chẳng hạn như chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng flagship Vinamilk. Tại thời điểm cuối 2021, Vinamilk đã có gần 600 cửa hàng (chiếm 5% tổng doanh thu trong nước). Nếu bao gồm các cửa hàng Vinamilk, kênh thương mại hiện đại chiếm gần 20% doanh thu trong nước năm 2021. Doanh thu online tăng gấp 3 so với cùng kỳ trong 2021, nhưng chỉ đóng góp một phần nhỏ trong tổng doanh thu. Theo công ty, lợi thế của Vinamilk là sở hữu chuỗi bán lẻ.

Trong tương lai gần, Vinamilk có kế hoạch phân phối thêm nhiều sản phẩm như thịt bò, đường, và thương hiệu sữa Mộc Châu. Công ty cũng có thể xem xét làm việc với đối tác để phân phối thêm sản phẩm F&B thông qua chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”.

Với mảng kinh doanh thịt bò, công ty con của Vinamilk là Vilico đã ký biên bản bản ghi nhớ với Sojitz đầu tư 500 triệu USD vào dự án thịt bò tại Vĩnh Phúc. Giai đoạn đầu ước tính đi vào hoạt động trong 2023, với doanh thu ước tính đạt 2.500 - 3.00 tỷ đồng sau 5 năm. Vinamilk hướng tới thị trường thịt bò cao cấp có thương hiệu, đây là thị trường chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu.

Mặt khác, công ty cũng mở rộng mảng F&B khi liên doanh với Kido để ra mắt Vibev. Sản phẩm đồng thương hiệu đầu tiên “Oh Fresh” ra mắt vào tháng 11/2021, bao gồm sữa đậu xanh tươi và sữa ngô. Sản phẩm bán tại mạng lưới phân phối của Vinamilk và Kido. 

Thị trường sữa tươi nội địa được đánh giá sẽ dần ổn định trong năm 2022, Vinamilk sẽ không còn nhiều dư địa tăng trưởng trong vòng 2-3 năm tới. Thay vào đó, việc mở rộng kinh doanh mảng khác như thịt bò sẽ thúc đẩy tăng trưởng từ hai con số từ 2023-2024 trở đi. Ước tính doanh thu từ thịt bò trong 2 năm đầu tiên dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng.

Vinamilk nỗ lực trở lại đà tăng trưởng

Vinamilk nỗ lực trở lại đà tăng trưởng

Doanh nghiệp -  2 năm
Sự gián đoạn sản xuất của các đối thủ cạnh tranh đã mang lại cơ hội cho Vinamilk. Quý 3, công ty ghi nhận doanh thu vượt 16 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng sau 3 quý giảm liên tiếp. Thị phần trung bình của Vinamilk trong 9 tháng 2021 đã tăng 1% so với cuối năm 2020, đạt khoảng 60% về sản lượng.
Vinamilk nỗ lực trở lại đà tăng trưởng

Vinamilk nỗ lực trở lại đà tăng trưởng

Doanh nghiệp -  2 năm
Sự gián đoạn sản xuất của các đối thủ cạnh tranh đã mang lại cơ hội cho Vinamilk. Quý 3, công ty ghi nhận doanh thu vượt 16 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng sau 3 quý giảm liên tiếp. Thị phần trung bình của Vinamilk trong 9 tháng 2021 đã tăng 1% so với cuối năm 2020, đạt khoảng 60% về sản lượng.
Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới

Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới

Bất động sản -  4 giờ

Những thay đổi của Luật Nhà ở 2023 yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành chung cư phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết lập lộ trình thay đổi hợp lý trong công tác vận hành dự án.

VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

VNG bổ nhiệm quyền tổng giám đốc

Doanh nghiệp -  4 giờ

Việc bổ nhiệm người điều hành mới diễn ra trong bối cảnh công ty được coi là kỳ lân công nghệ của Việt Nam kinh doanh thua lỗ nửa đầu năm.

Thông đường sang Trung Quốc, xuất khẩu dừa băng qua ngưỡng 1 tỷ USD?

Thông đường sang Trung Quốc, xuất khẩu dừa băng qua ngưỡng 1 tỷ USD?

Phát triển bền vững -  4 giờ

Xuất khẩu dừa sang Trung Quốc phải đáp ứng được yêu cầu về diện tích vùng trồng tối thiểu cùng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Nông nghiệp lên phương án giảm sức tàn phá của bão Yagi

Nông nghiệp lên phương án giảm sức tàn phá của bão Yagi

Phát triển bền vững -  5 giờ

Ngành nông nghiệp đang triển khai các phương án chống bão số 3, bảo vệ lúa và hoa màu, nhưng thiệt hại vẫn khó lường do phụ thuộc vào diễn biến phức tạp của cơn bão.

Bão Yagi sắp đổ bộ Bắc Bộ, nhiều tỉnh cấm biển và dừng bay

Bão Yagi sắp đổ bộ Bắc Bộ, nhiều tỉnh cấm biển và dừng bay

Tiêu điểm -  16 giờ

Bão Yagi sắp đổ bộ Đông Bắc Bộ với sức gió mạnh, gây mưa lớn, ngập úng. Nhiều tỉnh đã cấm biển, dừng bay và sơ tán dân để ứng phó.

Chằng néo máy bay chống trú bão Yagi

Chằng néo máy bay chống trú bão Yagi

Ống kính -  17 giờ

Các máy bay đang khai thác và bảo dưỡng sửa chữa tại sân bay Nội Bài đã được kéo về khu vực an toàn và chằng néo theo đúng quy định an toàn hàng không.

KN Holdings quảng bá golf và dịch vụ tại ITE HCMC 2024

KN Holdings quảng bá golf và dịch vụ tại ITE HCMC 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Năm thứ hai góp mặt tại ITE HCMC, KN Holdings đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng với gian hàng được đầu tư quy mô và chuyên nghiệp.