Doanh nghiệp
Tập đoàn Cao su Việt Nam ‘dọn tổ đại bàng’ trong năm bản lề của kế hoạch 5 năm
Tập đoàn sẽ đẩy nhanh tiến độ đầu tư năm dự án khu công nghiệp lớn vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Năm 2025 đánh dấu năm cuối cùng trong kế hoạch chiến lược giai đoạn 2021–2025 của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (GVR), đồng thời là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển cho giai đoạn 2026 - 2030 với mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển bền vững.
Ban lãnh đạo GVR dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025 với doanh thu hợp nhất ước đạt 31.044 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 5.840 tỷ đồng, tăng lần lượt 8% và 4,1% so với năm 2024.
Kế hoạch đầu tư phát triển năm nay cũng được nâng lên 6.884 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, tập trung vào năm lĩnh vực cốt lõi: nông nghiệp, công nghiệp cao su, khu công nghiệp, thủy điện và chế biến gỗ.
“Để đạt các chỉ tiêu đề ra, toàn hệ thống cần nỗ lực vượt mức trong khai thác, chế biến, tiêu thụ… nhằm duy trì nguồn thu ổn định, kể cả trong điều kiện giá bán có thể biến động”, đại diện GVR nhấn mạnh trong tài liệu trình đại hội đồng cổ đông thường niên, dự kiến tổ chức vào ngày 17/6 tới.
Bất động sản khu công nghiệp: Trọng tâm chiến lược
Một trong những trọng điểm chiến lược năm 2025 là lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp. GVR yêu cầu các đơn vị thành viên đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đã được Thủ tướng phê duyệt, bao gồm: mở rộng KCN Nam Tân Uyên, Bắc Đồng Phú, Rạch Bắp, Minh Hưng III và đầu tư mới KCN Hiệp Thạnh tại Tây Ninh.
Các dự án này được ví như “tổ đại bàng”, kỳ vọng mang lại quỹ đất cho thuê có giá trị, tăng nguồn thu ngắn hạn và dài hạn cho tập đoàn.
Ở mảng nông nghiệp, GVR tiếp tục chú trọng sử dụng hiệu quả diện tích đất thuê, chăm sóc vườn cây kiến thiết trong và ngoài nước, luân canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tập đoàn ưu tiên phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao và có thể ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp.
Song song đó, GVR sẽ mở rộng mô hình trồng xen cây rừng để đáp ứng tiêu chuẩn FSC (quản lý rừng bền vững), đồng thời tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ nội bộ.
Hoạt động xúc tiến thương mại cũng sẽ được đẩy mạnh, với mục tiêu mở rộng thị trường mới và tăng tỷ trọng bán hàng trực tiếp cho các nhà sản xuất trong và ngoài nước.
Tăng cổ tức và thay đổi nhân sự HĐQT
Về phân phối lợi nhuận, GVR cho biết sẽ nâng mức cổ tức năm 2024 từ 3% lên 4% vốn điều lệ, tương đương 1.600 tỷ đồng. Tập đoàn khẳng định đủ năng lực tài chính để đảm bảo chi trả cổ tức, đồng thời vẫn đảm bảo dòng tiền cho đầu tư, trả nợ và vận hành tại các đơn vị thành viên.
Tại đại hội cổ đông sắp tới, GVR cũng sẽ trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm ông Trần Ngọc Thuận khỏi vị trí thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021–2026, sau khi ông này bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật do vì đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Kết quả quý I/2025: Mủ cao su dẫn dắt tăng trưởng
Trong quý I/2025, GVR ghi nhận doanh thu thuần 5.676 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hoạt động kinh doanh mủ cao su tiếp tục đóng vai trò chủ lực với 4.316 tỷ đồng doanh thu, chiếm 76% tổng doanh thu, tăng 27%.
Giá mủ duy trì ở mức cao nhờ nhu cầu toàn cầu tăng, đặc biệt từ ngành ô tô Trung Quốc, trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Ngoài ra, mảng bất động sản và hạ tầng cũng ghi nhận tăng trưởng ấn tượng 75%, đạt 250 tỷ đồng.
Chi phí lãi vay giảm, lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết tăng, cùng khoản thu nhập bất thường 278 tỷ đồng từ thanh lý cây cao su đã giúp GVR đạt lợi nhuận sau thuế 1.184 tỷ đồng - gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến cuối quý I/2025, tổng tài sản GVR đạt khoảng 83.200 tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm. Trong đó, lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đạt 19.600 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng tài sản.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
'Vàng trắng' tăng phi mã, doanh nghiệp cao su lãi lớn
Giá bán cao su thế giới tăng mạnh giúp cho nhiều doanh nghiệp cao su đạt kết quả đột phá về doanh thu cũng như lợi nhuận trong giai đoạn vừa qua.
VRG hưởng lợi từ thiếu hụt cao su và đất khu công nghiệp
Với những dữ liệu tích cực tới từ mảng cao su và bất động sản công nghiệp, giới phân tích đánh giá Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm nay.
Bamboo Capital nêu lý do 'trễ hẹn' họp cổ đông thường niên 2025
Bamboo Capital cho biết, chưa tổ chức họp cổ đông thường niên 2025 vì chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2024, dự kiến được phát hành vào tháng 9/2025.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Lộ diện 'cá mập' đứng sau thương vụ thâu tóm khu du lịch Đại Dương từ Hodeco
Hodeco thoái vốn KDL Đại Dương, chính thức ‘rút chân’ khỏi lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, đồng thời xoay trục mở rộng sang đầu tư mảng bất động sản khu công nghiệp.
Sức ép tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp
Tỷ giá tăng cao khiến làm suy giảm lợi nhuận của không ít doanh nghiệp có nguyên vật liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Lộ diện nhà đầu tư mới tại dự án Cát Bà Amatina
Hà Nội Anpha vừa chi hơn 2.000 tỷ đồng để mua cổ phần của Vinaconex ITC - chủ đầu tư dự án Cát Bà Amatina.
Bỏ hạn mức tín dụng: Tìm điểm cân bằng để tăng trưởng bền vững
Việc chuyển đổi sang cơ chế cấp hạn mức tín dụng linh hoạt hơn, dựa trên nguyên tắc thị trường, được xem là xu hướng tất yếu. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, quá trình điều chỉnh này cần được thực hiện một cách thận trọng, có kiểm soát.
Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững
Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.
Tiếp thị trung thực: Lá chắn bảo vệ thương hiệu trong kỷ nguyên số
Khi niềm tin người tiêu dùng trở thành “tài sản sống còn” của thương hiệu, tiếp thị trung thực nổi lên như "lá chắn" giúp doanh nghiệp bảo vệ giá trị và phát triển.
Đặt taxi Xanh SM, rước ô tô điện VinFast VF 3 về nhà
Năm khách hàng may mắn đã được xướng tên trong buổi livestream trao giải lớn nhất từ trước đến nay của chiến dịch "Hào khí Việt Nam - sức xanh lan tỏa" do Xanh SM tổ chức. Mỗi người trong số họ sẽ nhận được một chiếc ô tô điện VinFast VF 3 trị giá 299 triệu đồng.
Bắc Ninh: Từ 'điểm nóng' cảng cạn đến trung tâm hậu cần của miền Bắc
Sở hữu vị trí vàng giữa tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn, cùng hệ thống hạ tầng vận tải đang được nâng cấp mạnh mẽ, Bắc Ninh đang chuyển mình mạnh mẽ từ một tỉnh công nghiệp truyền thống trở thành một trục hậu cần chiến lược tại miền Bắc và mở ra cơ hội bứt phá cho toàn vùng.
Giá vàng hôm nay 10/7: Tăng trở lại
Giá vàng hôm nay 10/7 tăng lại 200 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Trong khi thị trường quốc tế cũng hồi phục nhẹ sau phiên giảm mạnh trước đó.
Bamboo Capital nêu lý do 'trễ hẹn' họp cổ đông thường niên 2025
Bamboo Capital cho biết, chưa tổ chức họp cổ đông thường niên 2025 vì chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2024, dự kiến được phát hành vào tháng 9/2025.