'Vàng trắng' tăng phi mã, doanh nghiệp cao su lãi lớn

Dũng Phạm Thứ năm, 27/02/2025 - 10:38
Nghe audio
0:00

Giá bán cao su thế giới tăng mạnh giúp cho nhiều doanh nghiệp cao su đạt kết quả đột phá về doanh thu cũng như lợi nhuận trong giai đoạn vừa qua.

Các “ông lớn” dẫn dắt

Giữ vững vị thế đứng đầu ngành cao su, trong quý IV/2024, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đạt doanh thu thuần hơn 9.300 tỷ đồng, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ.

Biên lợi nhuận gộp của tập đoàn tăng vọt lên tới 33% giúp đem lại mức lãi ròng tăng đến 70%, đạt gần 2.400 tỷ đồng, thiết lập mức lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2021 cho tới nay.

Công ty cho biết, mức tăng trưởng này đến từ việc giá bán cao su tăng cao, cũng như phần lợi nhuận từ các công ty liên doanh, liên kết gia tăng.

Luỹ kế cả năm 2024, VRG ghi nhận hơn 26.250 tỷ đồng doanh thu và 5.100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng khoảng 20% và 50% so với năm 2023.

Công ty lần lượt hoàn thành 105% mục tiêu doanh thu và 148% mục tiêu lợi nhuận năm đã đề ra. Đây cũng đều là những kết quả kinh doanh cao nhất kể từ năm 2012 đến nay của Cao su Việt Nam.

Giá cao su được dự báo tiếp tục neo cao tới giữa năm 2025. Ảnh: ABS

Các đơn vị thành viên của VRG như Cao su Phước Hòa và Cao su Đồng Phú đều ghi nhận đà tăng trưởng mạnh nhờ hưởng lợi xu hướng tăng cao của giá mủ cao su.

Luỹ kế trong năm 2024, Cao su Phước Hoà ghi nhận doanh thu đạt hơn 1.600 tỷ đồng và lãi ròng đạt gần 500 tỷ đồng, hoàn thành 200% so với kế hoạch năm.

Với Cao su Đồng Phú, đơn vị này ghi nhận doanh thu đạt hơn 450 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế đạt hơn 141 tỷ đồng, tăng tới 42%.

Công ty cho biết sản lượng tiêu thụ trong quý IV/2024 thấp hơn cùng kỳ nhưng giá bán bình quân cao hơn 48% so với quý IV/2023. Đây là yếu tố quan trọng giúp lợi nhuận của doanh nghiệp tăng vọt dù doanh thu không đột biến.

Nhóm ngựa ô tăng trưởng “bằng lần”

Với mức tăng gấp rưỡi của giá mủ cao su trong năm, không ít doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ trong ngành ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đột phá trong giai đoạn vừa qua.

Điển hình Cao su Hòa Bình (Horuco) lãi ròng gần 60 tỷ đồng, tăng tới 371% nhờ biên lợi nhuận ròng tăng từ 1,4% hồi quý I/2024 lên trên 65% trong quý cuối năm.

Giá bán trong quý IV/2024 cũng đạt khoảng 54 triệu đồng/tấn so với mức 35 triệu đồng/tấn cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, giá bán mủ bình quân tăng thêm 19 triệu đồng/tấn và thu nhập từ thanh lý cây cao su giúp Cao su Tân Biên cũng tăng trưởng ấn tượng 333% so với cùng kỳ, đạt hơn 100 tỷ đồng lợi nhuận ròng.

Tương tự, Cao su Tây Ninh lãi ròng 120 tỷ đồng, tăng 154% nhờ giá bán mủ cao su tăng ở cả thị trường nội địa và Campuchia, qua đó ghi nhận lãi ròng cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Trong quý IV/2024, Cao su Đắk Lắk ghi nhận doanh thu đạt 147 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 22%, lên 38tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh từ 45% lên 54%.

Với sự bứt phá của kết quả kinh doanh, cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành cao su cũng ghi nhận đà tăng mạnh trên thị trường chứng khoán.

Trong nhóm vốn hóa lớn, công ty mẹ VRG cùng các thành viên Cao su Đồng Phú, Phước Hòa đều ghi nhận mức tăng mạnh 30-50% trong năm 2024 vừa qua.

Ở nhóm vốn hóa bé hơn, cổ phiếu RTB của Cao su Tân Biên tăng tới 2,5 lần lên mức trên 40.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu TRC của Cao su Tây Ninh thậm chí đã bứt phá gần gấp ba lần.

Nhóm săm lốp “thua thiệt”

Dù vậy ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp hạ nguồn như Cao su Sao Vàng, Cao su Miền Nam hay Cao su Đà Nẵng đều ghi nhận lợi nhuận giảm. Điểm chung của nhóm này là đều hoạt động kinh doanh săm lốp xe nên chịu bất lợi đáng kể do ảnh hưởng từ giá nguyên vật liệu đầu vào là cao su tăng cao.

Theo đó, ảnh hưởng rõ rệt từ áp lực giá vốn, Cao su Sao Vàng ghi nhận lợi nhuận ròng giảm đến 83%, chỉ còn gần 2,2 tỷ đồng. Doanh thu chỉ bằng một nửa nửa so với cùng kỳ chủ yếu bởi sự sụt giảm mạnh trong mảng thương mại.

Không ngoại lệ, Cao su Đà Nẵng dù doanh thu thuần tăng lên hơn 1.100 tỷ đồng, nhưng lãi ròng lại giảm 38% xuống chỉ còn gần 60 tỷ đồng. Công ty cho biết, giá nguyên vật liệu tăng cao khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh sụt giảm, tác động trực tiếp đến biên lợi nhuận.

Tiếp đà tích cực năm 2025

Theo Tổng cục Hải quan, giá xuất khẩu bình quân cao su trong cả năm 2024 đạt hơn 1.700 USD/tấn, cao hơn tới 26% so với năm 2023. Tính chung cả năm 2024, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 2 triệu tấn, trị giá 3,4 tỷ USD – đây là mức kim ngạch xuất khẩu cao su cao nhất từ trước tới nay của nước ta

Nguyên nhân chính đẩy giá cao su tăng mạnh là các quốc gia đóng góp nguồn cung cao su chính trên thế giới là Thái Lan, Indonesia và Bờ Biển Ngà đã sụt giảm đáng kể sản lượng sản xuất, do ảnh hưởng của thời tiết không thuận lợi, cùng với dịch bệnh và việc thay đổi chiến lược phát triển.

Ngoài ra, mùa cạo mủ của cây cao su tập trung từ tháng 6 nên giai đoạn nửa đầu năm 2025 nguồn cung cao su vẫn sẽ hạn chế.

Trên cơ sở đó, công ty chứng khoán An Bình (ABS) dự báo mảng cao su tiếp tục tích cực. ABS cho rằng giá cao su sẽ tiếp tục giữ ở mức cao trong nửa đầu của năm 2025 khi nguồn cung cao su tiếp tục thiếu hụt.

Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ARNPC) cảnh báo tình trạng thiếu hụt nguồn cung cao su tự nhiên trên toàn cầu có thể kéo dài đến năm 2028 với mức thiếu hụt rơi vào khoảng 600.000 đến 800.000 tấn/năm.

Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ được duy trì ổn định. ARNPC cũng dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su thời gian tới ở mức ổn định, tập trung tại các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ…

Đồng quan điểm với ABS về triển vọng ngành, công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định trong năm 2024, giá cao su xuất khẩu đã ghi nhận mức tăng đáng kể chủ yếu do điều kiện thời tiết bất lợi ở các khu vực sản xuất chính tại châu Á (đặc biệt là Thái Lan).

Bên cạnh đó, ngành sản xuất ô tô điện tại Trung Quốc dần phục hồi và gia tăng nhu cầu với lốp xe.

Trong năm 2025, VCBS cho rằng giá cao su tự nhiên nhiều khả năng sẽ tiếp tục neo cao do các yếu tố về nguồn cung khan hiếm và tình trạng thời tiết bất lợi vẫn tiếp tục được duy trì đến ít nhất năm 2026.   

Do đó, sản lượng dự kiến tăng nhẹ, tác động tích cực đến kết quả kinh doanh mảng cao su của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mủ cao su.

Với nhóm doanh nghiệp săm lốp, các đơn vị này khả năng vẫn chịu áp lực từ giá nguyên liệu tăng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến biên lợi nhuận gộp.

Tuy vậy, các công ty chứng khoán BIDV (BSC) và VietCap lạc quan hơn khi nhận định các sản phẩm đã khẳng định được uy tín như dòng lốp PCR hay lốp radial có thể sớm đem lại đà tăng trưởng cho nhóm này với kịch bản giá cao su có thể hạ nhiệt nửa cuối năm 2025.

Đồng thời, các công ty tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu thị trường xuất khẩu, đặc biệt là khi Thái Lan, quốc gia hàng đầu trong việc xuất khẩu lốp sang Mỹ trong năm 2023 với thị phần 22%, đã phải đối mặt với việc bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá kể từ ngày 17/12/2024.

Giá cao su lập đỉnh sau 13 năm

Giá cao su lập đỉnh sau 13 năm

Tiêu điểm -  6 tháng
Thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu được dự báo sẽ cao hơn đã thúc đẩy giá cao su tăng.
Giá cao su lập đỉnh sau 13 năm

Giá cao su lập đỉnh sau 13 năm

Tiêu điểm -  6 tháng
Thiếu hụt nguồn cung trong khi nhu cầu được dự báo sẽ cao hơn đã thúc đẩy giá cao su tăng.
Doanh nghiệp cao su hưởng lợi nhờ giá mủ tăng cao

Doanh nghiệp cao su hưởng lợi nhờ giá mủ tăng cao

Doanh nghiệp -  8 tháng

Các doanh nghiệp cao su ghi nhận tăng trưởng tích cực cả doanh thu và lợi nhuận nhờ giá mủ cao su phục hồi mạnh mẽ.

Base.vn đồng hành cùng 'kỳ tích cao su tại Campuchia'

Base.vn đồng hành cùng 'kỳ tích cao su tại Campuchia'

Khởi nghiệp -  2 năm

Với quy mô 2.000 nhân sự, Công ty Cao su Chư Sê - Kampong Thom là đơn vị có diện tích khai thác lớn nhất trong số 15 công ty thuộc VRG (Vietnam Rubber Group) tại Campuchia.

Cao su Phước Hòa tìm động lực tăng trưởng mới

Cao su Phước Hòa tìm động lực tăng trưởng mới

Doanh nghiệp -  3 năm

Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng bất động sản công nghiệp trong bối cảnh ngành cao su đang có dấu hiệu hồi phục.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  14 phút

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận

'Người cũ' của Thế Giới Di Động bất ngờ xuất hiện tại Long Châu, FPT Retail muốn phá kỷ lục lợi nhuận

Doanh nghiệp -  2 giờ

Thương vụ đầu tư vào Long Châu của quỹ Malaysia đang thu hút sự quan tâm của giới phân tích, đồng thời mở ra những cơ hội có một không hai cho FPT Retail.

Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn

Không chỉ 300.000 tỷ doanh thu, Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng theo đuổi khát vọng lớn hơn

Doanh nghiệp -  21 giờ

Chủ tịch Vingroup cho biết việc bán các công ty con công nghệ không chỉ vì tài chính, mà còn mang lại nhiều lợi ích lớn hơn nền công nghệ nước nhà.

Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'

Tham vọng 10 triệu con heo đưa lợi nhuận BAF 'bay xa'

Doanh nghiệp -  1 ngày

Công ty CP Nông nghiệp BAF đặt mục tiêu lãi gấp đôi mức kỷ lục năm ngoái nhờ vào đẩy mạnh mảng kinh doanh cốt lõi là chăn nuôi heo.

Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025

Không rút khỏi Mỹ, Vĩnh Hoàn dự phòng 2 kịch bản lợi nhuận 2025

Doanh nghiệp -  1 ngày

Công ty CP Vĩnh Hoàn vừa điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2025, với hai kịch bản doanh thu và lợi nhuận thấp hơn so với công bố trước đó. Dù đối mặt nguy cơ thuế đối ứng tăng cao tại Mỹ, doanh nghiệp khẳng định vẫn duy trì hoạt động tại thị trường xuất khẩu chủ lực này.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  14 phút

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  51 phút

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  1 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  1 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.

Đọc nhiều