Leader talk

Tập đoàn khách sạn Mỹ đặt cược vào Việt Nam

Giang Sơn Thứ sáu, 24/11/2023 - 16:06

Tập đoàn quản lý khách sạn BWH Hotels đang mở rộng hoạt động mạnh mẽ tại Việt Nam.

Trong khi ngành du lịch Việt Nam mới nhen nhóm phục hồi sau hơn hai năm tê liệt bởi đại dịch Covid-19, BWH Hotels đã nhanh chóng giành thêm 20 hợp đồng tư vấn quản lý vận hành khách sạn vào năm ngoái và tiếp tục ký thêm tám thoả thuận trong năm nay.

Cùng với năm khách sạn đang hoạt động, những dự án mới sẽ đưa BWH Hotels trở thành một trong những tập đoàn quản lý khách sạn quốc tế hoạt động tích cực nhất tại Việt Nam trong những năm tới, bên cạnh Accor Hotels, IHG, Marriott và Wyndham.

Ngoài các thương hiệu quen thuộc như BWP Premier hay Best Western, tập đoàn này vừa mới đưa thương hiệu hoàn toàn mới là Aiden vào Việt Nam. Ông Olivier Berrivin, Phó chủ tịch phụ trách hoạt động quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương của BWH Hotels trao đổi sâu hơn về tham vọng của tập đoàn này tại Việt Nam.

Tập đoàn khách sạn Mỹ đặt cược vào Việt Nam
Ông Olivier Berrivin, Phó chủ tịch phụ trách hoạt động quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương của BWH Hotels. Ảnh: Giang Sơn

Động lực nào khiến BWH Hotels mở rộng hoạt động rất nhanh tại Việt Nam trong hơn một năm trở lại đây, thưa ông?

Ông Olivier Berrivin: Thực ra Việt Nam đã là thị trường hàng đầu của chúng tôi ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển với rất nhiều tiềm năng. Chính phủ đã tích cực quảng bá hình ảnh đất nước và xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài.

Chúng tôi quản lý vận hành hơn 4.000 khách sạn trên khắp thế giới và tại Việt Nam, chúng tôi đã vận hành những khách sạn quy mô lớn, nhận được những phản hồi rất tích cực. Là một thương hiệu Mỹ, chúng tôi có thể mang lại những giá trị gia tăng cho ngành khách sạn và du lịch Việt Nam.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến mọi hoạt động hầu như ngưng trệ trong hơn hai năm. Nhưng nhờ có nhận diện thương hiệu tốt trước đó nên sau khi thoát khỏi dịch bệnh, chúng tôi đã nhanh chóng mở rộng danh mục khi ký kết quản lý vận hành với những dự án mới khởi động cũng như những dự án đã bị đình trệ bởi dịch bệnh và tái khởi động.

Chúng tôi cho rằng, Việt Nam có tiềm năng tương tự như Nhật Bản. Ở đây chúng tôi không tính đến Thái Lan vì đây là thị trường hàng đầu và chúng tôi đặt văn phòng đại diện ở đây.

Mặc dù các khách sạn của chúng tôi ở Nhật Bản có quy mô nhỏ hơn, ngoại trừ một khách sạn gần sân bay Haneida, nhưng chúng tôi đã hiện diện khá lâu ở thị trường này và những khách sạn này đều đã có tên tuổi và chỗ đứng riêng.

Trong khi đó, các dự án khách sạn mới ở Việt Nam có quy mô rất lớn, có rất nhiều tiện ích như có nhiều nhà hàng, spa, thậm chí có cả công viên giải trí và đặc biệt, chúng tôi thấy các dự án ở Việt Nam đều tích hợp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ trở thành thị trường số 1 trong chiến lược kinh doanh của chúng tôi trong những năm tới.

Liệu tập đoàn có lạc quan quá hay không khi mở rộng hoạt động quá nhanh trong khi lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vẫn phục hồi khá chậm và còn kém xa mức trước đại dịch?

Ông Olivier Berrivin: Cũng dễ hiểu tại sao du lịch Việt Nam vẫn phục hồi chậm nếu nhìn bức tranh tổng quan hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương khi dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường STR cho thấy giao thông hàng không năm nay mới chỉ bằng 58% so với mức trước đại dịch.

Tôi cho rằng, du lịch phục hồi chậm là do hàng không chưa phục hồi. Khi tình hình trở lại bình thường mà tôi tin rằng sẽ sớm thôi, chúng ta sẽ thấy lượng khách du lịch đến khu vực này tăng trở lại.

Tuy nhiên, tôi hy vọng thấy được những chiến dịch quảng bá du lịch mạnh mẽ từ Việt Nam giống như của Thái Lan. Hàng năm, Tổng cục Du lịch Thái Lan cực kỳ tích cực quảng bá đất nước ra cộng đồng quốc tế với những chiến dịch quy mô lớn. 

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, có những khách sạn ở thành phố cũng như khu nghỉ dưỡng biển cao cấp, nhưng xây dựng khách sạn thôi chưa đủ mà cần phải quảng bá cho cộng đồng quốc tế biết Việt Nam có những gì hấp dẫn.

Việt Nam cần đẩy mạnh quảng bá đến những thị trường còn nhiều tiềm năng khai thác ở châu Âu như ở Pháp, Ý, Anh, Đức. Mỗi ngày có 6-7 chuyến bay từ Việt Nam đến châu Âu và chúng ta cần tận dụng tốt cơ hội này để thu hút khách du lịch.

Việt Nam cần đầu tư tiền bạc để quảng bá đất nước với những thông điệp hấp dẫn, giống như Thái Lan hay Indonesia đang làm. Nếu bạn xem kênh truyền hình CNN, hàng ngày bạn có thể thấy các quảng cáo không ngừng nghỉ về du lịch Thái Lan, Phillippines hay Malaysia. Vì thế, Việt Nam cần tích cực quảng bá hơn mới có thể thu hút du khách.

Trong khi khách du lịch quốc tế phục hồi chậm, nguồn cung khách sạn lại đang tăng nhanh do sự xuất hiện của những dự án quy mô lớn hơn trước đây nhiều lần và sự bùng nổ các dự án bất động sản du lịch. Ông có quan ngại nguy cơ thừa cung khách sạn ở Việt Nam hoặc ở một điểm đến cụ thể như đảo Phú Quốc?

Ông Olivier Berrivin: Trước hết, Phú Quốc là một chuyện hoàn toàn khác. Vì đây là hòn đảo nên có những hạn chế nhất định. Phải nói đây là hòn đảo đẹp, giàu tiềm năng phát triển du lịch. Xét trên nhiều khía cạnh, đây là một điểm đến hấp dẫn và tất cả các thương hiệu quản lý khách sạn quốc tế, từ IHG, Accor, Marriott đến BWH đều muốn hiện diện ở đó.

Tuy nhiên, sân bay Phú Quốc vẫn nhỏ và không có nhiều có chuyến bay quốc tế. Ngay cả trước dịch Covid, cũng chỉ có ít các chuyến bay đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, hầu như không có chuyến bay đến từ châu Âu, từ Mỹ.

Cần phải có cái nhìn tổng quan hơn về Phú Quốc, điểm đến đẹp nhưng cần có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt thì mới có khả năng phát triển. Phú Quốc hiện có hàng trăm khách sạn nhưng nếu chỉ có các chuyến bay nội địa thì không thể có đủ lượng khách để lấp đầy khách sạn. Vì thế, Phú Quốc cần xây dựng sân bay lớn hơn và kết nối thêm nhiều đường bay quốc tế thì mới có thể tăng lượng khách.

Quay lại nguồn cung khách sạn nói chung, có thể có nguy cơ thừa cung phòng khách sạn ở một vài thời điểm nào đó, hay ở một vài điểm đến.

Về vấn đề này, tôi nghĩ chính quyền cần có biên pháp can thiệp, ví dụ như nếu cung vượt cầu thì không cấp phép xây mới giống như ở Singapore. Tại quốc đảo này, Cục Du lịch Singapore có tiếng nói quyết định trong việc xây mới khách sạn, họ sẽ tính toán lượng khách tăng thêm mỗi năm để đưa ra số phòng cần xây mới. Nếu muốn xây nhiều phòng hơn, nhà đầu tư sẽ phải chờ thêm thời gian. Nhờ đó mà các khách sạn đều có tỷ lệ lấp đầy rất cao.

Nhưng ở Thái Lan thì khác, không có hạn chế về việc xây mới nên việc cạnh tranh rất quyết liệt. Vì thế, Chính phủ hoặc bộ liên quan đến du lịch của Việt Nam có thể xem xét triển vọng phát triển lâu dài để quản lý phát triển khách sạn cho phù hợp.

Thực tế, ngoài các dự án khách sạn truyền thống, nguồn cung lưu trú ở Việt Nam tăng rất mạnh do các dự án căn hộ du lịch hoặc biệt thự du lịch được xây mới trong những năm qua. Tuy vậy, phân khúc bất động sản du lịch này cũng bộc lộ rủi ro cho đơn vị quản lý vận hành vì liên quan đến nhiều chủ sở hữu cá nhân cũng như chủ đầu tư không trả lợi nhuận như cam kết. Trong bối cảnh này, vì sao BWH Hotels vẫn ký kết các hợp đồng quản lý dự án căn hộ du lịch?

Ông Olivier Berrivin: Không phải dự án nào chúng tôi ký kết cũng sẽ vận hành theo mô hình căn hộ du lịch. Sản phẩm này thiên về đầu tư tài chính và có những vấn đề về pháp lý.

Chúng tôi muốn quản lý vận hành khách sạn hơn nhưng đồng thời chúng tôi không thể đứng ngoài xu thế thị trường. Căn hộ du lịch đang phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác như Thái Lan, Malaysia, Australia. Chúng tôi không thể lờ đi phân khúc này và chúng tôi muốn mở rộng lĩnh vực hoạt động.

Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng quản lý, chúng tôi phải nghiên cứu rất kỹ chủ đầu tư cũng như nghiên cứu thị trường để đảm bảo chúng tôi bắt tay với những đối tác có tiếng tăm và tiềm lực cũng như dự án phải có vị trí tốt. Tất nhiên là luôn có rủi ro đi kèm nhưng chúng tôi tự tin sẽ quản lý vận hành thành công.

Tập đoàn khách sạn Mỹ đặt cược vào Việt Nam 1
Ngày 24/11/2023 tại Bangkok, đại diện BWH Hotels và chủ đầu tư Archi Group ký kết phát triển dự án nghỉ dưỡng Aiden by Best Western Maman Vung Ro Bay ở Phú Yên

Ngoài những dự án khách sạn và căn hộ du lịch quy mô ngày càng lớn, BWH Hotels đã tiến vào phân khúc sang trọng với thương hiệu WorldHotels, nhưng đồng thời cũng đưa ra thị trường thương hiệu khách sạn Aiden dành cho các dự án quy mô nhỏ, trong đó đã ký kết với Archi Group để gắn thương hiệu Aiden đầu tiên ở Việt Nam cho dự án nghỉ dưỡng Maman Vung Ro Bay ở Phú Yên. Tuy nhiên, dự án này có quy mô rất nhỏ, chỉ có 20 căn nhà gỗ. Tại sao BWH Hotels lại chấp nhận một dự án quy mô nhỏ như vậy?

Ông Olivier Berrivin: Chúng tôi luôn tìm kiếm cơ hội ở mọi ngóc ngách thị trường. Có thời điểm, chúng tôi háo hức khi được chào mời quản lý dự án 400 – 500 phòng nhưng khi chúng tôi thấy địa điểm đó không phù hợp với một dự án lớn như vậy, chúng tôi sẽ không quản lý.

Ngược lại, có những dự án nhỏ hơn nhưng chúng tôi lại rất có rất nhiều tiềm năng kinh doanh vì có địa điểm chiến lược cũng như có những điểm độc đáo tại nên sự hấp dẫn giống như dự án ở Phú Yên.

Aiden là một thương hiệu mới với những điểm độc đáo riêng. Ví dụ, khách sạn Aiden ở Australia mặc dù nhỏ nhưng rất đẹp và dịch vụ tuyệt vời. 

Mỗi khách sạn Aiden có thể có thiết kế hoặc nội thất độc bản nhưng các tiện ích và trải nghiệm nó mang lại ở các nơi đều cùng thống nhất theo tiêu chuẩn chung. 

Vì thế, chúng tôi rất kỳ vọng khu nghỉ dưỡng Aiden ở Phú Yên sẽ là bàn đạp để thương hiệu này mở rộng ra các dự án khác ở Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á. 

Hành động khẩn trương để du lịch đông vui trở lại

Hành động khẩn trương để du lịch đông vui trở lại

Tiêu điểm -  1 năm
Một trong những giải pháp được chỉ ra là tăng cường sự sáng tạo trong các sản phẩm du lịch.
Hành động khẩn trương để du lịch đông vui trở lại

Hành động khẩn trương để du lịch đông vui trở lại

Tiêu điểm -  1 năm
Một trong những giải pháp được chỉ ra là tăng cường sự sáng tạo trong các sản phẩm du lịch.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  47 phút

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  3 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  5 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  5 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  5 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  5 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.