Nối dài hệ sinh thái đổi mới sáng tạo TP. HCM
Trong hoạt động đổi mới sáng tạo, Việt Nam xếp thứ 3 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt, cần được khai thông.
Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo mở - Khơi nguồn tư duy mới”, Techfest Vietnam 2022 sẽ tìm kiếm các giải pháp trong ba trụ cột chính, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp trong tương lai.
Techfest Vietnam 2022 sẽ chính thức diễn ra trong 3 ngày từ 2-4/12 tại Bình Dương với chuỗi hoạt động triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đổi mới sáng tạo mở trở nên cần thiết, giúp các doanh nghiệp tiếp cận, khai thác các nguồn lực đổi mới sáng tạo từ bên ngoài để phát triển.
Đồng thời, đổi mới sáng tạo mở cũng là một xu hướng lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển, lớn mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Trong khuôn khổ năm nay, Techfest Vietnam 2022 hướng tới tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho các lĩnh vực chịu nhiều tác động của đại dịch COVID-19 như y tế, giáo dục, năng lượng...
Techfest Vietnam 2022 cũng mong muốn giải quyết những vấn đề con người như: đào tạo bồi dưỡng nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng nền kinh tế trí thức, nỗ lực phát huy tài năng con người Việt Nam.
Từ chuỗi sự kiện này, Techfest mong muốn rằng những giải pháp từ sự kiện sẽ góp phần khôi phục nền kinh tế hậu đại dịch và ứng dụng công nghệ xử lý các khó khăn hậu COVID-19 trong ngắn hạn, đồng thời giải quyết việc làm, tạo ra các giá trị tốt đẹp cho thế hệ tương lai.
Chia sẻ thêm về sự kiện, ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ KH&CN) cho biết, Techfest Vietnam 2022 hướng tới thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở toàn diện (VOIP) với ba trụ cột chính.
Trụ cột đầu tiên là Nhà nước. Đây sẽ là khách hàng tiềm năng, đặt ra đề bài, sử dụng sản phẩm công nghệ của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Trụ cột thứ hai là các tập đoàn và doanh nghiệp. Những đơn vị này sẽc tiếp tục đưa ra các bài toán, tìm kiếm những sáng kiến, khách hàng, đồng thời là người đồng hành, cố vấn cho doanh nghiệp khởi nghiệp.
Trụ cột thứ ba xác định rằng đổi mới sáng tạo sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề xã hội và hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội như: biến đổi khí hậu, môi trường, sức khỏe, trẻ em, người già, phụ nữ, phát triển bền vững...
Là địa phương đăng cai tổ chức chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà cho biết, đây sẽ là cơ hội lớn cho Bình Dương được tiếp cận sâu và rộng hơn nữa với hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam và của các quốc gia phát triển.
Từ đó, Bình Dương sẽ nỗ lực kết nối và thu hút các chuyên gia, nhà đầu tư quốc tế tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đang triển khai tại tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Dự kiến, sự kiện sẽ thu hút khoảng hơn 8.000 lượt khách từ 63 tỉnh, thành phố và 20 quốc gia về tham dự.
Techfesh Vietnam 2022 sẽ tổ chức triển lãm của trên 250 gian hàng với các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; khoảng 30 hội nghị, hội thảo chuyên đề về xu hướng công nghệ, kết nối đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; chia sẻ kinh nghiệm, bài học về chuyển đổi mô hình nhằm thích ứng và bứt phá sau đại dịch…
Đặc biệt, diễn đàn Chính sách quốc gia phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo 2021-2025 diễn ra vào chiều 3/12 và chương trình Dấu ấn Techfesh 2022 diễn ra vào tối 3/12 là những sự kiện nổi bật và quan trọng nhất trong các kỳ Techfest.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã ban hành kế hoạch phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo. Điều này cho thấy nhận thức của các địa phương về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã phát triển mạnh mẽ.
Thứ trưởng hy vọng rằng Techfest Vietnam 2022 sẽ có sức lan tỏa và có tác động mạnh mẽ hơn nữa đến các vùng miền trên cả nước, qua đó hình thành các mạng lưới, các liên kết nhằm hỗ trợ nhân tài Việt Nam trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở toàn diện.
Trong hoạt động đổi mới sáng tạo, Việt Nam xếp thứ 3 tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Singapore. Tuy vậy, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều nút thắt, cần được khai thông.
Vừa qua, Mạng lưới trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại các trường đại học và cao đẳng Việt Nam đã chính thức ra mắt với 13 thành viên đầu tiên.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thừa nhận trước Quốc hội rằng, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực và nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của thỏa thuận hợp tác giữa Liên danh T&T Group - Orsted và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia là nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển năng lực để tham gia vào chuỗi cung ứng và ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi; đồng thời, nâng cao tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng Việt Nam để phục vụ cho ngành điện gió ngoài khơi trong và ngoài nước.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.