Ống kính
Tết và những phong tục thuần Việt
Tết là một thiết chế văn hoá của văn minh thuần nông và có nguồn gốc xa xưa từ người Việt cổ gốc Đông Nam Á.
Với sứ mệnh truy nguồn Di sản Tết Việt từ thời xa xưa khi người Việt phát triển văn minh nông nghiệp luá nước từ Đông Nam Á và đi lên khai mở vùng đất rộng lớn vùng đồng bằng Dương Tử và hình thành văn minh Thần Nông và những thiết chế văn hoá của nhà nước Văn Lang.
Đó là thời hậu kỳ Băng Hà nước biển dâng làm ngập lụt vùng đồng bằng ĐNÁ Sundaland và Nanhailand từ hơn 10.000 năm xưa.
Hầu hết di sản Tết Việt đều chứng minh điều này, trong khi đó ở phương Bắc (Mongoloid) vẫn duy trì lối sống du mục và cho đến nay chỉ có lễ hội mùa hè khi băng tuyết đã tan, như Lễ hội Nadaam (Nội Nông, Mông Cổ).
Tóm lại Tết là một thiết chế văn hoá (culture constitution) của văn minh thuần nông và có nguồn gốc xa xưa từ người Việt cổ gốc Đông Nam Á.
Tranh Tết Đông Hồ, hình đàn lợn với con dấu Âm Dương – khảo cứu DNA của giống vật nuôi Heo-Lợn nhà cũng chứng minh có nguồn gốc xưa nhất ở Đông Nam Á
Ngày Chạp Mộ ở Đường Lâm
(tư liệu TS. Nguyễn Xuân Diện)
Sáng sớm ngày 20 tháng Chạp, toàn bộ đàn ông bất kể lớn bé già trẻ trong họ đều tụ tập tại nhà ông trưởng họ. Ông trưởng họ quỳ trước bàn thờ tổ để cáo yết tổ tiên. Tất cả những gia đình nào trong năm qua sinh được con trai thì đều phải có lễ “vọng họ”, cáo yết với tổ tiên nhà thêm đinh thêm phúc.
Ông trưởng họ thắp hương, khe khẽ mở cuốn gia phả để giảng giải cho các thành viên trong họ biết ngành trên, ngành dưới, biết về công đức của các vị tiên liệt. Cuốn gia phả của dòng họ chỉ mở duy nhất trong ngày này, trước sự chứng kiến của cả dòng họ. Tên các bé trai vừa sinh ra trong năm đều được ghi vào gia phả.
Sau vài tuần hương tất cả kéo nhau ra đồng, đến từng ngôi mộ của tổ tiên. Những người được đi chạp (tảo mộ) đều là đàn ông trong họ. Các bà, các chị không được phép đi chạp(?). Trai tráng thì đắp lại mộ cho thêm cao, lấp những hang chuột và dãy bỏ chút cỏ trên đỉnh ngôi mộ rồi lấy một ít đất mới đắp lên. Ông trưởng họ bắt đầu đặt cơi trầu lên ngôi mộ và thắp hương khấn vái cáo yết với tổ tiên. Đoạn, ông giảng giải về công đức của tổ tiên, về vị tổ nằm dưới mộ thuộc chi nào nhành nào sinh ra cụ nào…Con cháu trong họ lắng nghe và ghi nhớ.
Hết ngôi mộ này thì đến ngôi mộ khác. Có những ngôi mộ bé xinh của những người chết trẻ, phải chôn vào góc bờ hoặc sát bờ ruộng cũng được cắm hương tưởng nhớ.
Vào ngày này, khắp những quả đồi ở Đường Lâm đều đông nghịt người của các dòng họ. Thường con cháu đi làm ăn xa cũng đều gắng thu xếp về để tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên. Dòng họ nào đông đàn dài lũ, lại có nhiều người làm việc ở tỉnh về thì rất tự hào!
Những ngôi mộ vô chủ, khói lạnh hương tàn không người chăm sóc cũng được những người đi tảo mộ cắm hương tỏ chút tình ấm áp khi Tết đang đến thật gần. Nhưng nếu có dòng họ nào không nhớ mồ mả tổ tiên mà lỡ cắm nhầm sang mộ của họ khác thì cũng được người ta bình phẩm vui cười một chút!
Đi khắp lượt các ngôi mộ cũng là lúc trời đã trưa. Khi ấy các chú bé chân đã mỏi, bèn được bố hoặc chú, hoặc ông cõng trên lưng, nhong nhong như cưỡi ngựa. Trưa, các họ mới chia nhau về các ông trưởng chi để ăn chạp. Nhà nào được làm cỗ chạp cho chi nhành mình thì gọi là sửa chạp. Các bà các chị cứ nhất nhất theo lệnh các ông mà mua sắm làm cỗ mà không dám kêu ca một nửa lời!
Sau ngày chạp họ, sửa sang mồ mả cho ông bà tiên tổ, người dân Đường Lâm mới bắt đầu sắm sanh cho Tết lớn. “Sống về mồ mả chứ ai sống về cả bát cơm”. Ngày 20 tháng Chạp là ngày diễn ra nghi thức lớn nhất của các dòng họ ở đây, để tưởng nhớ tổ tiên, để kiếm điểm xem trong họ đã sinh được bao nhiêu bé trai nối dõi tông đường. Anh em họ mạc ăn với nhau bữa cơm nội tộc với tình máu mủ ruột rà (hết đoạn trích).
Việt Lịch là Âm Dương Lịch …
Ngày thuộc Dương – Tháng thuộc Âm, Việt Lịch là Âm –Dương Lịch chứ không phải Âm Lịch như cách gọi thông thường.
Ngày và Tháng là cổ ngữ tiếng Việt từ nền nông nghiệp xa xưa:
Ngày (Nhật 日) có Tự hình là Mặt Trời
Tháng (Nguyệt 月)có Tự hình là Mặt Trăng
Việt Lịch không phải là Lịch thuần Âm như của Hồi giáo. Với triết lý và khoa học dân gian chủ đạo là thuyết Ân Dương, Lịch Việt là sự hài hòa các quy luật thời tiết theo chu kỳ của Mặt Trăng và cả Mặt Trời. Chẳng hạn quy luật tính tháng là theo Mặt Trăng, nhưng tính theo bốn mùa và năm thì theo Mặt Trời. Trong một tháng thì ngày rằm và mồng một âm rất quan trọng, nhiều gia đình vẫn duy trì tục cúng vái trong hai ngày này. Còn theo Mặt Trời, thì Tết chính là chu kỳ năm và buột phải có tháng nhuận sau 4 năm. Đó là một trong nhiều nguyên lý Âm Dương chủ đạo mà ai cũng có thể hiểu.
Đặc biệt hơn với cư dân vùng sông nước và nông nghiệp thì quy luật Thuỷ triều (theo tuần Trăng) hàng tháng là kiến thức cơ bản để làm nông và đi biển…Nhịp sinh học của cơ thể theo tháng Âm cũng được Y học cổ truyền nghiên cứu.
Tương tự cặp Âm – Dương của Tháng – Năm thì trong cơ cấu lịch Âm Dương, Giờ thuộc Âm và Ngày thuộc Dương, với cấu trúc giờ gọi theo 12 con giáp.
Nhà Chu phục hồi Việt Lịch và Tết cổ từ thời Hạ về trước của người Việt cổ...vốn đã bị thay đổi trong thời nhà Thương... chữ gốc là Chạp, ngày Chạp tháng Chạp giỗ Chạp và Chạp mộ, phương bắc gọi 'chệch' ra là Lạp nguyệt (tháng Lạp).
Tết là một từ thuần Việt
Một trong những điều tích cực được ghi nhận trong những năm gần đây là cộng đồng cộng đồng người Việt ở khắp nơi trên thế giới ngày càng góp phần làm thăng hoa Tết Việt và Văn hoá truyền thống Việt. Những nỗ lức không ngừng đó đã tác động đến chính quyền sở tại trong việc nhìn nhận nguồn gốc và những nét đặc trưng của Tết Việt, và rõ ràng đang có một cách gọi chính thức chung là Lunar New Year hoặc Tết (khác với Chinese New Year phổ biến trước đó).
Sau nhiều nỗ lực khảo cứu, gần đây chúng tôi cũng phát hiện chữ Tết là thuần Việt chứ không phải từ chữ Xuân Tiết (chun-jie) theo phép Phản Thiết trong từ điển Thuyết Văn Giải Tự. Tết trong sách Thuyết Văn Giải Tự có chiết tự đánh vần là 子結 Tử-Kết = Tết còn Xuân Tiết là 春節 là vì phương Bắc không đọc được chữ Tết nên đọc khác đi là Tiết... Giới nghiên cứu trước đây cũng thường cho rằng Tết (Nguyên Đán) có từ Tiết Nguyên Đán, nhưng không thể đưa ra một luận cứ hay văn bản nào để chứng minh cho điều này.
Một trong những nguyên nhân của việc ‘tầm chương trích cú’ đó là vì họ quên một điều quan trọng nhất là Việt tộc có nguồn gốc xưa từ Đông Nam Á, mang những kinh nghiệm nông nghiệp sơ khai lên khai phá trồng luá ở đồng bằng Dương Tử, cái nôi của Văn hoa Trung Hoa sau này sau nhiều cuộc chiến với phương Bắc (Mongoloid) xâm chiếm và tiếp biến cả về chính trị và một phần văn hoá.
Nhưng Minh Triết của đời sống làng xã và trên nền tảng hiến định văn hoá (culture institution) thì không bao giờ bị phai nhạt, và buộc giới chính trị phương Bắc sau này phải thừa nhận là ‘Văn Hiến Chi Bang’. Người Hoa Nam ngày nay khi ăn Tết vẫn có vài nơi còn lưu tục làm bánh Chưng nhưng Minh Triết của Bánh Chưng qua truyền thuyết Lang Liêu thì đã mất; còn với người Hoa Bắc thì Luá Nếp vốn là sản vật xa lạ, ngày cuối năm và giao thừa món ăn là bánh Màn Thầu (từ bột mì) với ý nghĩa thông thục là cầu sự may mắn; trong khi đó Bánh Chưng Bánh Dày vẫn còn lưu truyền với người Lạc Việt và nhất là ở Việt Nam, cả trong dân gian, ẩm thực và cả trong sách giáo khoa.
Không ít người vẫn cho rằng Tết Nguyên Đán chính là Tiết Nguyên Đán và có nguồn gốc từ Trung Quốc, mà không biết rằng hiện tại ở Trung Quốc không gọi là Tiết Nguyên Đán mà họ chỉ gọi là Xuân Tiết và đó là danh từ chính thức của Tết. Trong ngôn ngữ học, từ nguyên xuất hiện ở đâu thì tác quyền ở đó, chính trong Thuyết Văn Giải Tự (thời Hán) đã định cách đọc (chiết tự, phát âm) Tết là Tử+Kết, nghĩa là lấy phụ âm là ‘T’ ghép với vần sau ‘ẾT’ thì đọc là TẾT và đây là một từ nguyên chứ không phải là từ ghép ‘Xuân Tiết’ hay Tiết Nguyên Đán.
Cũng tương tự phép đếm ‘một’, ‘hai’, ‘ba’, ‘bốn’, ‘năm’ là tiếng Việt từ gốc tương tự với số đếm trong tiếng ‘Khmer’…khi mà tiếng Việt cổ (ĐNÁ) còn thuộc ngữ hệ Môn-Khmer chữ Khoa Đẩu, trước khi hình thành chữ Vuông sau này, mà di chỉ Cảm Tang (Quảng Tây – Lạc Việt) đã chứng minh.
Ngày Chạp Mộ ở nhiều vùng quê được gọi bình dân là Dãy Mả (dãy cỏ mồ mả) cũng exactly the same như phong tục ở Đường Lâm, nhưng ngày thường rơi vào 23 tháng Chạp tức ngày Ông Táo có (+/-) do những người ở thành phố về dịp cuối tuần... theo tôi từ Chạp Mộ là chính xác hơn Tảo Mộ và Tảo Mộ thì đúng là tiết Thanh Minh của vùng Việt Cổ ở tận xứ U Mân Việt xưa như trong truyện Kiều...
Theo tôi dấu mốc ngày Ông Táo = Chạp Mộ có ý nghĩa nhất định, vì khi Bộ 3 Thần Táo về 'chầu Thiên đình' vào ngày 23 thì trong gia chủ khi rước Ông - Bà về ăn Tết (đánh dấu bằng sự kiện Chạp Mộ) thì bàn thờ Gia Tiên sẽ là nơi linh thiêng đậm chất tâm linh... Còn về bộ 3 thần Táo tức Quẻ Ly (2 dương + 1 âm) thì rất minh triết, là biểu trưng của Việt Tộc...và là dấu ấn của Văn minh Thần Nông và dĩ nhiên là có trước thời Hán (Công nguyên) từ 5000-7000 năm... (Minh Triết) nếu Tảo Mộ theo Thanh Minh Tháng Ba, thì ngày Tết con cháu không 'rước linh hốn tổ tiên' (Chạp Mộ) về nhà ăn Tết, như Việt Tục ở Đường Lâm... thì có lẽ đó là một sự khiếm khuyết. Trong buổi khấn khi thắp hương ngay sau khi dọn dẹp mồ mả (Chạp Mộ) thì luôn luôn có lời khấn của bậc cao niên là : "... nay chúng con kính mời ông bà tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu".
Minh Triết trong Bánh Chưng – Bánh Dày
Thiên sinh – Địa dưỡng tạo Nhân hoà; Triết lý này có thể tìm thấy bằng vật chứng là Trống đồng với những vòng tròn lễ hội Tết, mặt trời ở giữa (Thiên Sinh), kế đến là và vong người hát múa (Nhân Hoà), bao vòng ngoài là chim thú (Địa Dưỡng, Mẹ Đất). Trời = 3, Đất =2 (Tham Thiên Lưỡng Địa) được quy định trong Bánh Chưng – Bánh Dày khi kiểm chứng diện tích của bánh Dày bằng 3/2 dịện tích của hình vuông của Bánh Chưng. Thiên Viên (Trời Tròn), Địa Phương (Đất Vuông) không phải nguyên tắc địa lý mà đó là minh triết học trong nhân sinh quan và tâm thức con người. Người hay nói có Lý có Tình là cùng một nghĩa Lý Vuông Tình Tròn, Vật chất (Địa) và Lý tưởng (Thiên), hay vẹn nghĩa Vuông – Tròn.
Công tử Lang Liêu nhờ lối sống Hoà Đồng với người dân nông nghiệp mà hiểu quy luật trời đất, và còn sáng tạo trong thể hiện một cách tinh tế qua món Bánh Chưng Bánh Dày mà dâng lên Vua Hùng. Về phiá Vua Hùng vì có Minh Triết mà hiểu thấu tình lý của dân gian qua món bánh, để tôn vinh sản vật của nông nghiệp, làm biểu trưng muôn đời cho con cháu. Đó chính là Đạo Lý Thái Hoà. Điều này luôn nhắc nhở mọi người (từ lãnh đạo cho tới dân hèn) phải biết tìm những giá trị từ đời sống dân gian, nhất là những khi vương quyền thái quá.
Thờ cúng tổ tiên…
Người Việt gầy dựng tập tục này có hệ thống và phổ biến trpng từng gia đình, giòng họ... thiết nghĩ nếu so sánh với phương Tây, thời Hy Lạp cổ đại về trước chỉ có một số ít quý tộc mới được đặc quyền thờ tổ tiên, thứ dân hoàn toàn bị cấm đoán... tinh thần Nhân Chủ (hay Dân Chủ) thể hiện qua tục thờ cúng như một Nhân quyền cơ bản...đó là Văn minh tối cổ của người Việt. Bởi vì trong suốt lịch sử loài người, bất kể sắc tộc, màu da hay Đông Tây...một khi trưởng thành, con người luôn thể hiện và thực hiện mong ước tối cao trong tâm thức "Tôi là ai? Tôi sinh ra từ đâu? và Tôi có những Giá trị gì? và Tôi sẽ về đâu sau khi chết đi...?" (nghĩa là từ Ego… đến...Super Ego) - Tục thờ tổ tiên song song với tục thờ những Đấng Tối cao (Thượng đế, Tâm linh) là sự hài hoà trong Giá trị Nhân văn...không hề mang tính 'mê tín'.
Như vậy trong tân thức tín ngưỡng dân gian, Giỗ và Chạp là 2 dịp để tưởng nhớ người đã khuất. Ngày Giỗ thì tính theo ngày mất của người quá cố; còn ngày Chạp mộ và Tất Niên là ngày cúng ông bà bắt buộc cho mọi gia đình và giòng họ. Tín ngưỡng này đi suốt lịch sử và huyền sử của dân tộc Việt cổ cho đến Việt Nam ngày nay, kể cả hàng triệu con dân Việt tộc sống khắp nơi trên thế giới. Lễ gia tiên là một nét đẹp (Mỹ tục) đánh dấu sự khác biệt của người Việt so với các dân tộc khác.
Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
Trong một giai đoạn khá dài khi đạo Thiên Chuá du nhập vào Việt Nam, cũng từng có sự cấm đoán thờ cúng ông bà do hiểu lầm giáo lý. Từ thập niên 60, 70 trở về sau giáo hội Công Giáo ở Việt Nam đã xoá bỏ những điều cấm và hoà nhập hơn với Tín ngưỡng dân gian bằng những hướng dẫn thờ cúng ông bà tổ tiên (đạo Hiếu) với giới luật Thiên Chuá.
Trọng Nam Khinh Nữ có từ đâu
Luật Tam tòng (Tại gia tòng phu, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử) là một điều luật hà khắc và áp chế phụ nữ, không phải của Nho Giáo.
Vào thời Chiến quốc, khi ảnh hưởng phương Bắc thời Pháp Gia (Phong kiến) vai trò phụ nữ bị hạ thấp, xã hội nông nghiệp trọng Nữ chuyển sang Phụ quyền nên có những tập tục "tam tòng' trói buộc và hạ thấp phụ nữ (nhất là trong việc thờ tổ tiên) thiết nghĩ nên dần được cởi bỏ... thực tế trong chuyện cúng giỗ, quý ông nên xem lại mình, vì toàn bộ chuyện bếp núc, nấu bánh Chưng, nấu cỗ, cho đến dọn dẹp và chuyện tiền nong trong dòng họ khi giỗ chạp... đều do phụ nữ thực hiện, còn quý ông chỉ lo xúng xính áo dài the và thắp hương khấn vái.
Quý vị còn nên để ý rằng người Việt có một nét mới là Hoà nhập tên họ của Bố-Mẹ để đặt cho con, ví dụ như Võ Trần (...), hay Nguyễn Vũ (...), theo tôi đó là nét hay. Chứ còn ngay cả phương Tây văn minh, mà sau khi cưới, người vợ bị xoá tên họ luôn, Vi dụ như Hillary Clinton, bà Michelle Obama... không ai nhớ nổi tên họ (family name) của phụ nữ sau khi lập gia đình ... (Trọng nam khinh Nữ; Hoạn quan; Hình luật... là những tiêu biểu du nhập từ Trung Đông qua Con đường Tơ Lụa, Pháp gia ủng hộ và Lập nên Pháp chế Phong Kiến, vốn xa lạ với Văn minh Nông nghiệp với Triết lý Nhân Hoà 和 (cũng từ biểu trưng cây Luá).
(*) Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả: Võ Văn Quang, chuyên gia thương hiệu
Danh nhân Việt Nam tuổi Tuất
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.