Thách thức trong điều hành giá năm 2022

An Chi Thứ bảy, 26/03/2022 - 20:05

Công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm 2022 được dự báo sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, cần các giải pháp đồng bộ để giữ ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát.

Công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm 2022 sẽ rất khó khăn, thách thức

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã có các chỉ đạo quyết liệt về giải pháp, biện pháp đồng bộ về quản lý, điều hành để bình ổn giá nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đã đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng.

Đến nay, các giải pháp, biện pháp quản lý điều hành giá đã và đang được các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai thực hiện, bước đầu đã có được những kết quả nhất định, mặt bằng giá vẫn cơ bản được kiểm soát và vẫn nằm trong kịch bản điều hành giá đã đề ra từ đầu năm.

Tuy nhiên, trong thời điểm cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2022, giá nhiều loại hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tiếp tục có xu hướng tăng cao do chịu ảnh hưởng từ diễn biến xung đột địa - chính trị trên thế giới cũng như do nhu cầu gia tăng từ đà hồi phục của kinh tế toàn cầu, tạo áp lực rất lớn đến chi phí sản xuất, nguồn cung trong bối cảnh nhu cầu được dự báo sẽ tăng khi nền kinh tế mở cửa.

Trước thực trạng này, Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24/3/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá (Bộ Công thương) về điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu.

Theo đó, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, công tác quản lý điều hành giá từ nay đến cuối năm sẽ rất khó khăn, thách thức. 

Giá xăng dầu vẫn trên đà tăng mạnh

Để tiếp tục chủ động điều hành giá đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt, kịp thời trong 9 tháng còn lại của năm 2022, Bộ Công thương đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng triển khai thực hiện, có kế hoạch chi tiết, giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị chức năng thuộc hệ thống để thực hiện các biện pháp quản lý, điều hành giá để giữ ổn định mặt bằng giá thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.

Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đồng thời góp phần hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch. Tiếp tục kiểm soát lạm phát cơ bản trong năm 2022 để tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát chung.

Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung của các quốc gia, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược.

Bộ Tài chính chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và tầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm tốt công tác tổng hợp, phân tích, dự báo, xây dựng trước các kịch bản phù hợp, phương án ứng phó kịp thời trong trường hợp các hàng hóa trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao để điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Đối với các mặt hàng cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra đối với từng mặt hàng để ổn định mặt bằng giá cả thị trường.

Trong đó, các địa phương cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị đầy đủ nguồn cung hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, tạo thuận lợi cho quá trình lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ. Trong trường hợp có biến động lớn về giá, căn cứ quy định tại Luật giá để đề xuất và tổ chức triển khai các biện pháp bình ổn giá phù hợp, đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu đang tăng cao.

Bộ Công thương điều hành để ổn định thị trường, cân đối cung cầu và chủ động đầy đủ nguồn cung xăng dầu phục vụ cho nhu cầu trong nước, tổ chức nắm bắt những dự báo giá thế giới để có phương án điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp. Bộ sẽ đánh giá để sử dụng công cụ quỹ bình ổn giá hợp lý, linh hoạt, hạn chế mức tăng giá xăng dầu trong nước trong các kỳ điều hành có biến động lớn.

Bộ cũng khuyến khích doanh nghiệp, người dân tăng cường triển khai các giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng (xăng dầu, điện...) nhằm góp phần tiết giảm chi phí giá thành sản phẩm, giảm chi phí xã hội, thúc đẩy bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, lợi dụng diễn biến giá xăng dầu để tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, thường xuyên kiểm soát thị trường để chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bóng ma lạm phát: Lựa chọn nào cho gói kích thích kinh tế

Bóng ma lạm phát: Lựa chọn nào cho gói kích thích kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm
Áp lực lạm phát trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022 đang đặt ra thách thức lớn đối với những chương trình kích cầu, phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng.
Bóng ma lạm phát: Lựa chọn nào cho gói kích thích kinh tế

Bóng ma lạm phát: Lựa chọn nào cho gói kích thích kinh tế

Tiêu điểm -  3 năm
Áp lực lạm phát trong thời gian còn lại của năm 2021 và năm 2022 đang đặt ra thách thức lớn đối với những chương trình kích cầu, phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng.
Đâu là kênh đầu tư sáng giá hiện nay?

Đâu là kênh đầu tư sáng giá hiện nay?

Bất động sản -  3 năm

Cùng với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản được cho là sẽ có triển vọng tốt. Bởi, đây vẫn là một kênh trú ẩn an toàn của nhiều nhà đầu tư.

Giá xăng dầu tạm ‘hạ nhiệt’ sau 3 tháng tăng liên tục

Giá xăng dầu tạm ‘hạ nhiệt’ sau 3 tháng tăng liên tục

Tiêu điểm -  3 năm

Giá xăng trong nước lần đầu giảm giá trong năm nay từ 564 - 1.673 đồng/ lít từ 15h chiều ngày 21/3.

Bất động sản lập mặt bằng giá mới

Bất động sản lập mặt bằng giá mới

Bất động sản -  3 năm

Xuất hiện những dự án bất động sản chào bán với giá cao ngất ngưởng.

Bằng mọi cách phải bình ổn giá xăng dầu

Bằng mọi cách phải bình ổn giá xăng dầu

Tiêu điểm -  3 năm

Nếu đã sử dụng hết các công cụ thuế phí mà vẫn không kìm được đà tăng của giá xăng dầu, để kiềm chế lạm phát, cứu nền kinh tế và hỗ trợ được người dân, theo Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên, Chính phủ sẽ phải áp dụng thêm các chính sách an sinh xã hội.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  5 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  1 ngày

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  2 ngày

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 ngày

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco

Doanh nghiệp -  3 giờ

Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở

Ống kính -  4 giờ

Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng

Tiêu điểm -  5 giờ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025

Doanh nghiệp -  16 giờ

Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  22 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.