Diễn đàn quản trị
Thanh toán số giúp ngành du lịch thoát lối mòn
Thanh toán số được giới chuyên gia kì vọng sẽ trở thành chìa khóa giúp thúc đẩy du lịch, trong bối cảnh toàn ngành đang trên đà hồi phục.
Lối mòn của ngành du lịch
Khảo sát của Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2023 đã chỉ ra, 98% doanh nghiệp Việt kỳ vọng rằng chuyển đổi số sẽ đem đến nhiều tác động tích cực trong việc kinh doanh, giảm chi phí và cải thiện quy trình sản xuất.
Trong ngành du lịch, chuyển đổi số không chỉ là xu hướng, mà còn là yếu tố quyết định để nâng cao trải nghiệm du khách trong thời đại công nghệ.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp du lịch, đặc biệt ở các địa phương, vẫn gặp nhiều trở ngại trong quá trình số hóa do hạn chế về chi phí đầu tư và nhân lực công nghệ.
Theo đại diện Appota, một trong những điểm chạm quan trọng của chuyển đổi số ngành du lịch là ứng dụng thanh toán số. Theo khảo sát của VINASME 2023, chỉ 25% doanh nghiệp vừa và nhỏ có kế hoạch triển khai thanh toán số.
Thực tế, phần lớn doanh nghiệp vẫn ưu tiên các chương trình khuyến mãi, kích cầu ngắn hạn thay vì đầu tư dài hạn vào hạ tầng thanh toán - yếu tố chính thu hút khách quốc tế, tối ưu hóa trải nghiệm và mang lại nguồn doanh thu bền vững.
Nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của du khách cho thấy, 97% người tiêu dùng Việt ưu tiên thanh toán không tiền mặt khi đi du lịch. Thanh toán số cho phép du khách không cần giữ tiền mặt trong người để tự do trải nghiệm hành trình du lịch.
Đồng thời, toàn bộ lịch sử giao dịch sẽ được lưu lại khi thanh toán trực tuyến. Nhờ vậy, du khách sẽ dễ dàng rà soát các khoản chi tiêu xuyên suốt chuyến đi.
Bên cạnh đó, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thanh toán qua QR Code đã chứng kiến tăng trưởng vượt bậc với gần 183 triệu giao dịch trong năm 2023 – tăng hơn 170% về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm trước, và con số này tiếp tục tăng cao (tăng gần 900% số lượng) vào đầu năm 2024.
Một số ngân hàng trong nước đang phát triển hệ thống QR xuyên biên giới, hỗ trợ du khách quốc tế thanh toán trực tiếp mà không cần đổi tiền mặt.
Đứng trước sự thay đổi này, các doanh nghiệp địa phương cần nhanh chóng nâng cấp hạ tầng công nghệ cùng các giải pháp thanh toán linh hoạt để bắt kịp xu thế, nhanh chóng kết nối khách du lịch trong và ngoài nước.

Thanh toán số là bước đi tất yếu
Câu chuyện của Quảng Bình là một ví dụ. Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu từ dịch vụ lưu trú tại Quảng Bình đã vượt mốc 454 tỷ đồng, thu hút 4,24 triệu lượt khách nội địa và 120.000 lượt khách quốc tế.
Những con số này đã phần nào phản ánh sức hấp dẫn của Quảng Bình trên thị trường du lịch, nhưng cũng đặt ra bài toán về khả năng khai thác du lịch hiệu quả. Nhất là khi câu chuyện thanh toán số vẫn còn bỏ ngỏ.
Khảo sát của Booking.com và Cốc Cốc chỉ ra rằng, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng ưu tiên đặt chỗ và thanh toán trước cho hầu hết các dịch vụ du lịch.
Cụ thể, tỷ lệ du khách chọn đặt trước dịch vụ ăn uống đã tăng từ 25% năm 2023 lên 34% trong năm 2024; 52% du khách cho biết họ thường xuyên đặt vé máy bay trước để tìm kiếm mức giá hợp lý nhất.
Đáng chú ý, 42,6% du khách quyết định đặt phòng trực tiếp với chủ sở hữu khách sạn hoặc homestay thay vì thông qua các đại lý trung gian. Điều này không chỉ phản ánh sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng mà còn đặt ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp du lịch địa phương trong việc thích nghi theo xu hướng mới.
Theo các chuyên gia, để không bị tụt lại phía sau, Quảng Bình và các địa phương tiềm năng khác cần nhanh chóng đầu tư vào hạ tầng thanh toán số, xây dựng mối liên kết bền vững với du khách.
Đây không chỉ là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển du lịch địa phương mà còn là bước đi chiến lược để khẳng định vị thế của các tỉnh trong bản đồ du lịch.
Ông Đặng Phú Vinh, Giám đốc điều hành Adsota cho biết, chìa khóa thu hút du khách hiện nay không chỉ là quảng bá các điểm đến, mà còn là tạo ra trải nghiệm gắn kết sâu sắc với cộng đồng địa phương, bao gồm cả trải nghiệm số hóa.
Đồng quan điểm, ông Lê Đức Anh - Giám đốc Marketing AppotaPay tin rằng, sự nhanh chóng và thuận tiện trong quy trình thanh toán không chỉ nâng cao trải nghiệm mà còn tạo dựng lòng tin với khách hàng trong ngành du lịch.
Đó cũng là lý do, AppotaPay gần đây giới thiệu các giải pháp thanh toán như: cổng thanh toán đa quốc gia, Payment Link, và SmartPOS 2in1 - được "đo ni đóng giày" cho các doanh nghiệp du lịch tại Việt Nam.
"Chúng tôi không chỉ cung cấp công cụ thanh toán mà còn đang nỗ lực xây dựng một hệ sinh thái bền vững, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển trong lĩnh vực du lịch", ông Lê Đức Anh chia sẻ.
Mở lối cho du lịch
Khánh Hòa bùng nổ du lịch nhờ hạ tầng cao tốc
Khánh Hòa đang trở thành điểm đến nghỉ dưỡng yêu thích hàng đầu của miền Nam sau khi tuyến cao tốc cuối cùng nối TP.HCM - Khánh Hòa thông xe từ cuối tháng 4/2024.
Chuyển đổi đất rừng làm du lịch: Bài toán nan giải
Mặc dù 'con đường' thuê môi trường rừng làm du lịch đã thông tỏ hơn nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn hướng đi khó hơn là chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng.
Doanh nghiệp du lịch, khách sạn thay đổi để thích ứng
Sự thay đổi của thị trường khách du lịch sau đại dịch đã tác động lớn đến việc định vị sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Khi AI trở thành đồng nghiệp
Agentic AI chính là “động cơ số” giúp doanh nghiệp Việt Nam tối ưu hoá chuỗi cung ứng và dự báo nhu cầu khách hàng trong cuộc chơi toàn cầu.
Doanh nghiệp gia đình trước sức ép chuyển mình
Chưa bao giờ các doanh nghiệp gia đình lại đối mặt với cả động lực và áp lực phải thay đổi, tái cấu trúc theo hướng tinh gọn và hiệu quả như hiện nay.
Rủi ro bủa vây doanh nghiệp: Hội đồng quản trị đang ở đâu trên trận tuyến?
Bản chất của quản trị rủi ro không phải là giảm thiểu rủi ro một cách tối đa mà là phải gắn chặt với quản trị hiệu suất và hoạt động kinh doanh.
AI là 'người hùng thầm lặng' giúp Be Group có lãi
Hành trình "thay máu" bằng AI vào mọi ngóc ngách của hoạt động kinh doanh, vận hành đã giúp Be Group chuyển mình, hướng tới tăng trưởng bền vững.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.