Tiêu điểm
Doanh nghiệp du lịch, khách sạn thay đổi để thích ứng
Sự thay đổi của thị trường khách du lịch sau đại dịch đã tác động lớn đến việc định vị sản phẩm, thương hiệu của các doanh nghiệp khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
Các khách sạn, khu nghỉ dưỡng thay đổi để thích ứng
Từ sau dịch Covid-19, với sự thay đổi của thị trường khách du lịch và sự sụt giảm mạnh mẽ của khách Trung Quốc, Hoiana Resort & Golf đã chuyển hướng nhanh chóng sang đón khách Hàn Quốc và khách du lịch cao cấp ở các quốc gia phát triển.
Theo ông Steve Wolstenholme, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Hoiana Resort & Golf, sự thay đổi về thị trường khách du lịch sau đại dịch đã tác động lớn đến việc định vị sản phẩm, thương hiệu, cũng như đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khách sạn, khu nghỉ dưỡng.
Bên cạnh khách Trung Quốc như thời gian trước đó, Hàn Quốc đang là những thị trường khách quốc tế lớn nhất của Việt Nam.
Điều này đòi hỏi các khách sạn phải đáp ứng sở thích và kỳ vọng của du khách từ các thị trường này, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ với ngôn ngữ, các món ăn đặc trưng và tiện ích vui chơi giải trí phù hợp với văn hóa.
Với sự gia tăng du lịch quốc tế, đặc biệt là từ các thị trường có thu nhập cao như, Hàn Quốc, Singapore, nhu cầu về các loại hình lưu trú sang trọng và cao cấp ngày càng tăng.
Các nhà đầu tư đang tập trung phát triển các khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp, cung cấp dịch vụ và tiện nghi đẳng cấp cho khách du lịch, ông Steve chia sẻ.
Chiến lược thay đổi để thích ứng của Hoiana được đánh giá là rất kịp thời trong bối cảnh chung của ngành du lịch hiện nay.
Theo số liệu thống kê, ngành du lịch Việt Nam ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ từ các thị trường quốc tế, đặc biệt là Hàn Quốc. Trong chín tháng đầu năm 2024, khoảng 3,4 triệu du khách Hàn Quốc đã đến Việt Nam, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 7,2% so với cùng kỳ 2019.
Theo đó, Hàn Quốc đã vượt qua Trung Quốc và trở thành nguồn khách quốc tế lớn nhất đến Việt Nam, chiếm 27% tổng lượt khách quốc tế.
Tại một số thị trường du lịch ven biển như Nha Trang – Cam Ranh và Đà Nẵng, Hàn Quốc thậm chí còn là nguồn khách quốc tế lớn nhất, với tỷ trọng lần lượt là 56% và 40% tổng lượt khách quốc tế đến địa phương.
Trong khi đó, thị trường Ấn Độ tuy mới chiếm 3% tổng lượt khách quốc tế đến nhưng được đánh giá đầy tiềm năng khai thác khi lượt khách trong 9 tháng đầu năm 2024 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2019.
Tại hội nghị chuyên đề thường niên về lĩnh vực bất động sản và nghỉ dưỡng lớn nhất trong khu vực - Meet The Experts (MTE) 2024 do Savills Hotels, WeHub tổ chức với chủ đề "Kiến tạo nền tảng bền vững cho các dự án bất động sản và nghỉ dưỡng", ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels cho biết, ngành nghỉ dưỡng Việt Nam đang khôi phục mạnh mẽ.
Trong thời gian qua, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là một trong những điểm đến yêu thích của du khách châu Á, đặc biệt là từ thị trường Hàn Quốc.
Sản phẩm du lịch và lưu trú tại Việt Nam ngày càng đa dạng, với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu khách sạn mới, thuộc nhiều phân khúc khác nhau có thể đáp ứng nhu cầu của các tệp khách trên thị trường.
Không chỉ xu hướng thị trường khách du lịch thay đổi, theo ông Steve, khách hàng ngày nay cũng ưu tiên các yếu tố xanh, các tiện ích chăm sóc sức khỏe.
Do đó, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng đã và đang áp dụng các yếu tố xanh, bền vững cũng như cung cấp các tiện nghi chăm sóc sức khỏe nhằm định vị thương hiệu và thực hiện chiến lược phát triển trong giai đoạn mới.
Nhờ vậy, trong bối cảnh chưa hồi phục của thị trường du lịch, Hoiana vẫn có kết quả kinh doanh khả quan với tỷ lệ lấp đầy khoảng 60 - 70% giai đoạn cao điểm và 30 - 40% giai đoạn thấp điểm trên tổng quy mô dự án hơn 1.200 phòng.
Hiện Hoiana đã hoàn thành giai đoạn một của dự án phát triển có tổng vốn đầu tư 4 tỷ USD với tổng diện tích gần 1.000ha thuộc phía Nam Hội An. Dự án đã được các cấp chính quyền thống nhất chủ trương để tiếp tục thực hiện giai đoạn hai, bao gồm các hạng mục như biệt thự cao cấp ven biển và sân golf, tổ hợp hội nghị, thể thao và mua sắm.
Trong giai đoạn sắp tới, Hoiana sẽ tập trung vào việc thu hút nhóm các nhà đầu tư và người có thu nhập cao đến từ các quốc gia phát triển. Đây là nhóm khách thường lưu trú dài hạn, do đó mà nhu cầu cho các dịch vụ như thưởng thức ẩm thực, mua sắm và hoạt động giải trí tạo tăng theo.
Cơ hội phục hồi cho bất động sản nghỉ dưỡng
Với những chuyển động trên thị trường du lịch, ông Mauro cho rằng, ngành bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam đang chuẩn bị cho chu kỳ phát triển mới.
Phân khúc nghỉ dưỡng hạng sang ghi nhận kết quả hoạt động kinh doanh tích cực nhất. Thị trường ngôi nhà thứ hai vốn bị ảnh hưởng bởi các biến động trong thời gian qua thì lại cho thấy các tín hiệu phục hồi với một vài dự án ghi nhận mức độ quan tâm cùng tỷ lệ hấp thụ khả quan.
Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, nhu cầu thuê lại các khách sạn để khai thác kinh doanh lưu trú từ các công ty lữ hành đang gia tăng. Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự phục hồi của nhóm khách quốc tế, chủ yếu đến từ các thị trường châu Á và một số nước châu Âu.
Điều này tạo động lực để các các công ty lữ hành, đại lý du lịch hướng đến hoàn thiện hệ sinh thái kinh doanh, bao gồm cung cấp dịch vụ lưu trú nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, cải thiện biên lợi nhuận hoạt động.
Nhóm nhà đầu tư này thường tập trung vào các dự án có quy mô từ 100 đến 150 phòng, nằm ở các điểm đến du lịch quen thuộc, với đa dạng các tiện ích, hạ tầng du lịch.
Ông Steve cũng cho rằng, ngành khách sạn tại Việt Nam tiếp tục cho thấy nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là ở các khu vực ven biển như Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc. Những khu vực này vẫn là điểm nóng cho đầu tư khách sạn nhờ vào cơ sở hạ tầng du lịch phát triển và ngày càng phổ biến với du khách.
Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến các tỉnh thành khác như Quảng Nam và Quy Nhơn, nơi nhu cầu tăng cao về các khu nghỉ dưỡng sang trọng và thân thiện với môi trường ngày một tăng cao.
Những khu vực này cung cấp một môi trường đầu tư ít cạnh tranh hơn, có lợi thế về vẻ đẹp thiên nhiên và cơ sở hạ tầng du lịch ngày càng phát triển, khiến chúng trở thành điểm đến lý tưởng cho các dự án phát triển khách sạn trong tương lai.
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút 25 triệu lượt khách quốc tế. Đến hết tháng chín năm 2024, cả nước đã đón gần 12,7 triệu lượt khách quốc tế, tiến dần đến mục tiêu 18 triệu lượt của năm nay.
Để có thể đạt được mục tiêu này, tạo cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi mạnh mẽ, ông Mauro cho rằng, các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp trong ngành cần có sự phối hợp đồng bộ, từ các doanh nghiệp khai thác cảng hàng không, hãng hàng không đến khách sạn, công ty lữ hành, đại lý du lịch và đơn vị cung cấp dịch vụ khác.
Việt Nam cần chú trọng hơn nữa công tác quảng bá, truyền thông các điểm đến du lịch mới, nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch tại nhiều địa phương và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, giảm thiểu tình trạng quá tải và nguy cơ khai thác du lịch quá mức tại một số điểm đến chính, góp phần phát triển du lịch bền vững.
Quan sát kinh nghiệm từ các nước trong khu vực, bà Uyên Nguyễn, Trưởng bộ phận tư vấn Savills Hotels cho biết thêm, mục tiêu 25 triệu lượt khách quốc tế của Việt Nam cho năm 2025 tương đương lượt khách quốc tế mà Thái Lan đã đạt được vào 10 năm trước.
Nhờ vào việc tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển các sản phẩm du lịch mới và nâng cao chất lượng dịch vụ, chỉ trong vòng 5 năm, Thái Lan đã thành công thu hút gần 40 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2019 - từ mức gần 25 triệu lượt vào năm 2014 và duy trì mức tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 10% trong giai đoạn này.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng tích cực thực hiện các chương trình xúc tiến du lịch “Amazing Thailand”, nhắm đến các thị trường tiềm năng tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.
Ngoài ra, không thể không kể đến việc mở rộng chính sách miễn thị thực và đơn giản hóa quy trình cấp thị thực cho một số thị trường trọng điểm đã giúp Thái Lan thuận lợi thu hút khách quốc tế, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, bà Uyên chia sẻ.
Mở lối cho du lịch
Du lịch ngổn ngang sau bão số 3
Một số khách sạn thiệt hại nhẹ đã hoạt động trở lại, trong khi những nơi bị tàn phá nghiêm trọng sẽ mất vài tháng để sửa chữa, khôi phục lại trạng thái bình thường.
Cần 'liều doping' cho du lịch Đà Nẵng
Nếu không có chiến lược đầu tư để nâng tầm sản phẩm, du lịch Đà Nẵng rất có thể sẽ “hụt hơi” trên đường đua quốc tế trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
8 khu vực động lực phát triển du lịch
Mục tiêu tổng quát của quy hoạch đến năm 2025 là Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.
Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.