Khởi nghiệp
Thế lực mới trong lĩnh vực giao đồ ăn
Châu Á được xem là một thị trường giao đồ ăn đang "nóng" khi tầng lớp trung lưu trong khu vực càng mở rộng và có thể đóng góp thêm hàng trăm triệu khách hàng mới mỗi năm cho các công ty giao đồ ăn.
Các startup giao đồ ăn hoạt động dựa trên nền tảng trực tuyến đang chạy đua thâu tóm và sáp nhập đồng thời thu hút thêm vốn đầu tư khi người tiêu dùng đang dần chuyển sang xu hướng đặt mua và yêu cầu giao đồ ăn đến nhà hoặc văn phòng làm việc của họ.
Giới nhà đầu tư đã rót 8,2 tỉ USD vào các công ty khởi nghiệp giao đồ ăn dựa vào nền tảng trực tuyến trong năm 2018, theo công ty nghiên cứu thị trường PitchBook.
Châu Á được xem là một thị trường giao đồ ăn đang "nóng" khi tầng lớp trung lưu trong khu vực càng mở rộng và có thể đóng góp thêm hàng trăm triệu khách hàng mới mỗi năm cho các công ty giao đồ ăn.
Tuy nhiên, khai quật tiềm năng này là rất tốn kém và hầu hết các công ty giao đồ ăn trong khu vực vẫn thua lỗ. Chẳng hạn, nền tảng giao đồ ăn trực tuyến lớn nhất Trung Quốc, Meituan Dianping, lỗ ròng đến 1,2 tỉ USD vào năm ngoái do "đốt tiền" để giành thị phần với nền tảng giao đồ ăn Ele.me của Alibaba.
Tại Ấn Độ, Uber Eats đang đuối sức trong nỗ lực bắt kịp 2 đối thủ là Swiggy và Zomato. Trang tin Tech Crunch dẫn các nguồn tin cho hay, Uber đang đàm phán bán lại mảng kinh doanh giao đồ ăn tại Ấn Độ cho Zomato với giá khoảng 400 triệu USD.
Sự cạnh tranh giữa các nền tảng giao đồ ăn cũng đặc biệt gay gắt ở Đông Nam Á, nơi sinh sống của 600 triệu người. Grab và Go-Jek đang chạy đua khuyến mãi ở mảng giao đồ ăn trực tuyến tại các thị trường trong khu vực nhờ sự hậu thuẫn tài chính của các nhà đầu tư lớn như SoftBank và Google.

Gần đây, startup giao đồ ăn Delivery Hero (Đức) đã toan tính gia nhập thị trường Đông Nam Á bằng cách chi 4 tỉ USD mua lại Woowa Brothers của Hàn Quốc. Delivery Hero sẽ trở thành đối thủ trực tiếp của Grab và Go-Jek trong khu vực khi thương vụ này hoàn tất.
Trước khi về một nhà với Delivery Hero, Woowa Brothers đạt những con số thống kê khá ấn tượng. Chỉ tính riêng dịch vụ Baedal Minjok của Woowa đã đạt mốc 43 triệu đơn hàng từ 200.000 đối tác nhà hàng, chủ yếu ở Seoul. Trước đó, Woowa đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu lên đến 100%.
Ông Niklas Ostberg, CEO của Delivery Hero nhận định thị trường gọi đồ ăn tại Đông Nam Á vẫn vô cùng tiềm năng và đang trên đà phát triển. Công ty đặt mục tiêu sẽ đạt doanh thu gấp đôi năm 2019 sau khi thâu tóm Woowa Brothers.
Tại Việt Nam, sự hiện diện của Delivery Hero thông qua Woowa Brothers chính là ứng dụng giao đồ ăn BAEMIN. Công ty đã thâu tóm startup Vietnammm trước đó, khi chính thức ra mắt thị trường vào hồi tháng 5 năm ngoái.
BAEMIN là ứng dụng giao thức ăn hàng đầu tại Hàn Quốc, trực thuộc Woowa Brothers. Tiền thân của BAEMIN là ứng dụng có tên Baedal Minjok, ra mắt vào năm 2010. Sau này, các đơn đặt đồ ăn hàng tháng của ứng dụng đã tăng từ khoảng 5 triệu vào đầu năm 2015 lên hơn 20 triệu vào tháng 7 năm 2018.
Baedal Minjok cũng chứng kiến sự gia tăng số lượng người dùng hoạt động hàng tháng từ 3 triệu lên 8 triệu trong cùng kỳ. Gần đây nhất, vào ngày 21/12/2018, ứng dụng đã được đầu tư thêm 320 triệu USD từ Hillhouse Capital, Sequoia Capital và GIC nâng giá trị Woowa Brothers lên 2,6 tỷ USD.

Tương tự các công ty đa quốc giá như Grab, hay Go-Jek, BAEMIN cũng sở hữu tiềm lực tài chính dồi dào, cùng nhiều năm kinh nghiệm "chinh chiến". Cách mà kỳ lân Hàn Quốc tiến vào thị trường giao đồ ăn Việt Nam vẫn là "không ngừng gửi đến các bạn hàng loạt chương trình khuyến mãi hấp dẫn & sáng tạo".
Theo báo cáo của Euromonitor, thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm. Thị trường này tuy nhỏ so với mảng F&B nói chung, nhưng lại thu hút các doanh nghiệp theo đuổi bởi tính trung thành của loại hình dịch vụ này khá cao.
Còn theo khảo sát của GCOMM, tần suất sử dụng các dịch vụ đặt món trực tuyến của người thành thị hiện đang khá cao, 99% người tham gia khảo sát cho biết sử dụng các dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến ít nhất 2-3 lần/tháng.
GrabFood hiện dẫn đầu về mức độ hài lòng chung của người dùng, theo sau là Now.vn. Go-Food là tên tuổi được biết đến nhiều thời gian gần đây, nhưng vẫn còn một khoảng cách khá lớn với 2 thương hiệu dẫn đầu.
Shark Bình đầu tư 500.000 USD vào siêu ứng dụng mua hộ, sai vặt, giao đồ ăn, đi chợ hộ
Khởi nghiệp từ những giá trị cơ bản
Startup Coolmate xây dựng mô hình mua sắm theo tủ đồ tuỳ chọn cho nam giới, với mức giá hợp lý, số lượng đồ đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Danh mục tủ đồ Coolmate bao gồm hơn 20 sản phẩm: áo thun, quần short, quần lót, tất nam...
Loship tăng tốc với đích đến 'Kỳ lân'
"Tốc độ tăng trưởng của chúng tôi cho đến nay được coi là ngang bằng với các công ty có vốn đầu tư gấp nhiều lần so với Loship. Tôi nghĩ lý do duy nhất khiến các đối tác nước ngoài chọn Loship là vì chúng tôi có một mô hình kinh doanh hướng đến lợi nhuận và tạo ra lợi ích cho nhà đầu tư", CEO Loship chia sẻ.
Tìm lời giải cho bài toán thương mại điện tử B2B
Thực tế tại Việt Nam, các nhà bán lẻ nhỏ chiếm hơn 60% doanh số bán hàng tiêu dùng nhanh ở khu vực thành thị và hơn 90% ở nông thôn, tuy nhiên hầu hết chưa có được giải pháp công nghệ hiện đại.
Mặt tích cực của các mạng xã hội
10 năm trước, người Việt mới chỉ biết tới Facebook, Youtube, Yahoo!, thì tới nay, con số này lên đến 455 mạng xã hội, theo báo cáo từ Bộ Thông tin và Truyền thông. Tính riêng mới 6 tháng đầu năm 2019 là 48 ứng dụng, website được cấp phép, kéo theo hàng loạt mạng xã hội được công bố ra mắt.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?
Hộp Darvas: Cách tiếp cận thông minh trong thị trường chứng khoán
Hộp Darvas: Phương pháp giao dịch chứng khoán dựa trên phân tích biểu đồ giá, xác định điểm vào lệnh thông minh giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
Xanh SM và VinClub triển khai tính năng liên kết tài khoản tự động
Xanh SM và VinClub chính thức triển khai chương trình liên kết tài khoản tự động - “Chạm là liên kết, xanh hơn, lời hơn”, mở ra trải nghiệm tích điểm và nâng hạng thành viên thuận tiện cho hàng chục triệu khách hàng.
VinFast hợp tác JIGA mở rộng xưởng dịch vụ tại Philippines
VinFast và MGA.414 Corporation (đơn vị vận hành chuỗi dịch vụ ô tô JIGA) vừa ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) về việc mở rộng mạng lưới xưởng dịch vụ cho xe điện VinFast tại thị trường Philippines, hướng tới mục tiêu thiết lập hơn 100 xưởng tại quốc gia này trong năm nay.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Bảo hiểm nhân thọ như nắng sau mưa
Trong bối cảnh nền kinh tế trải qua nhiều biến động, ngành bảo hiểm nhân thọ đang dần phục hồi và khẳng định vai trò bảo vệ tài chính cho người dân.
CTX Holdings khởi động dự án trên 'đất vàng' Hà Nội
Tái khởi động một số dự án 'đất vàng', CTX Holdings cho thấy mình đang từng bước trở lại đường đua bất động sản, dù tốc độ còn khá chậm.