Tiêu điểm
Thị trường bán lẻ đồ xa xỉ chuyển hướng sang Châu Á - Thái Bình Dương
Trong khi thị trường xa xỉ toàn cầu dự báo sẽ giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái dưới tác động của Covid-19 thì nhu cầu cho hàng xa xỉ tại Việt Nam được ghi nhận không sụt giảm nhiều. Mức chi tiêu cho các sản phẩm này tại Trung Quốc thậm chí có thể tăng 30% so với năm 2019.

Việc áp dụng các biện pháp phong tỏa dịch bệnh trên khắp thế giới đã tác động rất nhiều đến kế hoạch mở các cửa hàng cao cấp trong nửa đầu năm 2020. Nhiều thương hiệu đang phải hoạch định lại chiến lược đầu tư bán lẻ trong bối cảnh dịch Covid vẫn đang hoành hành. Trong đó, việc gia tăng thị phần tại thị trường Châu Á - Thái Bình Dương đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Các nhà bán lẻ đang hướng trọng tâm sang các thị trường Châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này chiếm 38,9% tổng thị phần toàn cầu trong hoạt động khai trương các cửa hàng cao cấp tính từ tháng 1 đến tháng 10/2020.
Theo dữ liệu của Savills, kết quả này cao hơn năm 2019, khi thị phần của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chỉ ở mức 31,8%. Đây là năm đầu tiên, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương vượt qua Châu Âu.
Sự dịch chuyển về mặt địa lý trong việc mở các cửa hàng cao cấp được Savills ghi nhận trong ba năm qua. Xu hướng này trở nên đáng chú ý hơn vào năm nay trong bối cảnh thị trường bán lẻ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mở cửa trở lại cùng với sự phục hồi trong việc chi tiêu cho hàng hóa xa xỉ thời kỳ sau phong tỏa.

Ông Anthony Selwyn, Trưởng bộ phận cao cấp về bán lẻ toàn cầu của Savills cho biết: “Trong nhiều năm, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương đóng góp rất quan trọng vào hoạt động kinh doanh toàn cầu của các nhãn hàng cao cấp. Hiện nay, đây là khu vực cho thấy sự phục hồi tích cực sau Covid-19, thúc đẩy sự mở rộng và đầu tư nhiều hơn".
Đơn cử như tại Việt Nam, thị trường bán lẻ đồ xa xỉ vẫn khá ổn định do nhu cầu nội địa được ghi nhận không sụt giảm quá nhiều, dù lượng khách du lịch quốc tế có giảm mạnh.
Trên bình diện mặt bằng bán lẻ, các nhà bán lẻ vẫn giữ nhu cầu lớn đối với các mặt bằng cao cấp, tại các vị trí đắc địa, áp lực về giá thuê ngày càng tăng. Hiện các mặt bằng thỏa mãn được yêu cầu của các thương hiệu xa xỉ tại khu vực trung tâm Hà Nội đang khá hiếm nên áp lực về giá thuê ngày càng tăng.
Mới đây nhất, Louis Vuitton và Christian Dior đã chọn tòa nhà International Centre để mở cửa hàng mới, tiếp tục tham gia vào thị trường bán lẻ Hà Nội.
Cũng theo nghiên cứu từ Savills, thị trường bán lẻ đồ xa xỉ tại Trung Quốc vẫn phát triển rất tốt. Các nhà bán lẻ hiện đang mở rộng các cửa hàng trên khắp Trung Quốc.
Quốc gia này chiếm 18,8% tổng thị phần toàn cầu trong hoạt động mở mới các cửa hàng đến năm 2020, vượt xa mức trung bình của ba năm trước đó là 6,4%. Trung Quốc cũng ghi nhận số lượng mở cửa hàng cao cấp tăng 64,7% so với năm 2019, trở thành thị trường lớn duy nhất có tăng trưởng trong giai đoạn này.
Nhiều nhà bán lẻ đã tận dụng năm nay để mở rộng sự hiện diện trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu đối với các sản phẩm xa xỉ, đặc biệt vào thời điểm khách du lịch Trung Quốc phần lớn không thể du lịch đến các thành phố bán lẻ nổi tiếng như London, Paris và Milan.
Trong những tháng gần đây, du lịch nội địa Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng sau thời gian kiềm tỏa trong quý đầu tiên. Tính đến cuối tháng 8, lượng khách nội địa đã đạt 86% so với năm 2019. Con số này tăng mạnh sau tuần lễ quốc khánh của Trung Quốc vào đầu tháng 10.
Sự phục hồi của du lịch nội địa và các thành tựu kinh tế cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng đang tìm cách hỗ trợ tiêu dùng nội địa như một yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Nỗ lực thúc đẩy chi tiêu nội địa đang được Trung Quốc áp dụng. Do đó, chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ ở Trung Quốc vào năm 2020 có thể tăng hơn tới 30% so với năm 2019, bất chấp việc các cửa hàng tạm thời đóng cửa hồi đầu năm.
Kể từ khi lệnh phong tỏa được nới lỏng, nhu cầu đối với các mặt hàng xa xỉ tại Trung Quốc đã tăng rõ. Đơn cử, nhãn hàng Hermes báo cáo doanh thu kỉ lục lên đến 2,7 triệu USD tại Quảng Châu trong ngày mở cửa trở lại.
Tương tự, Canada Goose gia tăng hiện diện của hãng tại Trung Quốc Đại lục với một cửa hàng mới ở Thành Đô đạt kết quả hoạt động “ngoài mong đợi” và thêm ba cửa hàng mở mới trong năm nay.
Trong khi đó, ngược lại, thị trường xa xỉ toàn cầu dự kiến sẽ giảm tới 45% so với cùng kỳ năm ngoái, do châu Âu và Hoa Kỳ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, suy thoái kinh tế kéo dài và sự mất ổn định việc làm.
Thị trường bán lẻ đồ xa xỉ vẫn tốt trong đại dịch
Ngân hàng bán lẻ thắng lớn
Dịch Covid-19 đã trở thành một phép thử, làm nổi bật hơn sức mạnh của các mô hình, chiến lược ngân hàng bán lẻ. Sức mạnh không chỉ thể hiện ở lợi nhuận, mà cả ở khả năng giảm thiểu và kiểm soát rủi ro.
FPT Retail là Top 10 công ty bán lẻ uy tín tại Việt Nam
Năm thứ tư liên tiếp FPT Retail vào Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín nhất Việt Nam do Vietnam Report và VietNamNet công bố.
Mô hình bán lẻ ưu việt của Aeon Việt Nam
Đầu tư hàng ngàn tỷ đồng mỗi trung tâm thương mại, song mô hình kinh doanh của hãng bán lẻ Nhật Bản vẫn cho thấy tính hiệu quả cao khi có lời chỉ sau vài năm góp mặt
Công ty bán lẻ tìm dư địa mới
FPT Retail là một trong số ít các doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ hiện nay "dấn thân" vào thị trường sửa chữa điện thoại, laptop.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.