Tiêu điểm
Thị trường đám mây Việt Nam đang nằm trong tay ai?
Tính theo cơ cấu về doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… đang nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ điện toán đám mây.
Theo các chuyên gia, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột là chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó chiến lược "dịch chuyển lên mây" được coi là quan trọng để giúp doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong nền kinh tế số.
Đây là cơ hội lớn cho ngành trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây Việt Nam tăng tốc và bứt phá. Thị trường Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có tốc độ phát triển nhanh nhất tại ASEAN, với sự tham gia của hơn 50 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cả trong và ngoài nước.
Tính theo cơ cấu doanh thu, xét riêng các nhà cung cấp trong nước, thị trường vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp công nghệ lớn như: Viettel, VNPT, CMC, FPT… Nhóm các doanh nghiệp lớn này nắm giữ hơn 90% thị phần dịch vụ đám mây trong nước.
Cơ cấu theo loại hình dịch vụ, trong năm 2023, dịch vụ IaaS (cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ) chiếm khoảng 59% quy mô thị trường, dịch vụ PaaS (nền tảng như một dịch vụ) chiếm khoảng 10% và dịch vụ SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ) chiếm khoảng 31%.
Các doanh nghiệp lớn này đang có xu hướng đầu tư nhiều vào SaaS nhằm hoàn thiện hệ sinh thái đám mây. Cá biệt, có doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này đạt doanh thu loại hình SaaS chiếm tới 87% trên tổng doanh thu điện toán đám mấy.

Theo cơ cấu theo phương thức triển khai, tại Việt Nam, các tổ chức, doanh nghiệp chủ yếu sử dụng 2 hình thức là: đám mây công cộng (public cloud) và đám mây riêng (private cloud). Phần lớn doanh thu của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây trong nước đến từ đám mây công cộng (chiếm 81% tổng doanh thu).
Trong năm ngoái, nhu cầu sử dụng dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam đã tăng đột biến, khi quy mô thị trường tăng lên 9.700 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2021.
Tuy nhiên, vào năm 2023, tăng trưởng của thị trường này đã chậm lại, phần lớn đến từ suy thoái kinh tế dẫn tới áp lực cắt giảm, tối ưu chi phí. Sự tăng trưởng chậm lại được thấy rõ trong việc đo lường hiệu quả tiêu dùng dịch vụ đám mây và sự điều chỉnh của người tiêu dùng về lợi ích của đám mây.
Theo phân tích của Câu lạc bộ điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu (VNCDC) - Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA), thị trường đám mây Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 20% - 23% trong giai đoạn 2023 - 2025. Dự kiến, đến năm 2025, quy mô thị trường điện toán đám mây Việt Nam sẽ đạt khoảng 768 triệu USD.
Về sự phát triển của các loại hình dịch vụ, phần lớn các nhà cung cấp (63,7%) nhất trí rằng loại hình IaaS sẽ phát triển nhanh nhất trong 2 năm tới. 27,3% ý kiến còn lại bình chọn cho các loại hình SaaS và PaaS.
Đặc biệt, qua phân tích số liệu cho thấy, năng suất lao động trong lĩnh vực đám mây cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung năng suất lao động trong nước.
Trung tâm dữ liệu (DC) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Thị trường DC đang thu hút sự đầu tư lớn của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu tại Việt Nam như: VNPT, Viettel, CMC, FPT… thời gian qua rất chú trọng đầu tư, xây dựng phát triển các DC hiện đại, quy mô lớn, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và cung cấp các dịch vụ đẳng cấp thế giới.
Nghị định số 53/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, trong đó xiết chặt việc quản lý dữ liệu. Theo đó, các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ yêu cầu nội địa hóa dữ liệu, đã khiến nhu cầu về trung tâm dữ liệu trên toàn quốc được dự báo sẽ tăng vọt.
Có 6/7 nhà cung cấp dịch vụ DC trong nước đánh giá thị trường Việt Nam sẽ phát triển nhanh trong 2 năm tới. Do đó, các nhà cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu trong nước đều có kế hoạch phát triển thêm hạ tầng.
Tăng trải nghiệm khách hàng qua công nghệ điện toán đám mây
Người Lào, Campuchia đi xe điện Việt Nam
Chia sẻ về tiềm năng phát triển trong tương lai của mô hình taxi điện, CEO Nguyễn Văn Thanh cho biết doanh thu trung bình của một xe taxi và xe máy điện của GSM đang bằng một xe xăng, nhưng chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng.
Hình hài trí tuệ nhân tạo Made in Vietnam
Dù trí tuệ nhân tạo là một công nghệ mới, nhưng cả VinBigdata, VNPT và VNG đều đang nỗ lực làm chủ công nghệ lõi với tham vọng AI 'made in Vietnam'.
Mảnh ghép còn thiếu trong bài toán quản trị số
Sau khoảng thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, lãnh đạo Base.vn tin rằng, đây là thời điểm chín muồi để đem tới mảnh ghép thứ 4 trong hệ sinh thái giải pháp quản trị số cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Chuỗi bán lẻ mỹ phẩm Hasaki được Alibaba rót vốn
Tính đến thời điểm hiện tại, Hasaki sở hữu hơn 100 cửa hàng bán lẻ và 17 phòng khám da liễu Hasaki clinic tại 33 tỉnh thành trên cả nước.
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Nguồn tiền cho phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Trump Organization muốn đẩy nhanh tiến độ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Tiến tới Chính phủ không giấy tờ, quản trị thông minh
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.