Khởi nghiệp
Thị trường fintech Việt Nam hấp dẫn công ty ngoại
Với việc mở rộng sang Việt Nam, Zeta trở thành một trong những công ty fintech Ấn Độ đầu tiên ra mắt hoạt động kinh doanh tại khu vực ASEAN.
Công ty khởi nghiệp fintech Zeta có trụ sở tại Bangalore (Ấn Độ) mới đây đã tuyên bố mở rộng sang các thị trường Đông Nam Á. Startup này ra mắt nền tảng dịch vụ công nghệ tại Philippines và Việt Nam với Sodexo là khách hàng đầu tiên tại hai quốc gia này.
Nền tảng Zeta sẽ cung cấp các chương trình phúc lợi và phần thưởng cho nhân viên của Sodexo, cho phép đưa ra các giải pháp kỹ thuật số tùy biến cho các doanh nghiệp và nhân viên của mình tại hai quốc gia này.
Ông Bhavin Turakhia, đồng sáng lập và CEO Zeta cho hay: "Đây là một cột mốc lớn của công ty và chúng tôi cảm thấy vô cùng phấn khích. Sau khi xây dựng nền tảng này ở Ấn Độ, chúng tôi nhận thấy tiềm năng rất lớn để mở rộng sang các thị trường nước ngoài. Nhờ mối quan hệ chặt chẽ với Sodexo, Zeta rất vui khi tiếp tục cung cấp dịch vụ cho Sodexo ở các quốc gia khác. Việt Nam và Philippines là những thị trường Sodexo đầu tiên được phát hành trực tuyến trên nền tảng Zeta".
Với sự mở rộng này, Zeta đã trở thành một trong những công ty fintech Ấn Độ đầu tiên ra mắt hoạt động kinh doanh tại khu vực ASEAN.
Thành lập vào năm 2015 bởi Bhavin Turakhia và Ramki Gaddipati, Zeta cung cấp hệ thống công nghệ phần mềm lõi ngân hàng đầy đủ tính năng với công nghệ điện toán đám mây và Giao diện lập trình ứng dụng (API) cho các ngân hàng truyền thống để phát hành thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và trả trước; đồng thời cung cấp công cụ thanh toán cho các tổ chức fintech và các doanh nghiệp khác để phát triển các sản phẩm fintech bán lẻ.
Startup hiện đang phục vụ khoảng 15.000 khách hàng và 2 triệu người dùng trên nền tảng của mình. Gần đây, Zeta đã thâm nhập vào lĩnh vực ngân hàng và tung ra ba sản phẩm mới có tên là Tachyon, Fusion và Crypt.
Tại Ấn Độ, Zeta nắm giữ cổ phần tối thiểu trong công ty liên doanh với Sodexo BRS Ấn Độ nhằm bán các giải pháp đa chức năng cho các doanh nghiệp.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong 3 năm qua, số lượng công ty fintech đã tăng gần 4 lần. Hiện cả nước có hơn công ty 150 fintech, trong khi 3 năm trước, con số này mới dừng lại ở 40. Trước đó, thị trường fintech Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch vào năm 2017 và được dự kiến sẽ đạt đến 7,8 tỷ USD vào năm 2020.
Trong đó, 2 lĩnh vực lớn mạnh nhất là Ví điện tử và Cho vay ngang hàng với số lượng thành viên lần lượt là 28 (được cấp phép, trừ NAPAS) và hơn 70 (không chính thức).
Trong 9 tháng đầu năm 2019, các công ty công nghệ tài chính (fintech) Việt Nam nhận về 410 triệu USD vốn đầu tư. Số vốn này tương đương 36% tổng lượng đầu tư vào thị trường Đông Nam Á, theo thống kê của Crowdfundinsider.
Điều này đã phần nào phản ánh được tiềm năng của lĩnh vực fintech, cũng như giải thích cho nguyên nhân hàng loạt fintech trong và ngoài nước thời gian qua đổ bộ vào thị trường Việt Nam.
Fintech là chìa khóa giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phục hồi sau đại dịch
Ngân Lượng là kênh thanh toán của Cổng Dịch vụ công Quốc Gia
Ngân Lượng trở thành kênh thanh toán điện tử của Cổng Dịch vụ công Quốc Gia, giúp tối ưu hóa tiện ích cho các cá nhân và tổ chức khi thanh toán trực tuyến phí, lệ phí dịch vụ công mức 3, 4 thông qua website https://dichvucong.gov.vn/.
Go-Viet hợp nhất thành Gojek Việt Nam
Dù mới xuất hiện tại Việt Nam chưa đầy 2 năm, nhưng Go-Viet đã trải qua nhiều biến động về nhân sự quản lý cấp cao, trong chưa đầy 1 năm, Go-Viet đã thay CEO tới 2 lần, và trống vị trí này từ tháng 9 năm ngoái đến nay.
Dòng vốn đầu tư vào các startup tuyển dụng Việt Nam
Với quy mô hàng chục triệu USD hứa hẹn đổ vào các startup tuyển dụng, thị trường này đang chứng minh sức hút riêng với nhà đầu tư.
Biến thách thức thành cơ hội chuyển đổi số ngành giáo dục
Những năm gần đây, ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành mà còn tác động rất lớn đối với đất nước.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.