Shark Phạm Thanh Hưng: Đừng hy vọng giá bất động sản giảm mạnh hậu Covid-19
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cen Group, nhà đầu tư cần có sự dũng cảm để vào thị trường trong dịch bệnh, khi mà dường như hầu hết mọi người đều đang rất sợ hãi.
Tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu có thể chậm vì thời điểm tái khởi động kinh tế mỗi nước mỗi khác, nhưng điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam cần tận dụng khoảng thời gian “trời cho” này để nắm bắt cơ hội.
Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19 như các nền kinh tế khác trên thế giới nhưng không quá nghiêm trọng.
Nhờ áp dụng hiệu quả các biện pháp giãn cách xã hội, phong toả các vùng dịch, hạn chế đi lại giữa các địa phương, đóng cửa biên giới, kiểm soát hữu hiệu nhập cảnh, Việt Nam có số bệnh nhân bị lây nhiễm thuộc vào hàng thấp nhất thế giới và không có trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, chúng ta không thể tránh được những hệ quả nặng nề đối với hoạt động kinh tế. Các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các biện pháp phòng dịch như giao thông, du lịch, hàng không, vui chơi, giải trí, ăn uống gần như ngưng hoạt động, kéo theo các ngành liên quan cũng bị ảnh hưởng.
Đại dịch không phải là chiến tranh, không có sự tàn phá các cơ sở hạ tầng, không có sự hủy diệt các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh… Các tài sản vật chất vẫn còn đó, chỉ có nhu cầu tiêu dùng sụt giảm và tình trạng thất nghiệp tạm thời gia tăng. Nhờ Chính phủ Việt Nam có biện pháp chống dịch hiệu quả nên ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch lên nền kinh tế không nhiều.
Tình trạng đình đốn của các nền kinh tế công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản sẽ có một tác động tiêu cực nhất định đối với Việt Nam, vì mức độ hội nhập kinh tế rất sâu của Việt Nam với thế giới.
Chúng ta có điều kiện đi trước các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu một bước.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cần kiên nhẫn chờ đợi những diễn biến hậu Covid-19 tại các thị trường quốc tế truyền thống để có những giải pháp ứng phó nhanh chóng và thích hợp, vì chúng ta có điều kiện đi trước các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu một bước.
Khi các nước công nghiệp phát triển tái khởi động nền kinh tế của họ, chính sách ưu tiên sẽ là khắc phục nhanh chóng tình trạng thất nghiệp, mà tỷ lệ đã vượt qua mức 2 con số, nhất là tại Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng, tình trạng thất nghiệp này chỉ là tạm thời, không mang tính chất cơ cấu. Khi tình hình đại dịch được khắc phục, với các chánh sách kích cầu mạnh mẽ hàng chục ngàn tỷ đô la mà các nước phát triển phương Tây và Nhật Bản đang triển khai, nền kinh tế thế giới sẽ từng bước phục hồi, nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng trở lại.
Chính thời điểm này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể nâng cao giá trị xuất khẩu và mở rộng thị trường cho các sản phẩm mới. Thời kỳ hậu Covid-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ là cơ hội mới để giành thắng lợi trong chinh phục thị trường thế giới, thúc đẩy tăng trưởng qua chiến lược định hướng xuất khẩu.
Mặt khác, tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch sẽ thay đổi cơ bản. Trung Quốc không còn là mảnh đất đáng tin cậy cho các nhà đầu tư phương Tây và Nhật Bản. Nhiều doanh nghiệp FDI sẽ chuyển nhà máy của họ từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Để tranh thủ cơ hội này, chúng ta cần nhắm tới các mục tiêu chiến lược phát triển lâu dài, như thực hiện nghiêm túc việc xây dựng nền móng vững chắc cho nền kinh tế nước nhà, tạo môi trường đầu tư lành mạnh; sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả; cải thiện, nâng cao năng suất lao động; xây dựng một nền kinh tế chi phí thấp để tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia.
Thực ra, việc thay đổi chuỗi cung ứng bắt đầu manh nha từ thương chiến Mỹ -Trung, mà một trong những điểm nút mới được chọn để thay thế là Việt Nam. Nhiều người cho rằng đó là cơ hội, tuy nhiên sẽ là thách thức nếu chúng ta không có thay đổi gì. Phải có sự chuẩn bị tốt về môi trường kinh doanh, thật sự tạo sân chơi tốt cho FDI và doanh nghiệp tư nhân cả về luật pháp, nguồn vốn trong nước, nước ngoài; hoàn thiện chính sách vĩ mô. Phải tranh thủ làm lại nền công nghiệp phụ trợ để tăng cường tỷ lệ nội địa hoá.
Tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu có thể chậm vì thời điểm tái khởi động kinh tế mỗi nước mỗi khác, nhưng điều đó cũng có nghĩa là ta cần tận dụng khoảng thời gian “Trời cho” này để nắm bắt cơ hội. Nhưng tôi vẫn tin rằng kinh tế thế giới sẽ phục hồi sớm hơn so với thời kỳ hậu Đại Suy Thoái 1930 và sau Thế Chiến 2.
Sau đại dịch có hai luồng nhận định khác nhau, một luồng cho rằng thế giới bây giờ không còn tin nhau nữa, mỗi nước phải lo lắng cho chính mình, luồng thứ hai dự báo thế giới sẽ ngày càng mở, thái độ của nhà nước sẽ ôn hoà hơn.
Nếu thế giới đóng lại, tự lo về kinh tế thì đó là thời suy tàn của trái đất. Còn thế giới hiểu nhau hơn, mở cửa hơn thì đó mới là tín hiệu vui để phục hồi kinh tế thế giới.
(*) Chuyên gia tài chính ngân hàng Huỳnh Bửu Sơn chia sẻ ý kiến trong khuôn khổ "Tọa đàm trực tuyến: Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp thời khủng hoảng" do TheLEADER.vn phối hợp với Tập đoàn TTC và các đối tác John & Partners, Base.vn
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch Cen Group, nhà đầu tư cần có sự dũng cảm để vào thị trường trong dịch bệnh, khi mà dường như hầu hết mọi người đều đang rất sợ hãi.
Công nghệ blockchain được đánh giá là cơ hội cho chuỗi cung ứng ngành thủy sản trong bối cảnh bị gián đoạn vì dịch Covid-19.
Rượt đuổi những “con” Covid - 19 cuối cùng còn trên lãnh thổ Việt Nam và rượt đuổi thời gian để phát triển kinh tế, hai cuộc rượt đuổi này, theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, “nếu chưa đồng tốc thì đất nước chưa hết lâm nguy”.
Ngay cả sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, lối sống ăn uống khỏe mạnh sẽ trở nên quan trọng với người tiêu dùng hơn so với trước đây, với sự kỳ vọng về một bữa tối tại nhà được tái thiết lập.
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.