Tiêu điểm
Thủ tướng: Doanh nghiệp là 'trái tim' của tăng trưởng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định doanh nghiệp là “trái tim” của tăng trưởng ASEAN, và cam kết Chính phủ Việt Nam kiến tạo "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" để cùng đưa ASEAN trở thành một thực thể kinh tế năng động, tự cường, bao trùm và bền vững, sẵn sàng thích ứng với mọi biến động toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước đã có chuỗi hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46 tại Kuala Lumpur, Malaysia trong hai ngày 26-27/5/2025.
Sự kiện quy tụ lãnh đạo các nước ASEAN, Timor-Leste, Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) và Trung Quốc, với mục tiêu củng cố nội khối, mở rộng hợp tác đối tác và tìm kiếm động lực phát triển mới trong bối cảnh khu vực và thế giới biến động khó lường.
Tại phiên họp toàn thể sáng ngày 26/5, các nhà lãnh đạo tái khẳng định chủ đề của hội nghị “Bao trùm và bền vững” là phù hợp với bối cảnh hiện nay. Những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, thiên tai và tội phạm xuyên quốc gia đang đòi hỏi ASEAN phải tăng cường tự cường và đoàn kết để đối phó hiệu quả.

Một dấu mốc quan trọng của hội nghị là việc thông qua văn kiện “ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta”, trong đó xác lập tầm nhìn và các chiến lược phát triển trên bốn trụ cột: chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và kết nối. Văn kiện được kỳ vọng sẽ là nền tảng chiến lược lâu dài cho ASEAN trong các thập kỷ tới.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh thế giới chứng kiến những biến động mới khó lường, bất định gia tăng, kéo theo xu hướng phân cực về chính trị, phân tách về kinh tế, phân mảnh về thể chế, phân hóa về phát triển.
Trong bối cảnh đó, ông kêu gọi ASEAN phát huy “5 hơn”: đoàn kết hơn, tự cường hơn, chủ động hơn, bao trùm hơn và bền vững hơn.
Thủ tướng đưa ra ba đề xuất trọng tâm cho hợp tác ASEAN. Trước hết, cần tái định hình tư duy phát triển lấy bao trùm làm nền tảng, đổi mới sáng tạo làm động lực và bền vững làm đích đến. Ông đề nghị lồng ghép tiêu chí bền vững vào chiến lược ASEAN 2045, khuyến khích huy động nguồn lực công – tư để đẩy mạnh chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thứ hai, ASEAN nên mở rộng liên kết vượt ngoài khu vực, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và sản phẩm, đồng thời phát huy tiếng nói chung về thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương. Thủ tướng bày tỏ tin tưởng việc Timor-Leste trở thành thành viên chính thức vào tháng 10/2025 sẽ làm sâu sắc thêm tính bao trùm và bền vững của hiệp hội.
Thứ ba, Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN cần tái khẳng định vai trò trung tâm không chỉ trên danh nghĩa, mà bằng hành động, giữ vững tự chủ chiến lược, phát huy đồng thuận nội khối và tăng cường năng lực chủ động thích ứng trước các biến động từ bên ngoài.
Trước các loại hình tội phạm xuyên quốc gia gia tăng, Việt Nam đề xuất xây dựng Tuyên bố ASEAN về hợp tác truy bắt tội phạm truy nã.

Tại phiên họp cùng ngày, lãnh đạo các nước cùng nhìn nhận rằng ASEAN đang chịu áp lực từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xu hướng bảo hộ, gián đoạn chuỗi cung ứng và tác động từ thiên tai, dịch bệnh. Trong khi đó, công nghệ mới đang định hình lại mô hình phát triển toàn cầu. Trong khi đó, làn sóng các công nghệ mới đang làm thay đổi căn bản mô hình phát triển.
Trước tình hình này, ASEAN được kêu gọi giữ vững đoàn kết, thúc đẩy đối thoại, hợp tác và nâng cao năng lực thích ứng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng, ASEAN cần nhất quán con đường đối thoại thay vì đối đầu, hợp tác thay vì cạnh tranh, đoàn kết thay cho chia rẽ và tự cường thay cho phụ thuộc.
Ông cũng nhấn mạnh ASEAN cần củng cố đoàn kết nội khối, phát huy vai trò trung tâm, duy trì quan hệ cân bằng với các nước lớn thông qua tận dụng hiệu quả các cơ chế sẵn có của ASEAN.
Về thương mại, Thủ tướng cảnh báo tác động của điều chỉnh chính sách thuế quan có thể ảnh hưởng đến các nền kinh tế trong khu vực.
Ông cho rằng đây là thời điểm để ASEAN phát huy tự chủ, tự cường, tái cấu trúc quan hệ thương mại; cần ưu tiên củng cố nội lực và mở rộng không gian hợp tác thông qua việc tăng cường thương mại, đầu tư nội khối, khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, thúc đẩy tiêu dùng nội khối, kết nối năng lượng và giao thông để tạo thuận lợi lưu chuyển hàng hóa.
Thủ tướng bày tỏ ủng hộ sớm hoàn tất Hiệp định khung Kinh tế số ASEAN, nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN, khai thác hiệu quả hơn mạng lưới liên kết kinh tế của ASEAN, trong đó có Hiệp định quan hệ Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP), thúc đẩy hoàn tất các FTA với đối tác như Canada và nâng cấp các thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc, Ấn Độ, từ đó đa dạng hóa thị trường, sản phẩm và chuỗi cung ứng.

Chiều cùng ngày, phiên đối thoại giữa lãnh đạo ASEAN và Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) đã diễn ra, nơi các doanh nghiệp đề xuất nhiều sáng kiến nhằm đẩy mạnh thương mại nội khối, tích hợp kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững.
ASEAN-BAC đề xuất thành lập Thực thể doanh nghiệp ASEAN, hình thành thị trường vốn tư nhân ASEAN, khung thị trường carbon chung và nền tảng số để đơn giản hóa thủ tục thương mại, phát triển chiến lược thúc đẩy lưu chuyển nhân tài trẻ. Các sáng kiến này được kỳ vọng sẽ giúp ASEAN tăng thêm 5,5 tỷ USD GDP nhờ số hóa thương mại.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các đề xuất có tính khả thi, cho rằng cộng đồng doanh nghiệp là động lực tiên phong cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng và tăng cường kết nối kinh tế khu vực.
Ông đề xuất chính phủ các nước và cộng đồng doanh nghiệp cùng nhau phát triển các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, và tăng cường phát triển nhân lực chất lượng cao thông qua hợp tác giữa nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường.
Thủ tướng khẳng định doanh nghiệp là “trái tim” của tăng trưởng ASEAN, và cam kết Chính phủ Việt Nam kiến tạo "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" để cùng với các chính phủ và doanh nghiệp các nước thành viên đưa ASEAN trở thành một thực thể kinh tế năng động, tự cường, bao trùm và bền vững, sẵn sàng thích ứng với mọi biến động toàn cầu.

Đến sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC) lần thứ hai.
Hội nghị nhấn mạnh vai trò của ASEAN và GCC như một hình mẫu liên khu vực, dựa trên nền tảng đối thoại, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.
Các nhà lãnh đạo nhất trí cụ thể hóa Khuôn khổ hợp tác ASEAN - GCC giai đoạn 2024-2028 thành các chương trình thực chất, hướng tới liên kết kinh tế sâu rộng hơn.
Với dân số hơn 700 triệu người và tổng GDP đóng góp đáng kể cho kinh tế thế giới, hai khu vực đồng thuận đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng.
Một điểm nhấn là việc triển khai nghiên cứu khả thi về Hiệp định thương mại tự do ASEAN-GCC, một bước đi chiến lược tạo nền tảng vững chắc cho liên kết kinh tế dài hạn.
Các lĩnh vực hợp tác tiềm năng được mở rộng từ công nghiệp Halal, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, đến chuyển đổi số và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ... Cùng với đó là cam kết tăng cường giao lưu nhân dân, giáo dục, du lịch và kết nối giữa các cơ sở nghiên cứu.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá ASEAN và GCC đều có thế mạnh riêng, mang tính bổ trợ cao, cùng chia sẻ tầm nhìn phát triển bền vững.
ASEAN nổi bật với tốc độ tăng trưởng cao, dân số trẻ, thị trường lớn, khả năng chuyển đổi nhanh, trong khi GCC là trung tâm năng lượng của thế giới, dồi dào nguồn lực tài chính, và có ưu thế về công nghệ và kinh nghiệm phát triển xanh.
Ông đề xuất hai bên sớm thiết lập một thỏa thuận hợp tác kinh tế chung mang tính linh hoạt, có thể triển khai trong thời gian ngắn, nhằm thúc đẩy tiếp cận thị trường, kết nối chuỗi cung ứng, hỗ trợ đầu tư hai chiều và tạo khuôn khổ tương hỗ thực chất trong lúc ASEAN và GCC tiến hành nghiên cứu khả thi về một FTA toàn diện.
Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân, kêu gọi phát huy động lực từ các quỹ đầu tư và doanh nghiệp GCC, đặc biệt trong các lĩnh vực xanh và bền vững như năng lượng mặt trời, AI, 5G, hydro xanh và phát triển đô thị thông minh...
Việt Nam khẳng định sẵn sàng phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy các cam kết thành các hợp tác cụ thể, từ hạ tầng số đến lao động và an ninh lương thực – hướng tới một khu vực phát triển hài hòa, bao trùm và bền vững.
Thủ tướng: ASEAN cần ‘tự chủ chiến lược’ và ‘duy trì trật tự dựa trên luật lệ’
Thị trường nào sẽ giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2025 bứt phá?
Năm 2025 hứa hẹn sẽ là năm triển vọng để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mục tiêu và tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Trung Đông.
Đà Nẵng có thể trở thành trung tâm tài chính xanh đầu tiên của ASEAN
Đà Nẵng có cơ hội trở thành trung tâm tài chính xanh đầu tiên, đóng vai trò thúc đẩy ứng phó biến đổi khí hậu, sản xuất tiêu dùng bền vững tại khu vực ASEAN.
Bốn đột phá cho Trung tâm tài chính quốc tế ở Đà Nẵng
Trung tâm tài chính quốc tế tại Đà Nẵng có thể khai thác nhu cầu tài chính xanh, tài chính thương mại, fintech của khu vực ASEAN để tạo lợi thế khác biệt.
Xuất khẩu tôm Việt Nam 'chạy nước rút' trước bão thuế quan
Triển vọng xuất khẩu tôm thời gian tới vẫn còn nhiều ẩn số, đòi hỏi các doanh nghiệp đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và tận dụng các hiệp định.
Quy mô tỷ đô, Việt Nam có nên đầu tư ngành game thành mũi nhọn kinh tế số?
Ngành công nghiệp game Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế số, với doanh thu được dự đoán sẽ đạt 1,66 tỷ USD vào năm 2025, tiến tới chạm mốc 2,42 tỷ USD vào năm 2029.
Việt Nam và Pháp thúc đẩy hợp tác toàn diện, sớm phê chuẩn EVIPA
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Pháp đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương, với cam kết thúc đẩy sớm phê chuẩn EVIPA và mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực như y tế, khoa học công nghệ...
Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga: Như sống trong thời khắc lịch sử của Đổi mới lần 2
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân, khu vực từng đổi mặt với nhiều băn khoăn, nghi ngại, được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển.
Ai sẽ bảo vệ người dân khỏi những cuộc gọi lừa đảo hóa đơn điện, nước?
Những cuộc gọi lừa đảo hóa đơn điện, nước xuất phát từ thực trạng lọt, lộ dữ liệu cá nhân từ những thông tin cơ bản như tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại.
Thủ tướng: Doanh nghiệp là 'trái tim' của tăng trưởng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định doanh nghiệp là “trái tim” của tăng trưởng ASEAN, và cam kết Chính phủ Việt Nam kiến tạo "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" để cùng đưa ASEAN trở thành một thực thể kinh tế năng động, tự cường, bao trùm và bền vững, sẵn sàng thích ứng với mọi biến động toàn cầu.
Xuất khẩu tôm Việt Nam 'chạy nước rút' trước bão thuế quan
Triển vọng xuất khẩu tôm thời gian tới vẫn còn nhiều ẩn số, đòi hỏi các doanh nghiệp đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và tận dụng các hiệp định.
Vừa lộ diện là cổ đông lớn của CTX Holdings, MBV đã tiến hành thoái vốn
Đà tăng mạnh của giá cổ phiếu CTX Holdings thời gian qua tạo thanh khoản thuận lợi để MBV từng bước thoái vốn khỏi doanh nghiệp.
Chào hè sôi động cùng BMW với ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ
Từ nay đến hết tháng 6/2025, Thaco Auto và BMW triển khai chương trình ưu đãi hấp dẫn lên đến 100% phí trước bạ cùng nhiều quà tặng phụ kiện, gói bảo dưỡng chính hãng dành cho khách hàng mua các dòng xe thuộc thương hiệu BMW.
Bước đột phá mới trong hành trình nâng tầm tiện nghi sống
Không ngừng sáng tạo và đổi mới, Tân Á Đại Thành tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong khi chính thức gia nhập thị trường thiết bị nhà bếp với sản phẩm đầu tay: Bếp từ đơn mâm từ bằng đồng ROSSI với chế độ “sôi liu riu” độc đáo - một giải pháp nấu nướng hiện đại, tinh tế và thiết thực cho mọi gia đình.
Quy mô tỷ đô, Việt Nam có nên đầu tư ngành game thành mũi nhọn kinh tế số?
Ngành công nghiệp game Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế số, với doanh thu được dự đoán sẽ đạt 1,66 tỷ USD vào năm 2025, tiến tới chạm mốc 2,42 tỷ USD vào năm 2029.
Siêu tăng trưởng: Ứng dụng EOS trong quản trị doanh nghiệp
Tìm hiểu EOS – hệ điều hành quản trị giúp doanh nghiệp xác định tầm nhìn, chuẩn hóa quy trình, giải quyết vấn đề và duy trì tăng trưởng bền vững