Phát triển bền vững

Thủ tướng kêu gọi các đối tác quốc tế tăng gấp đôi tài chính xanh

Nhật Hạ Thứ năm, 21/09/2023 - 19:44

Các nước phát triển, các đối tác quốc tế cần tăng gấp đôi tài chính cho các hoạt động thích ứng vào năm 2025; tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển về công nghệ xanh, tài chính xanh, quản lý xanh…

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc

“Biến đổi khí hậu tiếp tục là thách thức toàn cầu lớn nhất, tác động trực tiếp và gây tổn thất nặng nề đối với phát triển kinh tế, an sinh xã hội và trực tiếp đối với an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị thượng đỉnh Tham vọng khí hậu của Liên Hợp Quốc ngày 20/9.

Các sự cố như sụt lún, sạt lở và hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng chính là lời cảnh báo của thiên nhiên, kêu gọi “chúng ta khẩn trương hơn, hành động mạnh mẽ hơn và có trách nhiệm hơn nữa” nhằm hạn chế tối đa mức tăng nhiệt độ Trái Đất.

Việc này phải có cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân với những giải pháp đột phá, tổng thể, toàn diện, đổi mới và sáng tạo. Thủ tướng đề xuất xác lập tầm nhìn mới, tư duy mới, quyết tâm mới, hành động quyết liệt cho phát triển xanh, phát thải ròng bằng 0.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng xanh công bằng và công lý; trong đó lấy người dân làm trung tâm, chủ thể và không để ai bị bỏ lại phía sau.

Ông kêu gọi các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển về công nghệ xanh, tài chính xanh, quản lý xanh và đào tạo nguồn nhân lực xanh; xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo và các hệ thống truyền tải điện thông minh…

Đồng thời, đề xuất xây dựng các mối quan hệ đối tác thế hệ mới, đẩy mạnh huy động tài chính xanh cho khí hậu theo mô hình công - tư, trong đó đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, Thủ tướng cho rằng, các nước phát triển, các đối tác quốc tế cần tăng gấp đôi tài chính cho các hoạt động thích ứng vào năm 2025 và đưa Quỹ Tổn thất và thiệt hại vào hoạt động tại COP28 như đã cam kết.

Từ đó hỗ trợ các nước đang phát triển, các nước kém phát triển khắc phục những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.

Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới toàn diện hệ thống tài chính toàn cầu để tăng khả năng cung cấp tài chính xanh.

Việt Nam là một trong 30 nước nộp bản Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), là một trong ba quốc gia đang phát triển đầu tiên tham gia quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Việt Nam cũng đang cùng các đối tác quốc tế xây dựng Kế hoạch huy động nguồn lực để công bố tại COP28 với mong muốn đưa mô hình quan hệ đối tác này trở thành hình mẫu, góp phần thúc đẩy xu hướng chuyển đổi năng lượng công bằng trên toàn cầu.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam quyết tâm thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, phấn đấu giảm nhanh lượng phát thải khí nhà kính đến 43,5% vào năm 2030 và đạt tỉ lệ năng lượng tái tạo hơn 70% vào năm 2050.

Tại Hội nghị, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cũng kêu gọi các nước đặt ra tham vọng về giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở 1,5 độ C.

Trong đó, các nước phát thải nhiều cần đi đầu trong giảm phát thải khí nhà kính, các nước phát triển đạt phát thải ròng bằng 0 muộn nhất vào năm 2040 và các nền kinh tế lớn mới nổi là vào năm 2050; nhấn mạnh các nước phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát triển phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt.

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  2 năm
IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.
Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  2 năm
IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.
Việt Nam và Luxembourg trở thành đối tác chiến lược về tài chính xanh

Việt Nam và Luxembourg trở thành đối tác chiến lược về tài chính xanh

Tiêu điểm -  2 năm

Hai nước vừa nhất trí thiết lập khuôn khổ Đối tác chiến lược về tài chính xanh; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ngân hàng, kết nối các nguồn lực tài chính của Luxembourg nhằm giúp Việt Nam triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Yếu tố 'nuôi dưỡng' tài chính xanh

Yếu tố 'nuôi dưỡng' tài chính xanh

Leader talk -  2 năm

Theo chuyên gia HSBC, trước hết, thông tin tốt hơn sẽ giúp tránh rủi ro định giá sai, và sẽ huy động các nguồn lượng thị trường để mở rộng quy mô tài chính xanh, giúp nâng tầm xu hướng này trở thành chính thống.

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Thúc đẩy tiêu chuẩn phát triển bền vững để ‘hút’ tài chính xanh

Tiêu điểm -  2 năm

IFC, hợp tác cùng Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO), đang tăng cường hỗ trợ chính phủ để thúc đẩy tài chính bền vững và huy động đầu tư của khu vực tư nhân, nhằm giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về khí hậu.

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Vì sao thị trường vốn 'hờ hững' với tài chính xanh?

Phát triển bền vững -  2 năm

Chính sách chưa rõ ràng, kịp thời, và thiếu sự hỗ trợ đồng bộ là nguyên nhân chính đang khiến đầu tư vào năng lượng sạch, thích ứng biến đổi khí hậu chưa thể bùng nổ.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 giờ

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  3 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  4 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Phát triển bền vững -  4 ngày

Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Phát triển bền vững -  4 ngày

Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà

Nhịp cầu kinh doanh -  19 phút

Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng

Vàng -  1 giờ

Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.

Phù thủy sàn chứng khoán

Phù thủy sàn chứng khoán

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  1 giờ

Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 giờ

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD

Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  3 giờ

Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.