Tiêu điểm
Thủ tướng: Không được chuyển giao, Việt Nam vẫn tự phát triển công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định nếu không được chuyển giao công nghệ, Việt Nam vẫn phải tự phát triển, coi đây là động lực để tăng tốc tự chủ trong lĩnh vực AI.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm nay đã tham dự phiên thảo luận cấp cao “Lưới thông minh: Kết nối thông qua AI tự chủ” trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia và Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 46.
Cùng góp mặt trong phiên khai mạc của Diễn đàn Kinh tế ASEAN – Hội đồng Hợp tác vùng vịnh (GCC) năm 2025 còn có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Tổng giám đốc Tập đoàn G42 (UAE) Peng Xiao, Bộ trưởng Công thương Malaysia Tengku Zafrul Aziz điều phối chương trình.
Tại phiên thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) là một yêu cầu tất yếu, một lựa chọn chiến lược và cần được đặt làm ưu tiên hàng đầu. Ông cho rằng AI đã và đang len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, từ hỗ trợ giao tiếp, sản xuất kinh doanh đến góp phần phát triển bền vững.
Về hợp tác ASEAN – GCC trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN phát triển năng động nhờ lực lượng lao động trẻ, đa dạng văn hóa và thị trường rộng. Trong khi đó, GCC dồi dào về năng lượng, tài chính và công nghệ tiên tiến. Hai bên có thể bổ trợ lẫn nhau để kết nối phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực AI.
Ông cho rằng người dân và doanh nghiệp phải là trung tâm, là chủ thể trong kết nối số, trong khi nhà nước đóng vai trò kiến tạo. Hợp tác cần bao trùm cả đào tạo nhân lực, hoàn thiện thể chế, và phát triển hạ tầng AI theo hướng vừa kiểm soát được, vừa tạo điều kiện phát triển.
Về mặt rủi ro và thách thức, Thủ tướng cho rằng AI cũng như mọi công nghệ mới đều có hai mặt. Vấn đề không phải là né tránh mà là làm chủ, phát huy mặt tích cực và hạn chế tác động tiêu cực. Ông nhấn mạnh việc xây dựng một dòng chảy AI mở, an toàn, kiểm soát được là nhiệm vụ của nhà quản lý, doanh nghiệp và nhà sáng tạo công nghệ.
“Không thể để AI thay thế con người, khiến con người mất việc hay mất đi khả năng sáng tạo”, Thủ tướng nhấn mạnh. “AI là do con người phát minh, nên phải phục vụ con người” và cần khuyến khích phát triển AI, bảo đảm dòng chảy phát triển AI mở nhưng an toàn, kiểm soát được.
Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế đề cao chủ nghĩa đa phương, tăng cường hợp tác để đảm bảo mọi quốc gia đều có cơ hội tiếp cận AI một cách bình đẳng và nhân văn. Theo ông, các nước phát triển cần hỗ trợ các nước đang phát triển về nguồn tài chính ưu đãi, công nghệ và thể chế để không ai bị bỏ lại phía sau trong làn sóng chuyển đổi số.
Về giải pháp cụ thể, Thủ tướng đề xuất tăng cường đầu tư hạ tầng AI như điện, dữ liệu và mạng kết nối; đào tạo nhân lực chất lượng cao có đạo đức, nhân văn; thiết kế thể chế linh hoạt để vừa phát triển vừa kiểm soát. Ông cũng nhấn mạnh vai trò của chuyển giao công nghệ cao và quản trị thông minh.
Trước thực tế các nước nắm giữ nhiều công nghệ cao vẫn hạn chế chuyển giao và Việt Nam cũng đang bị hạn chế xuất khẩu công nghệ cao, Thủ tướng nhấn mạnh muốn tự chủ thì phải phát triển.
"Nếu Việt Nam được chuyển giao công nghệ thì phát triển nhanh hơn, còn nếu không được chuyển giao thì vẫn phải phát triển, phải tự mày mò, càng áp lực càng nỗ lực, tạo động lực để phát triển", người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.
Trước phát biểu của Thủ tướng Malaysia về hợp tác ASEAN, GCC và Trung Quốc trong lĩnh vực AI, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình rằng ba khu vực có thể phối hợp để tận dụng lợi thế của nhau, hướng tới phát triển hài hòa, cùng thắng, cùng hưởng lợi ích và hạnh phúc chung từ thành quả công nghệ.
Khởi nghiệp trong kỷ nguyên AI: Nỗi đau và giải pháp
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Cách CEO Misa hóa giải nỗi sợ AI cho nhân sự
CEO Misa Lê Hồng Quang đã thúc đẩy ứng dụng AI trong toàn doanh nghiệp để gia tăng hiệu suất.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Thủ tướng: Doanh nghiệp là 'trái tim' của tăng trưởng ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định doanh nghiệp là “trái tim” của tăng trưởng ASEAN, và cam kết Chính phủ Việt Nam kiến tạo "thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh" để cùng đưa ASEAN trở thành một thực thể kinh tế năng động, tự cường, bao trùm và bền vững, sẵn sàng thích ứng với mọi biến động toàn cầu.
Xuất khẩu tôm Việt Nam 'chạy nước rút' trước bão thuế quan
Triển vọng xuất khẩu tôm thời gian tới vẫn còn nhiều ẩn số, đòi hỏi các doanh nghiệp đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và tận dụng các hiệp định.
Quy mô tỷ đô, Việt Nam có nên đầu tư ngành game thành mũi nhọn kinh tế số?
Ngành công nghiệp game Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trong nền kinh tế số, với doanh thu được dự đoán sẽ đạt 1,66 tỷ USD vào năm 2025, tiến tới chạm mốc 2,42 tỷ USD vào năm 2029.
Việt Nam và Pháp thúc đẩy hợp tác toàn diện, sớm phê chuẩn EVIPA
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Pháp đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ song phương, với cam kết thúc đẩy sớm phê chuẩn EVIPA và mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực như y tế, khoa học công nghệ...
Chủ tịch BRG Nguyễn Thị Nga: Như sống trong thời khắc lịch sử của Đổi mới lần 2
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân, khu vực từng đổi mặt với nhiều băn khoăn, nghi ngại, được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển.
CEO Fundiin: Cơ chế sandbox là mỏ vàng cho startup nuôi dưỡng sự đột phá
Ông Nguyễn Ảnh Cường, CEO Fundiin kỳ vọng, sự cởi mở và tiềm năng cơ chế sandbox sẽ mở rộng cho thêm nhiều ngành nghề khác, thay vì chỉ là 3 lĩnh vực như trong Nghị định 94 hiện tại.
Nhà ở xã hội có nên bán theo giá thị trường?
Nguồn tiền chênh lệch giữa giá vốn, lợi nhuận của doanh nghiệp với giá bán nhà ở xã hội theo cơ chế thị trường sẽ nộp vào quỹ nhà ở để tái đầu tư các dự án khác.
Nợ xấu bất động sản 'đắp chiếu' trong ngân hàng
Không ít bất động sản thu giữ xong thì ngân hàng không biết làm gì tiếp theo vì bán không được, giữ lại càng tốn chi phí.
Frasers Property Vietnam hợp tác SPX Express phát triển trung tâm hàng hóa tại Hưng Yên
Trung tâm hàng hoá do Frasers Property Vietnam hợp tác với SPX Express phát triển có diện tích 170.000m2, xử lý 7 triệu bưu kiện mỗi ngày, dự kiến hoạt động từ năm 2027.
Thủ tướng: Không được chuyển giao, Việt Nam vẫn tự phát triển công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định nếu không được chuyển giao công nghệ, Việt Nam vẫn phải tự phát triển, coi đây là động lực để tăng tốc tự chủ trong lĩnh vực AI.
Hạ tầng khai phóng vận hội mới cho bất động sản Hải An
Vốn sở hữu nền tảng logistics hiếm nơi nào có được, ở thời điểm hiện tại, Hải An tiếp tục giữ vai trò then chốt trong chiến lược phát triển đa trung tâm của Hải Phòng. Sự cộng hưởng này mở ra chuẩn mực mới cho đô thị thương mại, tài chính quốc tế hiện đại phía Đông thành phố Cảng.
Tập đoàn công nghệ Thụy Sĩ Bühler thúc đẩy giải pháp sản xuất xe điện bền vững hơn
Các giải pháp công nghệ tiên tiến của Bühler giúp nâng cao hiệu quả, góp phần xây dựng chuỗi sản xuất xe điện bền vững hơn.