Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh

Công Hiếu Thứ ba, 06/05/2025 - 07:47
Nghe audio
0:00

Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.

Bản địa hóa AI từ dữ liệu, khung pháp lý và chương trình đào tạo là yếu tố then chốt để Đông Nam Á không chỉ tiếp cận mà còn làm chủ công nghệ AI. Đồng thời, chiến lược này giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong kỷ nguyên số.

AI: Cơ hội bứt phá hay chất xúc tác làm sâu thêm bất bình đẳng?

Trong khi các tập đoàn công nghệ toàn cầu đang tăng tốc phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn (LLMs), hứa hẹn mang lại bước nhảy vọt về năng suất và hiệu quả, thì ở chiều ngược lại, khoảng cách số giữa các quốc gia, thậm chí giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu vực, đang ngày càng bị khoét sâu.

Đây là lời cảnh báo được Giáo sư Soumitra Dutta – thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd tại Đại học Oxford, nêu bật tại hội thảo trực tuyến “AI Without Borders: Ethics and Technology” do Văn phòng Tổ chức UNESCO tại Việt Nam và Quỹ VinFuture Foundation đồng tổ chức, khi ông gọi AI là “chất khuếch đại những bất bình đẳng hiện hữu”.

Theo Giáo sư Soumitra Dutta, AI sẽ làm khoảng cách giữa doanh nghiệp có nền tảng số vững mạnh và các đơn vị còn hạn chế về hạ tầng, nhân lực, dữ liệu càng gia tăng.

Giáo sư Soumitra Dutta – thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture, Hiệu trưởng Trường Kinh Doanh Saïd tại Đại học Oxford

Nguy cơ này đặc biệt đáng lưu tâm tại Đông Nam Á, nơi sự chênh lệch về năng lực công nghệ giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) vẫn còn rất rõ rệt.

Giáo sư Soumitra Dutta đề xuất ba “thùng” chiến lược cho mọi quốc gia và doanh nghiệp: sáng tạo (creation), quy định (regulation) và ứng dụng (adoption).

Chỉ khi xây dựng đồng bộ cả ba khâu, từ phát triển thuật toán nội sinh, thiết lập khung pháp lý phù hợp tới luyện tập chuyển đổi tổ chức, AI mới không trở thành “công cụ sinh lời” cho người đã có sẵn lợi thế

Đối với các doanh nghiệp đang cân nhắc áp dụng AI, thông điệp ở đây là rõ ràng: không thể chỉ dừng lại ở việc “mua công nghệ” từ bên ngoài.

Thay vào đó, cần chủ động đầu tư vào năng lực nội tại, từ dữ liệu, nhân lực đến quy trình, để đảm bảo AI phục vụ đúng mục tiêu kinh doanh và không khiến doanh nghiệp bị lệ thuộc vào các nền tảng toàn cầu vốn được phát triển cho những thị trường rất khác.

Khi triển khai chiến lược và bản địa hóa AI phù hợp, AI sẽ vừa hỗ trợ vận hành, vừa là đòn bẩy giúp doanh nghiệp vươn lên trong một thị trường ngày càng cạnh tranh và biến động.

Làm chính sách AI từ thực tiễn bản địa

Nếu như công nghệ có thể tạo ra bất bình đẳng, thì khung chính sách là công cụ để điều tiết và thu hẹp khoảng cách đó.

Tuy nhiên, tại Đông Nam Á – một khu vực giàu tính đa dạng nhưng chưa có tiếng nói đủ mạnh trong cuộc đua AI toàn cầu, bài toán bản địa hóa AI không nằm ở việc sao chép những bộ luật tiên tiến, mà ở chỗ xây dựng các quy định đủ linh hoạt để phản ánh đặc điểm văn hóa, thể chế và nhu cầu phát triển riêng biệt.

Chia sẻ từ góc nhìn toàn cầu phía Nam, ông Jose A. Guridi – chuyên gia tư vấn về trí tuệ nhân tạo (AI) cho UNESCO, người trực tiếp tham gia đánh giá mức độ sẵn sàng về AI tại nhiều quốc gia đang phát triển, nhấn mạnh rằng, sao chép trực tiếp AI Act hay GDPR có thể kìm hãm đổi mới nếu không xem xét tính khả thi.

Thay vào đó, cần xây dựng khung pháp lý linh hoạt, hướng vào các ưu tiên như nông nghiệp thông minh, y tế từ xa và tài chính bao trùm.

Ông Jose đề xuất cách tiếp cận bản địa hóa chính sách, đặt trọng tâm vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn như: tăng cường năng suất trong nông nghiệp thông minh, cải thiện khả năng tiếp cận y tế từ xa, hay mở rộng tài chính bao trùm cho cộng đồng yếu thế.

Những định hướng chính sách như vậy, theo ông, không những giúp các quốc gia Đông Nam Á đi đúng hướng phát triển, mà còn bảo đảm rằng AI thực sự phục vụ con người, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội.

Với cộng đồng doanh nghiệp, lời khuyên của ông Jose rất rõ ràng: thay vì đứng ngoài quan sát, doanh nghiệp nên chủ động tham gia quá trình xây dựng và thử nghiệm chính sách AI ngay từ đầu.

Việc này không chỉ giúp đảm bảo các quy định sát với thực tế kinh doanh, mà còn mở ra cơ hội định hình những chuẩn mực mới, nơi các công ty nội địa có thể trở thành người dẫn đầu trong việc phát triển các ứng dụng AI có trách nhiệm và phù hợp với văn hóa bản địa.

Nói cách khác, quá trình “làm luật” không còn là chuyện của chính phủ hay chuyên gia pháp lý, mà là sân chơi chiến lược nơi doanh nghiệp có thể và nên góp tiếng nói, nếu muốn AI trở thành một phần bền vững trong chiến lược tăng trưởng dài hạn.

Giải mã rào cản văn hóa

Quay trở lại bối cảnh bản địa, ông Adya Danaditya - Chuyên gia tư vấn về trí tuệ nhân tạo (AI) cho UNESCO, Giám đốc Nhóm sản phẩm tại INA Digital Edu, phát triển giải pháp số cho Bộ Giáo dục Indonesia (Indonesia) đã vẽ nên bức tranh chi tiết về cách văn hóa và ngôn ngữ có thể “ngáng chân” bất cứ nỗ lực ứng dụng AI nào tại Đông Nam Á.

Trước hết là khoảng cách ngôn ngữ. “Hầu hết mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT được huấn luyện chủ yếu trên dữ liệu tiếng Anh,” ông Adya Danaditya chia sẻ.

Khi các doanh nghiệp yêu cầu AI tạo đoạn mã hay soạn thảo nội dung, bản trả về tiếng Anh thường hoàn chỉnh, chi tiết; trong khi bản tiếng Indonesia chỉ giản lược ý chính, và phiên bản tiếng Lào thậm chí thất bại hoàn toàn trong việc thực thi yêu cầu.

Kết quả của sự mất cân bằng này không chỉ là chi phí tích hợp tăng cao, mà còn làm suy giảm trải nghiệm khách hàng và khiến đội ngũ vận hành liên tục phải can thiệp thủ công.

Vấn đề tiếp theo là “bất công tri thức” (epistemic injustice). Khi người dùng địa phương tra cứu về lễ hội, ẩm thực hay phong tục bản địa, AI thường chỉ trả về thông tin sơ sài hoặc sai lệch, thậm chí nhầm lẫn các giá trị văn hóa đặc thù, trong khi những chủ đề phương Tây lại được phân tích tỉ mỉ.

Hệ quả là, thế hệ trẻ có thể hình thành nhận thức méo mó về chính di sản của mình, đe dọa tính bền vững của những giá trị văn hóa lâu đời.

Ở chiều tác động kinh tế, ông Adya Danaditya chỉ ra rằng nền kinh tế sáng tạo tại Indonesia hiện thu hút gần 16 triệu lao động, từ thiết kế đồ họa đến sản xuất nội dung số.

Việc AI‑generated art lan rộng, cùng những thuật toán tự động hóa sáng tạo, đang làm “cạn kiệt” cơ hội của lao động bản địa, đặc biệt là nhóm phụ nữ và lao động phi chính thức tại các nền kinh tế nhỏ hơn như Lào, một khi các chính sách bảo vệ nghề nghiệp chưa kịp hoàn thiện.

Để khắc phục những lỗ hổng ngôn ngữ và văn hóa này, ông Adya Danaditya ví von việc chuẩn bị dữ liệu, lưu trữ di sản và đào tạo người dùng như một phác đồ “vaccine” văn hóa.

Trước hết, việc xây dựng một kho dữ liệu bản địa chất lượng cao là bước then chốt: thông qua các sáng kiến như SEACROT, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu có thể thiết lập những bộ đa ngôn ngữ, giúp mô hình AI không chỉ hiểu đúng ngữ nghĩa mà còn tái hiện chính xác đặc trưng văn hóa địa phương.

Tiếp đó, việc số hóa và công khai kho lưu trữ văn hóa, từ truyện dân gian, lễ hội truyền thống đến phong tục riêng biệt, sẽ tạo ra nguồn dữ liệu gốc đáng tin cậy, đồng thời khơi dậy ý thức bảo tồn di sản trong cộng đồng.

Cuối cùng, ông Adya Danaditya nhấn mạnh tầm quan trọng của chương trình AI literacy (kiến thức hóa AI) bản địa.

Thay vì chỉ triển khai công cụ mới, doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo và hướng dẫn sử dụng AI bằng ngôn ngữ mẹ đẻ cho mọi bộ phận, từ nhân viên kho hàng, đội ngũ chăm sóc khách hàng đến nhóm phát triển sản phẩm, nhằm nâng cao năng lực tương tác, giám sát và phát triển các ứng dụng AI phù hợp với thực tiễn địa phương.

Khi ba thành tố trên được kết hợp nhuần nhuyễn, AI mới có thể thực sự trở thành chất xúc tác thúc đẩy sáng tạo và tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp Đông Nam Á, chứ không phải là rào cản vô hình ngày càng ăn sâu những bất công lịch sử.

Chỉ khi những “liều vaccine” này được tiêm chủng đầy đủ, từ hàm lượng dữ liệu chuẩn mực, quy định hỗ trợ đến chương trình đào tạo thiết thực, AI mới có thể thực sự hóa thân thành công cụ phục vụ doanh nghiệp và cộng đồng Đông Nam Á, thay vì trở thành rào cản vô hình sâu sắc thêm những bất bình đẳng vốn đã tồn tại.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  1 tháng

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Thế giới lao vào cuộc đua AI, doanh nghiệp Việt có đang ngủ quên?

Thế giới lao vào cuộc đua AI, doanh nghiệp Việt có đang ngủ quên?

Diễn đàn quản trị -  3 tháng

Nền quản trị thế hệ mới bắt đầu từ việc ứng dụng AI giúp tăng năng suất chăm sóc khách hàng, chỉ cần 350 người thay vì 600 người.

GenAI và tương lai quản trị doanh nghiệp

GenAI và tương lai quản trị doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  3 tháng

GenAI sẽ cách mạng hóa quản trị doanh nghiệp, từ tự động hóa quy trình, phân tích dữ liệu thông minh đến nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  2 ngày

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm

Diễn đàn quản trị -  6 ngày

Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.

FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus

FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.

Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương

Becamex - Đèo Cả trúng thầu đường Vành đai 4 đoạn Bình Dương

Tiêu điểm -  14 giờ

Dự án xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM đoạn cầu Thủ Biên - sông Sài Gòn được giao cho Liên doanh Becamex - Đèo Cả.

Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120

Nâng tầm trải nghiệm với xe giường nằm cao cấp thế hệ mới Thaco Mobihome 120

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Thaco auto vừa giới thiệu mẫu xe giường nằm cao cấp thế hệ mới - Thaco Mobihome 120, với thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích, khả năng vận hành ổn định, đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và du lịch đường dài.

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tài chính -  15 giờ

Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways

Sun Group lập Hãng hàng không nghỉ dưỡng Sun PhuQuoc Airways

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Bộ Xây dựng hôm nay đã cấp giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không số 01/2025/GPKDVCHK cho Công ty TNHH Mặt trời Phú Quốc (tên thương hiệu Sun PhuQuoc Airways).

Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán

Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán

Leader talk -  17 giờ

Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.

VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM

VinFast tổ chức sự kiện 'Đổi xăng lấy điện' tại Hà Nội, TP.HCM

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Sau thành công tại Hải Phòng và Đà Nẵng, sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast được kỳ vọng sẽ tiếp tục bùng nổ, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng tại Hà Nội và TP.HCM.

Đọc nhiều