Leader talk
Thủ tướng nêu 5 giải pháp cấp bách gỡ khó cho thị trường bất động sản
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành địa phương cấp bách tháo gỡ khó khăn về pháp lý, nguồn vốn cho thị trường bất động sản, đẩy nhanh tiến độ dự án nhằm phát triển thị trường lành mạnh, bền vững.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1376/CĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản.
Theo đó, từ cuối năm 2022 đến nay, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo thực hiện các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, nhất là các khó khăn vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp và thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến các thủ tục pháp lý, tiếp cận tín dụng, nhất là thủ tục giao đất, cho thuê đất và xác định giá đất.
Chính vì vậy, để tiếp tục thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện năm giải pháp nhằm cấp bách tháo gỡ khó khăn cho thị trường.
Thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại các nghị quyết, công điện, quyết định, văn bản chỉ đạo.
Đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng cần tập trung giải quyết theo nguyên tắc vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải giải quyết, không né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm.
Thứ hai, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án. Bộ trưởng Bộ Xây dựng cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm, thực hiện các hoạt động quyết liệt, mạnh mẽ, toàn diện hơn, nhằm kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án bất động sản.
Các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp lớn có tác động lan tỏa cần được đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Bên cạnh đó, các cấp các ngành cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án bất động sản, kiên quyết xử lý các trường hợp gây khó khăn, phiền hà, gây chậm trễ cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, thúc đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Các bộ ngành đề xuất thêm giải pháp mới hiệu quả hơn thúc đẩy mạnh mẽ việc giải ngân cho nhà ở xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 31/12/2023.
Thứ ba, Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ủy ban của Quốc hội và các cơ quan liên quan hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Dự án luật cần bảo đảm chất lượng, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn từ thực tế và đồng bộ với dự án Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Thủ tướng chỉ đạo thành lập ngay các tổ công tác chuyên trách để đôn đốc, tháo gỡ các vướng mắc về đất đai, hướng dẫn các địa phương, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng... giải quyết các vướng mắc liên quan đến giao đất, cho thuê đất, xác định giá đất.
Thứ tư, Thủ tướng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường bất động sản, tín dụng bất động sản để có các giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục rà soát, có giải pháp thiết thực hiệu quả thúc đẩy việc cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp bất động sản. Ngân hàng nhà nước cần tăng cường đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại để doanh nghiệp và người mua nhà tiếp cận được nguồn vốn tín dụng thuận lợi, tháo gỡ khó khăn về dòng tiền.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, có giải pháp khả thi triển khai quyết liệt, hiệu quả chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Thứ năm, Thủ tướng giao chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung đẩy nhanh hơn nữa tiến độ giải quyết các thủ tục đầu tư; sớm triển khai thực hiện các dự án bất động sản. Trong đó, ưu tiên đẩy nhanh tiến độ các dự án bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Các địa phương cần rà soát, thống kê, tổng hợp danh mục các dự án bất động sản đang triển khai trên địa bàn; tập trung phân loại xác định các vướng mắc khó khăn về pháp lý, nguyên nhân và cấp có thẩm quyền giải quyết.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương quán triệt đến từng đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo; kiên quyết không để tình trạng sợ sai, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án bất động sản.
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt gỡ khó cho bất động sản
FiinGroup đề xuất giải pháp khơi thông nguồn vốn cho bất động sản
Thị trường bất động sản không chỉ cần giải pháp tháo gỡ từ tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp, mà quan trọng hơn cả là phải khơi thông được dòng vốn từ xã hội, từ các nhà đầu tư và người mua nhà.
Cách giúp môi giới bất động sản không bị đào thải
Môi giới bất động sản sẽ tiếp tục phải đối diện với nhiều thách thức hơn nữa trong thời gian tới.
Bất động sản còn 'ì ạch' thời gian dài
Nhiều khả năng phải đến nửa cuối năm 2024, thị trường bất động sản mới xuất hiện tín hiệu đảo chiều và một năm sau đó, thị trường mới có sự khởi sắc rõ nét và chỉ thực sự phát triển ổn định từ năm 2026.
Doanh nghiệp bất động sản vẫn khó trả nợ trái phiếu
FiinGroup đánh giá, với bối cảnh tình hình thị trường bất động sản hiện nay và chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp tổ chức phát hành còn yếu, các chủ đầu tư sẽ gặp khó trong việc tạo dòng tiền mới để có thể thực hiện các nghĩa vụ nợ.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
PAN Group sẵn sàng 'cuộc chơi lớn hơn' với Nghị quyết 68
Với bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng giám đốc PAN Group, niềm tin là điều kiện cần để doanh nghiệp dám đầu tư bài bản cho kế hoạch 20 - 30 năm và trường tồn.
Ma trận thủ tục đầu tư bủa vây dự án
Đơn giản hóa thủ tục đầu tư là một trong những chìa khóa tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển, góp phần cải cách môi trường kinh doanh thực chất.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.
Hải An: Đô thị dẫn dắt dòng dân cư chiến lược Hải Phòng
Giữ vai trò cửa ngõ Hải Phòng, là vùng phát triển sôi động với thế mạnh công nghiệp – thương mại – logistics, Hải An đang vươn mình mạnh mẽ, thu hút chuyên gia quốc tế, lao động chất lượng cao và giới đầu tư nhạy bén nhờ nhiều động lực tăng trưởng.