Grab triển khai thử nghiệm GrabKitchen tại Việt Nam
Grab Kitchen là một trong rất nhiều dịch vụ tiện ích đã và đang được Grab triển khai tại khắp các thành phố lớn trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Thủ tướng cho biết đơn vị cung cấp nền tảng trong hoạt động kinh doanh vận tải (như Grab) là đơn vị kinh doanh vận tải khi trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải, hoặc cả hai.
Tại phiên chất vấn ngày 30/10, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Cà Mau) đã nêu lên vấn đề liên quan đến hoạt động thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ trong kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng.
Theo đại biểu Vân, kể từ khi cho phép được thí điểm thực hiện đến nay, các hãng taxi công nghệ nước ngoài (điển hình là Grab) cơ bản đã chiếm lĩnh từ 60 – 70% thị phần vận tải taxi ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, đã đẩy các doanh nghiệp trong nước vào thế phá sản, thua lỗ.
Nhiều ý kiến cho rằng, dẫn đến tình trạng đó là do Bộ Giao thông vận tải đã quá ưu ái cho các hãng taxi công nghệ khi cho phép thực hiện thí điểm trên diện rộng và ở nhiều địa phương, khiến các doanh nghiệp trong nước không có đủ thời gian để thích nghi, học hỏi, chuyển giao công nghệ.
Cùng với đó, việc Chính phủ trong 4 năm qua chưa sửa đổi, bổ sung Nghị định 86 về quản lý vận tải, đã vô tình tạo ra nhiều ưu ái giúp cho taxi công nghệ nước ngoài như Grab chiếm lĩnh thị phần. Mặc dù hoạt động như doanh nghiệp vận tải, nhưng không bị trói buộc bởi các quy định của pháp luật, dẫn đến taxi công nghệ có lợi thế cạnh tranh.
Trong khi đó, ở nhiều nước trên thế giới thì việc quản lý các hãng taxi công nghệ là hết sức chặt chẽ như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cấm, Malaysia bắt buộc phải dán nhãn hiệu nhận biết ở 2 bên thành xe, Ấn Độ bắt buộc phải đeo mào, còn ở ta, thì taxi công nghệ có thể trá hình thành xe tư nhân, thoải mái đi vào các tuyến đường bị hạn chế, đường cấm, dẫn đến cạnh tranh bất bình đẳng, thiếu lành mạnh.
Trả lời chất vấn của đại biểu Vân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đã chỉ đạo định hướng xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
Theo đó, dự thảo có 4 nội dung thay đổi đáng chú ý.
Thứ nhất, loại bỏ các nội dung quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh không thực sự cần thiết, không phù hợp với Luật giao thông đường bộ;
Thứ hai, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ trong quản lý vận tải để thay thế cho phương thức quản lý truyền thống;
Thứ ba, bỏ quy định bắt buộc phải gắn hộp đèn cố định trên nóc xe taxi (doanh nghiệp tự quyết định việc gắn mào), thay vào đó dùng phần mềm cùng với phù hiệu, biển hiệu xe và Tem kiểm định khác biệt để quản lý;
Thứ tư, xây dựng hạ tầng công nghệ nhằm kết nối, chia sẻ, liên thông toàn bộ dữ liệu giám sát hành trình, hình ảnh, ghi, lưu trữ lâu dài từ camera trên xe ô tô…
Dự thảo Nghị định không có nội dung cản trở đơn vị kinh doanh vận tải lựa chọn loại hình vận tải; vì vậy, đơn vị kinh doanh vận tải hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp với điều kiện, thế mạnh của mình theo pháp luật.
Đối với nội dung chất vấn “Chính phủ có xác định taxi công nghệ là hoạt động vận tải không?” của đại biểu Vân, Thủ tướng trả lời, theo quy định của Luật giao thông đường bộ thì loại hình xe taxi là một trong năm loại hình kinh doanh vận tải hành khách.
Trong đó, Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 quy định rõ xe taxi sử dụng đồng hồ tính tiền (taxi truyền thống); taxi sử dụng phần mềm để tính tiền, kết nối lái xe với hành khách (taxi công nghệ) đều cùng thuộc loại hình xe taxi.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là các đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối, cung cấp dịch vụ nền tảng (tương tự như Grab, Go-viet…) có là hoạt động kinh doanh vận tải hay không.
Dự thảo Nghị định lần này đã cụ thể hóa khái niệm về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là việc sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 9 chỗ (bao gồm cả người lái xe) để vận chuyển hành khách theo lịch trình và hành trình do hành khách yêu cầu; có sử dụng đồng hồ tính tiền để tính cước chuyến đi hoặc sử dụng phần mềm để đặt xe, huỷ chuyến, tính cước chuyến đi và kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử.
Đồng thời dự thảo Nghị định cũng thể hiện rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Điều 34) và trách nhiệm của Đơn vị cung cấp nền tảng trong hoạt động kinh doanh vận tải (Điều 35).
Theo đó, đã phân định rõ các trường hợp. Trường hợp đơn vị chỉ cung cấp nền tảng trong hoạt động kinh doanh vận tải (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải) phải chấp hành các quy định theo pháp luật về giao dịch điện tử, các pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp đơn vị cung cấp nền tảng trong hoạt động kinh doanh vận tải có thực hiện ít nhất một trong các công đoạn chính của hoạt động vận tải (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) để vận chuyển hành khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi thì phải thực hiện các quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đã được Bộ Giao thông vận tải hoàn chỉnh, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành.
Đây là khung khổ pháp lý chung, đầy đủ để quản lý các loại hình kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô, quản lý các đơn vị kinh doanh vận tải một cách bình đẳng, minh bạch và hướng đến mục tiêu cao nhất là đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn của người dân, giữ gìn trật tự, an toàn giao thông.
Grab Kitchen là một trong rất nhiều dịch vụ tiện ích đã và đang được Grab triển khai tại khắp các thành phố lớn trên toàn khu vực Đông Nam Á.
Trong vòng 5 năm tới, Grab sẽ rót thêm 500 triệu USD vào Việt Nam, gia tăng mạnh mẽ so với mức đầu tư 200 triệu USD giai đoạn 2014 – 2019.
Không chỉ phát triển hợp tác tiến tới siêu ứng dụng ngoài việc gọi xe, Grab còn đẩy mạnh hoạt động tại các thị trường trọng điểm.
Trước nhu cầu cấp bách về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý chặt chẽ để quản lý các mô hình hoạt động của kinh tế chia sẻ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ vào ngày 13/8.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.