Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Chi phí logistics cao liệu có nhấn chìm con tàu kinh doanh'

Minh Anh Thứ hai, 16/04/2018 - 20:04

Gánh nặng chi phí đang là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị ngày 16/4.

Rào cản lớn đối với doanh nghiệp

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics năm 2016 của Việt Nam đứng thứ 64/160 nước. Tốc độ phát triển bình quân hằng năm của ngành logistics Việt Nam khoảng 14 - 16%. 

Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho hay, chi phí logistics của Việt Nam tương đương với khoảng 20,9% GDP, cao hơn so với các nền kinh tế phát triển như Trung Quốc chiếm 19% GDP, Thái Lan khoảng 18%, Nhật Bản khoảng 11%, các nước thuộc khối EU khoảng 10%. 

Hiện, chi phí logistics của Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước ASEAN. Trong tổng chi phí logistics hiện nay liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải chiếm khoảng 59 - 60%. Vận tải đa phương thức chưa phát triển, quy mô doanh nghiệp logistics quá nhỏ là những lý do khiến ngành logistics chưa thể bứt phá.

Các chuyên gia cho rằng tiềm năng để ngành logistics ở Việt Nam đang có đà phát triển rất lớn đặc biệt khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực sẽ là cơ hội lớn cho ngành logistics. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp có nắm bắt được cơ hội hay không chính là vấn đề cần giải quyết.

Bên cạnh đó, lý giải nguyên nhân của thực trạng này, tại Hội nghị toàn quốc về logistics diễn ra sáng 16/4 tại Hà Nội, TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, trong lĩnh vực giao thông vận tải hiện nay vẫn còn rất nhiều điều kiện kinh doanh vô lý, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Chi phí logistics cao liệu có nhấn chìm con tàu kinh doanh xuống thấp'
TS. Nguyễn Đình Cung.

Theo ông Cung, Việt Nam phải bỏ ít nhất 1/2 điều kiện kinh doanh hiện có của ngành này để cắt giảm các chi phí logistics. Trong khi đó, quá trình cắt giảm các điều kiện kinh doanh thật sự “không dễ dàng”.

"Bộ trưởng bảo phải bỏ, kêu bỏ nhưng trong nhiều cơ quan lại tiếc, lại bảo cái này phải giữ thì có khi chả bỏ được điều kiện nào”, ông Cung cho hay.

Các bộ ngành nên học Bộ Công thương trong việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, cần rất quyết liệt và có mục tiêu cụ thể để quá trình cắt giảm các điều kiện kinh doanh thực sự có hiệu quả, ông Cung nhấn mạnh.

Cần giảm mạnh chi phí logistics

Nhận định về tác động của chi phí logistic đối với sự phát triển của các doanh nghiệp và nền kinh tế, tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt câu hỏi: “Chi phí logistics chiếm tỷ trọng lớn, liệu có nhấn con tàu kinh doanh, tính cạnh tranh xuống thấp".

Thủ tướng nhấn mạnh: “Phải nhận thức rõ gánh nặng chi phí đang là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Trong đó, chi phí logistics cao đang ảnh hưởng tiêu cực đến sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc đầu tư chưa hợp lý giữa các phương thức vận tải, việc kết nối kém cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng chi phí vận tải và logistics".

Thủ tướng nêu rõ, chi phí logistics ở Việt Nam còn quá cao, khó cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ. Phải giảm chi phí logistics xuống hơn nữa, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 60%, cộng cả lưu kho, bốc dỡ là khoảng 91%.

Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 là tỷ trọng đóng góp của ngành logistics vào GDP đạt 8 - 10%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ đạt 15 - 20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50 - 60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16 - 20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt thứ 50 trở lên.

Để đạt được mục tiêu này, Thủ tướng nhấn mạnh, các doanh nghiệp logistics cần chủ động ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại theo xu hướng hình thành ngành logistics trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá phí các dịch vụ.

Bên cạnh đó, Thủ tướng nêu 4 vấn đề với tinh thần làm rõ tồn tại, hạn chế và đặc biệt, tập trung vào các giải pháp thực thi hiệu quả. 

Trước tiên là về thể chế, chính sách: Cần thảo luận làm rõ các quy định pháp luật hiện nay về logistics, nhấn mạnh vai trò của kho bãi trong logistics, hiện có thực trạng địa phương có cảng nội địa tốt nhưng không dành vị trí tốt làm kho bãi mà đưa kho bãi xa cảng, từ đó đẩy chi phí vận tải lên cao.

Mặt khác, hiện kết nối các tuyến giao thông với cảng, nhà ga, sân bay, cảng cạn chưa được đồng bộ, cần điều chỉnh, bổ sung để các trung tâm logistics, cảng trung chuyển kết nối hàng hóa, hệ thống bến cảng, sân bay phát huy được tiềm năng và lợi thế, phát huy hiệu quả các công trình đầu tư.

Thứ ba, cần tăng tính kết nối của các loại hình vận tải, theo Thủ tướng, chi phí vận tải đường thủy, đường sắt đang chiếm thị phần rất thấp, chủ yếu vẫn vận chuyển đường bộ gây ùn tắc, tai nạn giao thông. 

“Tồn tại này rất lớn, các cấp, các ngành phải quán triệt, tập trung vào những giải pháp để phát triển dịch vụ quan trọng này, hướng đến mục tiêu quan trọng là giảm chi phí. Nếu không giảm được thì nền kinh tế không thể cạnh tranh”, .Thủ tướng khẳng định

Thứ tư, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về phát triển doanh nghiệp và nguồn lực phục vụ logistics. Thủ tướng nêu vấn đề về tính kết nối, chia sẻ cộng đồng của một số nhóm doanh nghiệp cùng hoạt động trong một tuyến, ngành hàng chưa hợp lý như tình trạng vận tải một chiều, vì vậy, cần có nguồn nhân lực để phát triển dịch vụ này.


Vì sao chi phí logistics tại Việt Nam gấp 3 Singapore?

Vì sao chi phí logistics tại Việt Nam gấp 3 Singapore?

Tiêu điểm -  7 năm
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics tại Việt Nam ước tính khoảng 25% GDP hằng năm, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng 19% của Thái Lan, 18% của Trung Quốc, 13% của Malaysia và cao gần gấp ba lần nếu so với các nước như Mỹ hay Singapore.
Vì sao chi phí logistics tại Việt Nam gấp 3 Singapore?

Vì sao chi phí logistics tại Việt Nam gấp 3 Singapore?

Tiêu điểm -  7 năm
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí logistics tại Việt Nam ước tính khoảng 25% GDP hằng năm, cao hơn đáng kể so với tỷ trọng 19% của Thái Lan, 18% của Trung Quốc, 13% của Malaysia và cao gần gấp ba lần nếu so với các nước như Mỹ hay Singapore.
Logistics có phải phân khúc hấp dẫn nhất châu Á Thái Bình Dương?

Logistics có phải phân khúc hấp dẫn nhất châu Á Thái Bình Dương?

Tiêu điểm -  6 năm

Mức tăng trưởng dân số khổng lồ ở châu Á Thái Bình Dương là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, điều này đang tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với nhu cầu sản xuất và yêu cầu những dịch vụ hậu cần tốt hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải vì sao chi phí logistics đắt đỏ

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể lý giải vì sao chi phí logistics đắt đỏ

Tiêu điểm -  6 năm

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho rằng, ngành giao thông vận tải là một trong những nguyên nhân làm chi phí logistics tăng cao như hiện nay

Quy định mới về kinh doanh dịch vụ Logistics

Quy định mới về kinh doanh dịch vụ Logistics

Tiêu điểm -  6 năm

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.

Ông Lê Duy Hiệp: Giảm chi phí logistics rất khó vì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Ông Lê Duy Hiệp: Giảm chi phí logistics rất khó vì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”

Leader talk -  6 năm

Chưa năm nào, Chính phủ lại coi trọng ngành logistics như năm 2018, khi trực tiếp giao nhiệm vụ kinh tế cụ thể như nhiều ngành kinh tế chủ lực khác. Theo ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam, đây vừa là vinh dự nhưng đồng thời cũng là thách thức không dễ vượt qua.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  1 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  13 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  16 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  17 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  17 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?