Phát triển bền vững

Thủ tướng: Tập trung phát triển nền công nghiệp chuyển đổi năng lượng

Nhật Hạ Thứ sáu, 15/07/2022 - 13:22

Mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 được thực hiện chủ yếu thông qua chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ, phát triển phát thải thấp. Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam cần tập trung phát triển nền công nghiệp về chuyển đổi năng lượng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên họp ngày 14/7. Ảnh: Nhật Bắc

Để thực hiện các cam kết tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng cần xác định rõ thêm một số quan điểm.

Thứ nhất, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng "0" là cơ hội để phát triển bền vững, ưu tiên trong các quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện trên nguyên tắc công lý, công bằng, với cách tiếp cận toàn cầu và toàn dân; dựa trên thể chế đồng bộ, chính sách, pháp luật hiệu lực và hiệu quả, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy nội lực và hợp tác quốc tế.

Tài chính cho kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu: Ai sẽ chi trả?

Thứ ba, ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội; là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mọi người dân. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ tư, triển khai các giải pháp cấp bách, có trọng tâm, trọng điểm để làm giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn, sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng; tập trung phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, miền.

Thứ năm, tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường carbon, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; tăng cường hợp tác công tư, phát huy nguồn lực của Nhà nước làm đòn bẩy thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi.

Thứ sáu, thực hiện các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, trong đó có cân đối lớn về năng lượng.

Cần chiến lược để phát triển công nghệ và công nghiệp năng lượng mới

Tại phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Thủ tướng nhấn mạnh một trong những nhiệm vụ quan trọng là tập trung phát triển nền công nghiệp chuyển đổi năng lượng, nghiên cứu công nghệ chuyển đổi năng lượng, thúc đẩy sản xuất các thiết bị trong nước…

Đây là "một mũi tên trúng hai đích", khi vừa thực hiện được các cam kết quốc tế, vừa phát triển được năng lực, công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp có thị trường rất lớn trong và ngoài nước này.

"Phải kết hợp sức mạnh dân tộc, sức mạnh của nền kinh tế Việt Nam với xu thế phát triển của thời đại, của công nghệ… Cần quyết tâm cao hơn nữa, coi đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển công nghệ và công nghiệp năng lượng mới, có một chiến lược cho việc này", theo Thủ tướng.

Các dự án kinh tế tuần hoàn là ‘chìa khóa’ để tiết kiệm năng lượng

Về các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và môi trường sớm trình Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26, phấn đấu hoàn thành trong tháng 7/2022; Văn phòng Chính phủ rà soát, báo cáo Thủ tướng phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí methan đến năm 2030.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường khẩn trương trình Thủ tướng phê duyệt Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam theo quy định Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, đề xuất các loại thuế, khuyến khích sử dụng năng lượng sạch, xanh.

Bộ Khoa học và công nghệ đề xuất chính sách khuyến khích phát triển công nghệ, năng lượng sạch, xanh. Bộ Thông tin và truyền thông xây dựng chương trình chuyển đổi số phục vụ chống biến đổi khí hậu, trong đó có phát triển xanh. Bộ Kế hoạch và đầu tư xây dựng chương trình để các doanh nghiệp đi theo xu hướng chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Hội nghị đối thoại hợp tác với các đối tác phát triển về triển khai thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng "0" và chuyển đổi năng lượng sẽ sớm được tổ chức.

Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Ngoại giao cần khẩn trương đàm phán với đối tác chuyển đổi năng lượng, đảm bảo tính công bằng, công lý, khả thi; chuẩn bị kỹ các tài liệu, dữ liệu, thông tin, thể hiện rõ và bảo vệ chính kiến, tranh thủ mọi nguồn lực nhưng nguyên tắc bất di bất dịch là giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Để thực hiện kế hoạch đàm phán, Thủ tướng giao các bộ phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường và các bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng hoàn thành trước cuối tháng 8/2022 các báo cáo nền về: Chuyển đổi công bằng trong khai thác, chế biến nhiên liệu hóa thạch; chuyển đổi công bằng trong sản xuất điện (Bộ Công thương); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực xây dựng và quản lý tòa nhà (Bộ Xây dựng); chuyển đổi công bằng trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn); tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng tới an sinh, xã hội và việc làm (Bộ Lao động, thương binh và xã hội).

5 bộ gồm: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và môi trường, Xây dựng được giao ban hành các hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính, đo đạc-báo cáo-thẩm định đảm bảo nội dung, tiến độ theo đúng quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu tại Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon.

Về thực hiện các cam kết khác của Việt Nam tại COP26, Bộ Công thương hoàn thành kế hoạch thực hiện tuyên bố về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàn thành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất để báo cáo tại cuộc họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành cập nhật NDC của Việt Nam; trên cơ sở NDC đã gửi Liên Hợp Quốc năm 2020, bổ sung những điểm mới, nỗ lực của Việt Nam thực hiện cam kết đã đưa ra tại Hội nghị COP26, hoàn thành trong tháng 9/2022.

Sớm ban hành cơ chế xác định giá bán điện

Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Chính phủ về những bất cập để sửa đổi các quy định hiện hành tạo thông thoáng cho các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo.

Trong đó, nghiên cứu việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ chấp thuận hoạt động đo gió, quan trắc, điều tra, khảo sát, đánh giá tác động môi trường trên biển phục vụ lập các dự án điện gió có tính cấp bách. Bộ Tài nguyên và Môi trường khảo sát, đánh giá tổng thể về tiềm năng điện gió trên cả nước.

Bộ Công thương chủ trì trình Thủ tướng xem xét ban hành cơ chế xác định giá bán điện, cho phép áp dụng Cơ chế mua bán điện trực tiếp; sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành quy hoạch chi tiết phát triển điện gió ngoài ngoài khơi.

Lạng Sơn sẽ đấu thầu 27 dự án điện gió

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường và các bộ, ngành liên quan đề xuất phương án tăng cường cán bộ cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu tại tất cả các cấp, các ngành, theo hướng cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Thủ tướng nhấn mạnh, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất các giải pháp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc thuộc lĩnh vực quản nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi xanh.

Đặc biệt, cần quan tâm rà soát lại thể chế, cơ chế chính sách phù hợp; huy động mọi nguồn lực tài chính hợp pháp; đổi mới khoa học công nghệ; đào tạo, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng lực quản trị.

Thủ tướng lưu ý, phải luôn bám sát diễn biến tình hình, kịp thời rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp trên đây, tăng cường giám sát, kiểm tra, kỷ luật, kỷ cương để có sản phẩm, kết quả cụ thể, đo đếm được trên cơ sở tính toán lợi ích tổng thể của từng ngành, giữa các ngành và của quốc gia, dân tộc, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, tiêu cực, tham nhũng và tránh những hạn chế, bất cập trong các công việc trước đây đã làm, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện có nhiều đối tác tiềm năng rất quan tâm hỗ trợ cho phát triển xanh, bền vững tại Việt Nam, như nhóm Công tác Ngân hàng (BWG, gồm 30 thành viên các tổ chức tín dụng nước ngoài), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)… 

Riêng ngân hàng HSBC, Việt Nam đề xuất huy động nguồn lực tài chính hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, giảm phát thải ròng cho Việt Nam lên đến 12 tỷ USD trong 9 năm tới và tiếp tục huy động vốn hỗ trợ Việt Nam như cam kết của HSBC trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’

An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’

Phát triển bền vững -  2 năm
Mặc dù việc gia tăng công suất từ điện năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tiến tới hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào 2050, nguồn năng lượng này được đánh giá khó có thể đảm bảo an ninh năng lượng.
An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’

An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’

Phát triển bền vững -  2 năm
Mặc dù việc gia tăng công suất từ điện năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tiến tới hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào 2050, nguồn năng lượng này được đánh giá khó có thể đảm bảo an ninh năng lượng.
Tiết kiệm điện để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không

Tiết kiệm điện để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không

Phát triển bền vững -  2 năm

Mạng lưới tiết kiệm điện Việt Nam được xây dựng nhằm đồng bộ hóa tiết kiệm năng lượng, từ đó đảm bảo nguồn cung năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Vai trò mới của nhà máy nhiệt điện trong lộ trình phát thải ròng bằng 0

Vai trò mới của nhà máy nhiệt điện trong lộ trình phát thải ròng bằng 0

Phát triển bền vững -  2 năm

Trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống điện phát thải ròng bằng không, các nhà máy nhiệt điện sẽ đóng một vai trò khác, không còn chạy tải nền mà để tích hợp năng lượng tái tạo với hệ số công suất thấp hơn nhiều, khuyến nghị được đưa ra tại Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021 (EOR21).

Chiến lược đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0 của Intel

Chiến lược đưa mức phát thải ròng khí nhà kính về 0 của Intel

Phát triển bền vững -  2 năm

Chiến lược của Intel bao gồm các mục tiêu trong các hoạt động toàn cầu nhằm giảm thiểu tác động của chuỗi giá trị, đồng thời thúc đẩy toàn ngành hành động để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 vào năm 2040.

'Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050'

'Việt Nam cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050'

Tiêu điểm -  2 năm

Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (COP26).

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Thiếu hơn 10.000 tấn lúa giống cho sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Phát triển bền vững -  6 phút

Nhu cầu giống để phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 rất lớn, nhưng lượng giống trong kho dự trữ quốc gia chỉ còn ít.

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

The Miami 5: Không gian sống lý tưởng thiết kế riêng cho gia đình trẻ

Nhịp cầu kinh doanh -  6 phút

The Miami 5 – Tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami là đáp án hoàn hảo cho bài toán không gian sống mà các gia đình trẻ Hà Nội đang kiếm tìm.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  8 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  12 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  12 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  13 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Đọc nhiều