Phát triển bền vững

An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’

Kiều Mai Thứ ba, 28/06/2022 - 20:00

Mặc dù việc gia tăng công suất từ điện năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tiến tới hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0 vào 2050, nguồn năng lượng này được đánh giá khó có thể đảm bảo an ninh năng lượng.

Trong những năm gần đây, với các chính sách khuyến khích của Chính phủ, nguồn năng lượng tái tạo đã có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Theo thống kê từ Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, tính đến hết năm 2021, tổng công suất đặt các nguồn điện gió, điện mặt trời đạt 20.670MW, chiếm gần 27% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Sản lượng điện từ nguồn điện này đã đạt 31,5 tỷ kWh, chiếm 12,3% tổng sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống. 

Sáu tháng đầu năm nay, con số này đã tăng lên khoảng 15% sản lượng điện hệ thống, theo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0).

An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’
Công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam theo thời gian. Nguồn: Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021.

Tuy nhiên, theo ông Sean Lawlor, chuyên gia năng lượng, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, điện gió, điện mặt trời không phải là nguồn năng lượng giúp Việt Nam có thể đảm bảo an ninh năng lượng.

Thay vào đó, Việt Nam cần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi năng lượng, và chuyển đổi nhiên liệu như nhiều quốc gia khác.

Điều này có nghĩa rằng ngoài khai thác tối đa và hợp lý các nguồn điện tái tạo từ điện mặt trời, điện gió, Việt Nam cần xem xét chuyển đổi một số nguồn điện trong quy hoạch dùng than sang LNG, biomass, amoniac hoặc hydrogen, khi công nghệ đã được kiểm chứng, thương mại hoá.

Việc này sẽ giúp Việt Nam đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, ông phân tích tại toạ đàm Chiến lược và hợp tác thúc đẩy chuyển đổi năng lượng Việt Nam mới đây.

Tại buổi gặp gỡ báo chí hồi cuối tháng 4 tại Quảng Ninh, bà Nguyễn Phương Mai, Phó chánh văn phòng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công thương, cũng nhấn mạnh quá trình chuyển dịch năng lượng là điều tất yếu, bởi trước khi có thể tiến tới sử dụng những sản phẩm xanh, sạch, Việt Nam cần đảm bảo đủ điện, đủ năng lượng cho phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, ngay cả khi sở hữu các nguồn về than, khí, năng lượng tái tạo, việc khai thác, sử dụng như thế nào cũng là điều không dễ dàng, bà Mai phân tích.

“Một vấn đề khác là cân bằng các nguồn điện – bài toán lúc nào cũng khiến chúng tôi phải đau đầu. Sử dụng làm sao các nguồn hài hòa, đảm bảo đủ lượng, có lộ trình hợp lý chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang tái tạo một cách mượt mà, mà không gặp vấn đề về thiếu điện, thiếu vốn đầu tư, các vấn đề về kỹ thuật, về đảm bảo an toàn”, bà Mai cho hay.

Điện than cận kề cái kết

Theo bà Mai, trong khi Việt Nam sẽ không phát triển thêm điện than, thì nguồn khí cho giai đoạn chuyển tiếp đang là phương án được cân nhắc, và có khả năng nhập khẩu thêm khi nguồn trong nước có giới hạn, khó đáp ứng đầy đủ tăng trưởng nhu cầu điện như hiện nay.

Mặc dù cũng là nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, điện khí có mức độ phát thải thấp hơn, có các đặc điểm phù hợp như công suất lớn, vận hành ổn định, để làm bước đệm chuyển tiếp cho nền kinh tế sang phát thải thấp.

Tuy vậy, báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam mới nhất cũng lưu ý, tính đến 2030, các sản phẩm than và dầu nhập khẩu vào Việt Nam sẽ tăng gần gấp ba lần mức nhập khẩu hiện nay, và LNG sẽ trở thành mặt hàng nhập khẩu mới tại Việt Nam. Đến năm 2050, tỷ trọng nhiên liệu nhập khẩu có thể đạt 70%, với chi phí nhiên liệu nhập khẩu tương đương 53 tỷ USD.

Sự phụ thuộc vào nhập khẩu đồng nghĩa với việc Việt Nam dễ bị ảnh hưởng trước các biến động của giá nhiên liệu quốc tế.

An ninh năng lượng trong tiến trình Việt Nam hướng tới ‘net zero’ 2
Mức nhập khẩu/xuất khẩu nhiên liệu tổng và ròng giai đoạn 2010-2020. Nguồn: Báo cáo Triển vọng năng lượng Việt Nam 2021.

Cục Điện lực và năng lượng tái tạo và Cục Năng lượng Đan Mạch trong báo cáo, nhấn mạnh: “Khi Việt Nam hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, an ninh năng lượng dài hạn có thể được tăng cường đáng kể nhờ việc giảm nhập khẩu nhiên liệu trong những thập kỷ tới, và giảm chi phí nhập khẩu”.

Theo đó, trong kịch bản tích cực nhất, Việt Nam có thể đạt được cơ cấu nguồn cung năng lượng gần như tự cung tự cấp vào năm 2050 bằng cách điện khí hóa các lĩnh vực sử dụng năng lượng cuối cùng, với một hệ thống điện hoàn toàn dựa vào năng lượng tái tạo và năng lượng sinh khối trong nước.

Báo cáo khuyến nghị, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, đồng thời vẫn hướng tới mục tiêu khí hậu, Việt Nam không nên đầu tư mới các nhà máy nhiệt điện khí nội và giữ số lượng các nhà máy điện LNG mới ở mức tối thiểu, khi các tính toán cho thấy mức công suất 25GW điện khí đã đưa vào vận hành hoặc dự kiến xây dựng đã đủ để Việt Nam có thể đạt mức phát thải ròng bằng 0.

Tuy nhiên, điện khí vẫn là công nghệ được lựa chọn cho mục đích dự phòng/phủ đỉnh do mức phát thải CO2 thấp, và có ưu điểm về khả năng vận hành linh hoạt, báo cáo nhấn mạnh. 

Kịch bản tích cực nhất cho thấy tỷ trọng của các loại năng lượng khác nhau được cân bằng tốt vào năm 2040, trong đó năng lượng tái tạo chiếm hơn 50% tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp.

Mở đường tới điện gió ngoài khơi

Vào năm 2050, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong nước là 90%, với năng lượng mặt trời chiếm 55% nguồn cung. Báo cáo cho rằng, điều này không dẫn đến rủi ro về nguồn cung, nếu hệ thống được thiết kế để tích hợp hiệu quả một lượng lớn năng lượng mặt trời như vậy.

"Nếu vì bất cứ lý do gì dẫn đến tỷ trọng năng lượng mặt trời lớn như vậy trong hệ thống là không khả thi, thì việc thay thế bằng nhiều năng lượng gió và hạt nhân hơn sẽ là tối ưu. Mức độ đa dạng hóa năng lượng sẽ tăng lên bằng cách đưa vào hệ thống nhiều điện gió và năng lượng hạt nhân hơn", báo cáo khuyến nghị. 

Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Leader talk -  2 năm
Ngành tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng sang các nguồn sạch hơn, và đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên để giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Ba nguyên tắc giúp 'hút' tài chính cho chuyển dịch năng lượng

Leader talk -  2 năm
Ngành tài chính sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch năng lượng sang các nguồn sạch hơn, và đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên để giảm thiểu rủi ro hệ thống.
Phấp phỏng lo thiếu điện từ Nam ra Bắc

Phấp phỏng lo thiếu điện từ Nam ra Bắc

Tiêu điểm -  2 năm

Sau 2 lần trình dự thảo tới Thủ tướng, tổng sơ đồ điện VIII đang được Bộ Công thương tính toán, giải trình thêm một số nội dung để sớm ban hành. Một trong các vấn đề nổi cộm, là cân đối được điện cho nhu cầu sử dụng – từng được cảnh báo từ nhiều năm qua.

Tiết kiệm điện để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không

Tiết kiệm điện để thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không

Phát triển bền vững -  2 năm

Mạng lưới tiết kiệm điện Việt Nam được xây dựng nhằm đồng bộ hóa tiết kiệm năng lượng, từ đó đảm bảo nguồn cung năng lượng phục vụ phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện cam kết phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Chuyên gia Đan Mạch chỉ cách ‘hút’ tài chính cho năng lượng sạch

Chuyên gia Đan Mạch chỉ cách ‘hút’ tài chính cho năng lượng sạch

Leader talk -  2 năm

Theo các chuyên gia, chính phủ đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng niềm tin từ nhà đầu tư, từ đó mới có thể thu hút các dòng vốn đổ vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo

Ba 'hàng rào' ngăn vốn ngoại đổ vào năng lượng tái tạo

Leader talk -  2 năm

Yêu cầu từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là từ lĩnh vực điện gió vốn đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, sẽ sớm vượt quá khả năng cho vay của nhiều ngân hàng trong nước, từ đó đặt ra yêu cầu gỡ bỏ các hạn chế để thu hút vốn ngoại.

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  5 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  15 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều