Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ đấu giá KDC nghìn tỷ ở Bình Dương

Hứa Phương Thứ năm, 21/03/2019 - 09:09

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Tư pháp báo cáo kết quả thanh tra việc bán đấu giá tài sản thế chấp tại Agribank với Dự án KDC Hòa Lân của Công ty Thiên Phú ở Bình Dương.

Góc khuất trong vụ đấu giá dự án KDC nghìn tỷ

Sau thời gian lời qua tiếng lại giữa các bên liên quan đến vụ bán đấu giá Khu dân cư (KDC) Hòa Lân ở thị xã Thuận An, Bình Dương. Công ty TNHH sản xuất thương mại Thiên Phú (Công ty Thiên Phú, trụ sở tại Bình Dương là đơn vị đem tài sản đi thế chấp tại ngân hàng Agribank chi nhánh Chợ lớn) đã kiện Công ty CP dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn ra toàn án nhân dân quận 7, TP.HCM yêu cầu tuyên hủy kết quả bán đấu giá KDC Hoà Lân và tuyên vô hiệu hóa hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá số 01/10/2017. Vụ việc “ồn ào” khiến thanh tra Bộ Tư pháp phải vào cuộc.

Theo đó, Công ty Thiên Phú có vay của Agribank Chợ Lớn tổng số tiền đã quy đổi là hơn 1.100 tỷ đồng và đảm bảo bằng việc thế chấp dự án KDC Hòa Lân có diện tích 490.765 m2.

Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ đấu giá KDC nghìn tỷ ở Bình Dương
Dự án KDC nghìn tỷ ở Bình Dương hiện vẫn chỉ là bãi cỏ bỏ hoang

Do gặp khó khăn về tài chính nên giữa tháng 4/2015, Công ty Thiên Phú đã thoả thuận giao tài sản để Agribank Chợ Lớn xử lý thu hồi nợ. Tháng 6/2015, Agribank Chợ Lớn ký hợp đồng với Công ty cổ phần dịch vụ đấu giá Nam Sài Gòn có trụ sở quận 7, TP.HCM bán đấu giá toàn bộ quyền sử dụng đất dự án KDC Hòa Lân với giá khởi điểm 1.467,7 tỷ đồng.

Việc đấu giá dự án KDC kéo dài suốt 2 năm (từ ngày 9/7/2015 đến ngày 25/5/2017) với 12 phiên mới thành công. Tuy nhiên khi vào cuộc, Thanh tra Bộ Tư pháp kết luận trong những lần đấu giá có nội dung mâu thuẫn giữa phía ngân hàng và đơn vị thực hiện đấu giá.

Như tại phiên thông báo bán đấu giá lần 3, lần 6, lần 7 và lần 9 đều có đơn vị tham gia đấu giá nhưng Công ty đấu giá Nam Sài Gòn lại có công văn thông báo cho Agribank Chợ Lớn không có khách hàng nào tham gia.

Một điều khó hiểu nữa cũng được thanh tra Bộ Tư pháp chỉ ra là giá trị tài sản của dự án KDC Hoà Lân lần lượt được điều chỉnh giảm từ 1.467,7 nghìn tỷ phiên khởi điểm đến phiên đấu giá thứ 11 xuống chỉ còn 900 tỷ đồng.

Đến ngày 25/5/2017 Công ty đấu giá Nam Sài Gòn tổ chức đấu giá lần thứ 12 đối dự án KDC Hoà Lân thì Công ty A Đông Hải (Hiện là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Kim Oanh TP.HCM) đã trúng đấu giá 1.353 tỷ đồng sau 14 vòng trả giá.

Theo quy định của Agribank Chợ Lớn, đơn vị trúng đấu giá phải thanh toán một lần ngay số tiền trúng đấu giá. Tuy nhiên, sau khi trúng đấu giá Công ty Kim Oanh mới chỉ thanh toán được 847,8 tỷ đồng cho Agribank Chợ Lớn (chưa bằng số tiền đấu giá khởi điểm) và còn nợ 478 tỷ đồng cùng lãi chậm trả 8% tính từ ngày 5/9/2017.

Từ đó thanh tra Bộ Tư pháp xác định, Công ty đấu giá Nam Sài Gòn đã có một số tồn tại, vi phạm như không kiểm tra chặt chẽ thông tin do ngân hàng cung cấp, không thực hiện đúng quy chế bán đấu giá và thông báo bán đấu giá tài sản có nội dung khác nhau về thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán tiền mua tài sản.

Với đơn vị trúng đấu giá, thanh tra Bộ Tư pháp chỉ rõ từ khi bán đấu giá tài sản đến nay, Công ty Kim Oanh đã 4 lần vi phạm cam kết về thời hạn thanh toán và nghĩa vụ thanh toán trong một thời gian dài nhưng Agribank Chợ Lớn không có biện pháp quyết liệt để xử lý là trái với quy chế đấu giá

Thanh tra Bộ Tư pháp kiến nghị Agribank Chợ Lớn khẩn trương thu hồi số tiền và lãi Công ty Kim Oanh đấu giá mua tài sản, không để kéo dài ảnh hưởng đến quyền lợi Nhà nước. Trường hợp Công ty Kim Oanh không có khả năng thanh toán thì có hình thức xử lý theo quy định của pháp luật, tránh làm thất thoát tài sản Nhà nước.

Chưa được chuyển đổi chủ đầu tư

Bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc công ty Kim Oanh cho biết, UBND tỉnh Bình Dương đã yêu cầu công ty Kim Oanh nếu muốn thực hiện được việc chuyển đổi chủ đầu tư dự án thì phải mua hết những phần đất còn lại trong dự án đủ 55 ha, hoặc điều chỉnh dự án theo quỹ đất trúng đấu giá là khoảng 49 ha.

Từ đó, công ty Kim Oanh đã có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương xin điều chỉnh dự án dựa trên quỹ đất trúng đấu giá theo hướng dẫn. Tuy nhiên, ngày 17/7/2018, Sở Xây dựng Bình Dương không công nhận Công ty Kim Oanh làm chủ đầu tư dự án với lý do chưa thanh toán hết số tiền trúng đấu giá và chưa được bàn giao tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất thuộc dự án KDC Hòa Lân.

Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ đấu giá KDC nghìn tỷ ở Bình Dương 1
Đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, sau khi rà soát hồ sơ vụ việc, dự án vẫn còn vướng nhiều thủ tục, chưa đủ điều kiện nên chưa thể chuyển đổi chủ đầu tư

Công ty Kim Oanh cho rằng kết luận của Sở Xây dựng Bình Dương chưa toàn diện vì theo Luật Đấu giá tài sản, “người trúng đấu giá có quyền được nhận tài sản đấu giá, có quyền được sở hữu tài sản đấu giá theo quy định” và Công ty Kim Oanh đã trúng đấu giá theo đúng trình tự pháp lý thì đương nhiên có quyền sở hữu hợp pháp tài sản đấu giá theo luật định. Còn việc công ty Kim Oanh chưa hoàn thành việc thanh toán là do nguyên nhân khách quan.

Công ty Kim Oanh cam kết sẽ thanh toán cho Agribank Chợ Lớn số tiền còn lại và sẽ thanh toán lãi chậm trả 8%/năm trên số tiền và thời gian chậm thanh toán theo quy định của Agribank nên hoàn toàn không có thiệt hại cho Agribank.

Tuy nhiên theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, sau khi rà soát hồ sơ vụ việc, dự án vẫn còn vướng nhiều thủ tục, chưa đủ điều kiện. Ngoài ra, hiện nay Công ty Thiên Phú đã có đơn đề nghị ngăn chặn không cho đơn vị nào đứng ra rao bán dự án. Chính vì thế, Sở Xây dựng Bình Dương chưa thể tham mưu cho UBND tỉnh việc chuyển đổi chủ đầu tư dự án và dự án đang chờ cơ quan chức năng làm rõ.

Liên quan đến vụ việc, ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, đã chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc xác minh làm rõ vụ việc, đồng thời trong khi chờ kết quả, nghiêm cấm mọi hình thức giao dịch tại dự án KDC Hòa Lân. 

Và mới nhất thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Tư pháp báo cáo kết quả thanh tra việc bán đấu giá tài sản thế chấp tại Agribank với Dự án KDC Hòa Lân của Công ty Thiên Phú ở Bình Dương.

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Bộ Chính trị cho ý kiến về đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Tiêu điểm -  7 giờ

Ngày 18/9, Bộ Chính trị đã họp cho ý kiến về đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

'Nút thắt' vốn ngoại vào chứng khoán được tháo gỡ

Tài chính -  11 giờ

Việc giải quyết vấn đề ký quỹ của nhà đầu tư nước ngoài và kiểm soát rủi ro về mặt thanh toán là điều kiện thiết yếu để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Sau 20 năm, cá tra vào Mỹ có cơ hội thoát thuế chống bán phá giá

Tiêu điểm -  11 giờ

Việc doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cần làm bây giờ là tập trung vào các điều kiện sản xuất, phát triển nguồn nguyên liệu, tăng cường sản xuất, tìm kiếm đối tác và thị trường mới.

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Nền kinh tế Việt Nam vẫn tiêu thụ nhiều năng lượng

Phát triển bền vững -  12 giờ

Chính phủ Australia hướng tới hỗ trợ Việt Nam đạt được một hệ thống năng lượng tin cậy, giá phải chăng và giảm phát thải carbon.

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ 1 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục hậu quả bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã ủng hộ 1 tỷ đồng để chung tay cùng người dân bị thiệt hại do bão lũ tái thiết cuộc sống.

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Cận cảnh 'rốn lũ' Hà Nội: Đi thuyền đến từng nhà dân cấp nước sạch

Ống kính -  15 giờ

Nước tinh khiết, sữa tươi sạch và các nhu yếu phẩm đã kịp thời được chuyển tới tận tay những người dân vùng "rốn lũ" tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Hơn một tuần sau bão Yagi, nơi đây vẫn chìm trong biển nước.

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền

Nhịp cầu kinh doanh -  15 giờ

Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón Trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.

Đọc nhiều