Hệ lụy từ giá đất tăng đột biến trong các cuộc đấu giá
Hai cuộc đấu giá đất tại Hà Nội gần đây đã chứng kiến giá đất tăng vọt, khiến các chuyên gia lo ngại những hệ lụy xấu gây ra cho thị trường bất động sản và nền kinh tế địa phương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg, chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Công điện được gửi tới Bộ trưởng các Bộ Tài nguyên và môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an cùng chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng nhấn mạnh một số địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thành công, đóng góp vào ngân sách địa phương. Tuy nhiên, có những trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, thậm chí cao bất thường, khiến dư luận lo ngại về tác động đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, kinh doanh và thị trường bất động sản.
Để nâng cao hiệu quả quản lý đất đai và ổn định thị trường bất động sản, Thủ tướng yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo rà soát công tác đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo tuân thủ pháp luật, minh bạch và công khai. Những trường hợp vi phạm phải bị xử lý nghiêm để ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá nhằm trục lợi và gây rối loạn thị trường.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với các bộ liên quan và chính quyền địa phương, sẽ rà soát và kiểm tra các hoạt động đấu giá có dấu hiệu bất thường, xử lý vi phạm và báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/8/2024.
Đồng thời, các bộ cần nghiên cứu tác động của kết quả đấu giá lên giá đất, thị trường nhà ở và bất động sản, từ đó đề xuất các giải pháp xử lý hoặc hạn chế tác động tiêu cực.
Công điện cũng yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là hành vi thao túng thị trường và thổi giá nhằm trục lợi.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng và Tài chính được giao nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức tập huấn cho các địa phương về các chính sách mới của Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Công điện của Thủ tướng được ban hành chỉ ít ngày sau hai phiên đấu giá đất ở Hà Nội gây xôn xao dư luận vì mức trúng đấu giá cao đột biến.
Trong đó, phiên đấu giá đất tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, kết thúc rạng sáng nay sau 18 giờ với 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp 30 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm. Mức trúng đấu giá cao gấp 2 - 3 lần khoảng giá phổ biến trên thị trường.
Trước đó, phiên đấu giá đất ở huyện Thanh Oai cũng ghi nhận giá trúng đấu giá từ 63 đến 100 triệu đồng/m2, cao hơn gấp 2,3 đến 3,7 lần so với giá phổ biến trên thị trường.
Các chuyên gia lo ngại giá đất tăng đột biến từ những phiên đấu giá sẽ gây ra những hệ luỵ xấu, làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế của địa phương.
Hai cuộc đấu giá đất tại Hà Nội gần đây đã chứng kiến giá đất tăng vọt, khiến các chuyên gia lo ngại những hệ lụy xấu gây ra cho thị trường bất động sản và nền kinh tế địa phương.
Nhiều nhà đầu tư đang xem đấu giá đất là một nghề, họ săn tìm các cơ hội đấu giá tại các địa phương.
Dòng tiền đầu tư trên thị trường bất động sản đang lan toả ra các tỉnh vùng ven, với tâm điểm đầu tư là các sản phẩm giá trị thực, dưới 10 tỷ đồng.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.