Doanh nghiệp
Thương vụ 900 tỷ đồng tăng cường vị thế thép Thái Hưng
Trong bối cảnh khó khăn khi các "ông lớn" như Thép Hòa Phát hay Nam Kim đều ghi nhận mức sụt giảm 15-20% doanh thu trong năm qua, Thái Hưng là một trong số ít công ty ngành thép duy trì được sự tăng trưởng với tổng doanh thu tăng 30% và vẫn đang tiếp tục chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh.
Mới đây, Công ty CP Thương mại Thái Hưng, thông qua đơn vị thành viên là Công ty CP BCH, đã chi ra hơn 900 tỷ đồng để mua lại Công ty TNHH Gang thép Tuyên Quang (TQIS) từ Tập đoàn Hằng Nguyên, Trung Quốc.
Sau khoảng 10 năm hoạt động, TQIS là một trong số ít đơn vị ứng dụng công nghệ lò cao cho khu liên hợp gang thép tại Tuyên Quang với nhà máy có dây chuyền sản xuất đồng bộ, tự động hóa cao, quá trình sản xuất khép kín từ khâu khai khoáng, tuyển quặng đến luyện kim.
Nhà máy này có thể sản xuất ra các loại vật liệu thép chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc gia với công suất tối đa 550.000 tấn thép các loại. Hàng năm, nhà máy sản xuất 300.000 – 400.000 tấn thép, doanh thu đạt trên 3.000 tỷ đồng, kỳ vọng đóng góp lớn vào tiềm năng tăng trưởng của “ông lớn” ngành thép Thái Hưng.
Thành lập từ năm 1993, Công ty CP Thương mại Thái Hưng tiền thân là doanh nghiệp tư nhân dịch vụ kim khí Thái Hưng, do ông Nguyễn Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Cải sáng lập, chuyên kinh doanh thương mại các sản phẩm sắt thép và phế liệu kim loại.
Tới năm 2003, công ty bắt đầu tham gia lĩnh vực xuất nhập khẩu phôi thép về để cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước. Hiện kim ngạch xuất nhập khẩu với hai chiều bình quân hàng năm của công ty đạt khoảng 150 - 200 triệu USD, lượng hàng nhập khẩu luôn chiếm từ 10-12 % thị phần nhập khẩu nguyên liệu của ngành thép Việt Nam mỗi năm.
Những năm sau đó, Thái Hưng đã tập trung mở rộng quy mô doanh nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành, mở các chi nhánh, văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hưng Yên, TP. HCM và nhiều tỉnh thành khác.
Từ năm 2009, trong giai đoạn các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, Thái Hưng đánh dấu bước ngoặt khi gia tăng năng lực tự sản xuất bằng việc mua lại cổ phần một loạt các công ty/nhà máy thép được Nhà nước thoái vốn như Công ty CP BCH, Cốp pha Thép Việt Phương, …
Khoảng 10 năm trở lại đây, Thái Hưng đã mua lại 56,5% vốn tại Công ty TNHH Natsteelvina (Thép Việt – Sing) và là cổ đông lớn của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO) và Công ty CP Thép Việt - Ý.
Với việc không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, trong năm 2023, tổng doanh thu toàn hệ thống Thái Hưng ghi nhận 21.300 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2022, qua đó giữ vững 13% thị phần thị trường thép xây dựng Việt Nam và năm trong top 40 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (tăng 6 bậc so với năm 2022).
Đáng chú ý, Thái Hưng là một trong số ít các “ông lớn” ngành thép duy trì được sự tăng trưởng trong bối cảnh thị trường khó khăn khi các ông lớn như Thép Hòa Phát hay Nam Kim đều ghi nhận mức sụt giảm 15-20% doanh thu trong năm vừa qua.
Sau khi đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, Thái Hưng dần “lấn sân” sang các lĩnh vực khác như mảng giáo dục với hệ thống trường tư thục Iris School; mảng logistic với chuỗi cung ứng khép kín của Thái Hưng, năng lực vận chuyển xếp dỡ hàng hóa 8000 tấn/ngày tại cảng, gần 100 xe sơ mi rơ mooc, thiết bị nâng hạ cùng nhiều dịch vụ hàng hóa liên quan.
Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản, dự án Crown Villas của Thái Hưng có quy mô hơn 35 ha với tổng mức đầu tư trên 2.100 tỷ đồng phường Gia Sàng, TP. Thái Nguyên, bắt đầu đi vào thực hiện từ cuối năm 2018 và đã mở bán từ giữa năm 2019.
Theo tìm hiểu, sau khi tham gia và trúng đấu giá tài sản năm 2016, Thái Hưng được Nhà nước cho thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh khôi phục nhà máy cán thép Gia Sàng tại khu đất này.
Năm 2018, Thái Hưng đề xuất và được UBND tỉnh Thái Nguyên đồng ý thực hiện di dời nhà máy sang vị trí khác, đồng thời cho phép đầu tư khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Crown Villas).
Trước đó, năm 2010, Công ty CP Phát hành sách Thái Nguyên (STH), chuyên kinh doanh các mặt hàng sách, văn hóa phẩm, đã chính thức gia nhập vào “ngôi nhà chung” Thái Hưng. Đáng chú ý, sức hấp dẫn của STH đến từ việc doanh nghiệp này sở hữu lô đất “vàng” tại trung tâm TP Thái Nguyên.
Năm 2022, HĐQT công ty chính thức thông qua việc đầu tư xây dựng dự án trung tâm thương mại 18 tầng Thái Hưng Complex Tower trên diện tích 1.300m2 tại số 65 hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên với số vốn đầu tư khoảng 265 tỷ đồng.
7 tỷ USD đầu tư vào thép và 'cú quay xe' của chủ tịch Hòa Phát
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.
SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay
Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.
Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu
Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.
Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035
Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.
Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội
Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn
Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.