EVNGENCO3 bắt tay tập đoàn Úc làm điện gió ngoài khơi
Sau nhiều năm theo đuổi các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, Corio Generation vừa ký biên bản ghi nhớ với EVNGENCO3 để cùng phát triển loại hình năng lượng này.
Thủy điện tích năng ghi nhận làn sóng nhà đầu tư trong và ngoài nước săn đón, xin phát triển tại tỉnh Lâm Đồng với những kế hoạch trị giá ngót tỷ đô.
Theo Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII, Lâm Đồng chỉ được quota (hạn ngạch) 300MW thủy điện tích năng (TĐTN) phát triển sau năm 2030.
Mới đây, tỉnh xin bổ sung, điều chỉnh mức chỉ tiêu cho TĐTN thành tổng cộng 7.100MW, trong đó giai đoạn 2021-2030 thực hiện 4 dự án với tổng công suất 4.100MW và 2031-2050 triển khai 3 dự án 3.000MW.
Dù giá thành cao cùng công nghệ đặc thù đính kèm của TĐTN, Lâm Đồng vẫn đón nhận nhiều đề xuất, nghiên cứu phát triển của một số doanh nghiệp tên tuổi trong và ngoài nước như BCG Energy, Tập đoàn Kosy, Trungnam Group…
Gần nhất là đề nghị trị giá 19.000 tỷ đồng phục vụ dự án TĐTN Ka Đô công suất 2.400MW tại huyện Đơn Dương đến từ tổ hợp nhà đầu tư PECC2 – Công ty CP Đầu tư năng lượng tái tạo Sơn Mỹ - Công ty CP Năng lượng tái tạo và nông nghiệp Ninh Thuận – Công ty CP Năng lượng tái tạo Nhật Tân – EVNGENCO3 – Tập đoàn Sumitomo.
Đáng chú ý, với dự kiến vận hành vào 2030-2035, TĐTN Ka Đô được mô tả là chìa khóa giải quyết tình trạng vừa thiếu, vừa dư thừa điện mặt trời trong khu vực lân cận bằng phương án mua bán điện qua lưới điện quốc gia theo cơ chế DPPA hoặc thị trường điện.
Cụ thể, ĐMT hoạt động mạnh vào ban ngày nhưng không có công suất vào ban đêm, gây mất cân bằng cung - cầu. Ở các khung 6 - 8 giờ sáng, 16 - 19 giờ, phụ tải hệ thống ở mức cao nhưng các nhà máy ĐMT tại thời điểm này không thể đáp ứng, dẫn tới chi phí sản xuất của hệ thống điện tăng cao do phải huy động các nguồn điện linh hoạt có chi phí cao.
Ngoài ra, các ngày cuối tuần và đặc biệt là các ngày chủ nhật và ngày lễ phụ tải xuống thấp khiến cả điện gió và ĐMT đều phải cắt giảm công suất phát điện.
Bằng việc sử dụng nguồn công suất giảm phát của các dự án năng lượng tái tạo từ các thời điểm bị cắt giảm để bơm lưu trữ nước cho TĐTN và vận hành phát điện của TĐTN vào các khung giờ cao điểm – qua đó sử dụng và khai thác tối đa các nguồn năng lượng tái tạo, và hướng tới giảm thiểu triệt để phát thải ròng CO2.
Như vậy, TĐTN Ka Đô đóng vai trò lưu trữ điện mặt trời dư thừa vào ban ngày và phát điện vào giờ cao điểm hoặc ban đêm, giúp hệ thống điện hoạt động ổn định và tiết kiệm chi phí hơn.
Thậm chí, theo PECC2, dự án có thể phát điện theo một số khung giờ khác tức thời theo yêu cầu của hệ thống điện cũng như hỗ trợ điều tần, điều áp cho hệ thống điện nhờ đặc tính vận hành linh hoạt.
Đồng thời, TĐTN tỏ ra “vượt trội” so với các dự án đang triển khai mạnh mẽ hiện tại như Bác Ái tại tỉnh Ninh Thuận nhờ thời gian vận hành công suất cao gấp đôi.
Hiện tỉnh Lâm Đồng có 3 dự án TĐTN được Sở Công thương đề xuất nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2021 - 2030 với tổng công suất 3.700 MW, gồm Đơn Dương (thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương và xã Xuân Trường, Đà Lạt) công suất 1.200 MW tại huyện Đơn Dương và TP.Đà Lạt, Kosy Di Linh 1.500MW tại huyện Di Linh và Đạ Terh 1.000MW.
Về nguyên lý, TĐTN Ka Đô được thiết kế vận hành phối hợp với nhà máy ĐMT hồ Trị An 5A công suất 2.400MW (thuộc huyện Vĩnh Cửu và Định Quán, tỉnh Đồng Nai) và các nguồn năng lượng tái tạo khác để tận dụng tối đa công suất của nhà máy ĐMT có thể sản xuất được.
Sản lượng
điện do nhà máy ĐMT phát ra sẽ được tích trữ lại thông qua nhà máy TĐTN Ka Đô bằng
cách chuyển đổi điện năng sang dạng thế năng của nước. Ngược lại, khi nhu cầu
phụ tải trên lưới tăng cao, sẽ dùng năng lượng đã được tích trữ tại TĐTN để bù
công suất vào lưới.
Với diện tích 254ha đất rừng sản xuất bị ảnh hưởng, cùng quy mô 1200MW và tổng mức đầu tư khoảng 19 nghìn tỷ đồng, dự án thuộc trường hợp Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
Quy hoạch điện VIII phê duyệt quy hoạch 2 dự án TĐTN gồm Bác Ái và Phước Hòa vận hành trong giai đoạn 2026-2030. Hiện nay, dự án Bác Ái đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu giai đoạn II, có thể đáp ứng tiến độ vào vận hành năm 2029-2030, trong khi TĐTN Phước Hòa đang trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.
Theo Bộ Công thương, bên cạnh yêu cầu vốn đầu tư lớn, cần nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật – môi trường, TĐTN hiện chưa có cơ chế giá mua bán điện, gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc chứng minh hiệu quả tài chính của các dự án khi vay vốn.
Tổ hợp 4 nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án TĐTN Ka Đô trị giá 10 nghìn tỷ đồng bao gồm nhiều tên tuổi lớn trong ngành điện như Công ty CP Tư vấn và xây dựng điện 2 – PECC2, EVNGENCO3, Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản)...
Ra đời năm 1981, PECC2 có tên như hiện tại với 51% cổ phần do EVN nắm giữ từ năm 2007 và niêm yết mã (TV2) trên HOSE từ năm 2019.
Với sở trường về tư vấn xây dựng điện, kinh doanh và đầu tư các dự án nguồn điện, PECC2 tham gia góp mặt tại hơn 100 dự án nguồn điện, hơn 450 dự án đường dây. Bên cạnh khẩu vị truyền thống là thủy điện và nhiệt điện, đơn vị này đang cụ thể hóa tham vọng bước vào sân chơi điện hạt nhân.
Về thủy điện, PECC2 ghi dấu ấn (chủ yếu là thiết kế công trình, tư vấn) tại một số dự án trọng điểm của quốc gia như: Thủy điện Trị An trị giá hơn 1,1 tỷ USD với vai trò đồng chủ nhiệm thiết kế công trình cùng với Viện Thiết kế thủy công Maxcova, Thủy điện Thác Mơ, Đa Nhim…
Đặc biệt, liên quan tới TĐTN, PECC2 chính là tác giả của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho hai dự án là Đơn Dương tại Lâm Đồng và Hàm Thuận Bắc tại Bình Thuận, với công suất 1.200MW từ gần 10 năm trước.
Tương tự, Tổng công ty phát điện 3 - GENCO3, đơn vị “lá cờ đầu” của ngành điện nói chung và EVN nói riêng, ghi nhận vốn hóa thị trường đạt 1 tỷ USD vào năm 2021 và niêm yết trên HOSE từ năm 2022.
GENCO3 nắm giữ cổ phần tại nhà máy nhiệt điện Bà Rịa, Ninh Bình, Thủ Đức, thủy điện Thác Bà, Vĩnh Sơn Sông Hinh, đồng thời vận hành các nhà máy nhiệt điện khí Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1 và 2.1MR, Phú Mỹ 4 (2.540 MW); các nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 2 (1.244 MW) và Mông Dương 1 (1.080 MW) và các nhà máy thủy điện Tua Srah, Kuop, Srepok 3…
Trong số các nhà đầu tư tham gia đề xuất làm TĐTN tại Lâm Đồng, Tập đoàn Sumitomo là trường hợp gây bất ngờ hơn cả. Là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Nhật Bản, Sumitomo đã quen thuộc với môi trường đầu tư Việt Nam từ năm 1995 trong nhiều lĩnh vực như khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, tài chính ngân hàng...
Riêng phân ngành năng lượng, tập đoàn này đã tham gia đầu tư vào 2 nhà máy nhiệt điện theo hình thức BOT là Vân Phong 1 trị giá 2,58 tỷ USD (vai trò chủ đầu tư) và Phú Mỹ 2-2. Vài năm trở lại đây, Sumitomo đang hướng sự quan tâm đầu tư vào các dự án điện khí LNG cũng như điện gió ngoài khơi nhưng chưa cụ thể hóa.
Việc đặt chân vào mảng thủy điện tích năng – một loại hình còn mới mẻ và chưa được phát triển đại trà tại Việt Nam - của Sumitomo được coi là nằm ngoài dự đoán của giới đầu tư năng lượng, đồng thời gián tiếp chứng minh sức hút của TĐTN với nhà đầu tư ngoại trong bối cảnh mới.
Sau nhiều năm theo đuổi các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam, Corio Generation vừa ký biên bản ghi nhớ với EVNGENCO3 để cùng phát triển loại hình năng lượng này.
Rikkeisoft kỳ vọng có thể cung cấp các giải pháp chuyển đổi số "Make in Vietnam" tới nhiều doanh nghiệp trên thế giới, thông qua hợp tác cùng Sumitomo.
Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.
Ngành kỹ thuật phần mềm luôn tiềm năng, khi có mức thu nhập tốt, cơ hội việc làm cao, nhưng cũng có những thách thức riêng.
Việc chuyển đổi hình thức thuê đất và điều chỉnh chủ trương đầu tư tại NovaWorld Phan Thiết đánh dấu bước ngoặt pháp lý quan trọng, mở đường cho Novaland huy động vốn, tăng tốc thi công và thúc đẩy mục tiêu phát triển du lịch quy mô lớn tại Bình Thuận.
Luật khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được ví như một tuyên ngôn về tầm nhìn phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi Luật Đường sắt (sửa đổi) hứa hẹn mở ra một số chính sách đặc thù về thủ tục, chi phí giúp tháo gỡ nhiều điểm nghẽn.
TP.HCM dự kiến thí điểm bỏ cấp giấy phép xây dựng cho các dự án nhà ở, chủ yếu tại quận 7, TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè và Bình Chánh.
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước.
Masterise Homes đã ghi trọn dấu ấn của người dẫn đầu tại diễn đàn bất động sản hàng hiệu khu vực với nhiều chia sẻ giá trị.
Không chỉ là những con số đầu tư hay công suất sản xuất, thành quả lớn nhất mà TH mang đến chính là niềm tin và sinh kế cho hàng trăm người dân địa phương – những người đã cùng TH kiến tạo nên một phần mới mẻ, hiện đại hơn trong bức tranh chung của nền nông nghiệp Nga.
Nhằm trang bị cho doanh nghiệp những công cụ thực tiễn, chiến lược chuyển đổi hiệu quả, ngày 28-29/6, Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT Việt Nam) phối hợp với VietinBank tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề “ESG - chuyển đổi số - đổi mới sáng tạo - tài chính xanh”.
Kinh tế học trần trụi: Khám phá những nguyên tắc cơ bản, không màu mè của kinh tế, giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới tài chính và các quyết định kinh tế.
Ông Trần Văn Lâu được chỉ đỉnh giữ chức Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2021- 2026.
Ông Nguyễn Văn Út làm Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh mới sau khi Long An và Tây Ninh sáp nhập.