Tài chính
Tín hiệu tích cực từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Theo MBS, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang tích cực dần từ tháng 6, trong đó, ngân hàng và bất động sản là hai nhóm tích cực nhất trên thị trường.
Theo dữ liệu thống kê của Công ty Chứng khoán MB (MBS), tính đến ngày 25/10, tổng giá trị trái phiếu phát hành trong tháng 10 ước đạt hơn 16.000 tỷ đồng, giảm 57% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ.
Đa phần các đợt phát hành trong tháng đến từ nhóm tài chính – ngân hàng, chiếm hơn 53% tỷ trọng, lợi suất vào khoảng 5,8% - 8,6%/năm.
Từ đầu năm đến nay, ngân hàng là nhóm ngành có giá trị phát hành cao nhất với gần 94.000 tỷ, giảm 30% so với cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 47% so với tổng giá trị.
Nhóm phân tích của MBS cho rằng việc các ngân hàng tích cực phát hành trái phiếu trong quý 3 nhằm đáp ứng tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ mức 34% xuống 30%, áp dụng từ ngày 1/10 theo Thông tư 08 của NHNN.
Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu ngân hàng là 6,8%/năm, kỳ hạn bình quân 4,5 năm. Các ngân hàng phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: ACB (16.400 tỷ đồng), Techcombank (14.000 tỷ đồng), OCB (11.200 tỷ đồng).
Xếp sau ngân hàng là nhóm ngành bất động sản với tổng giá trị trái phiếu phát hành đạt 73.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36%. Lãi suất bình quân gia quyền của trái phiếu nhóm ngành này là 9,7%/năm, kỳ hạn bình quân là 3,6 năm.
Vinhomes là tổ chức phát hành giá trị lớn nhất trong tháng 10 với 5.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 12%, thời hạn 1,5-2 năm. Lãi suất cao nhất trong tháng là ghi nhận 12,5% từ đợt chào bán 1.000 tỷ đồng của Công ty Saigon Capital.
Tính từ đầu năm các doanh nghiệp bất động sản phát hành giá trị lớn nhất gồm có: Công ty TNHH Capitaland Tower (12.200 tỷ đồng), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Đô Thị Hưng Yên (7.200 tỷ đồng)...
Theo MBS, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang tích cực dần từ tháng 6. Lũy kế 10 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu phát hành đạt 198.700 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ 2022. Lãi suất trái phiếu bình quân trong 10 tháng đầu năm đạt 8,7%, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm 2022.
Hoạt động mua lại trái phiếu doanh nghiệp có phần chững lại trong các tháng gần đây. Trong quý 3, tổng giá trị mua lại trước hạn đạt gần 57 nghìn tỷ đồng, giảm 29% so với quý 2 và giảm 6% so với cùng kỳ 2022.
Lũy kế từ đầu năm đến nay, khoảng 183.430 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được mua lại trước hạn, tăng 18% so với cùng kỳ 2022, trong đó nhóm ngành ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng 47% tổng giá trị mua lại, nhóm ngành xây dựng và bất động sản lần lượt chiếm tỷ trọng 14% và 13%.
Tính đến ngày 25/10, đã có khoảng 99 doanh nghiệp thông báo về việc chậm/hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu. Báo cáo của MBS uớc tính tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp chậm các nghĩa vụ thanh toán vào khoảng 190 nghìn tỷ đồng, chiếm 18% dư nợ trái phiếu của toàn thị trường, trong đó nhóm ngành bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 70% giá trị chậm trả.
Khải Hoàn Land tăng vay nợ và trái phiếu lên hơn 1.000 tỷ đồng
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.