Số liệu nghiên cứu của iPrice Group chỉ ra rằng, Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ ở bậc quản lý doanh nghiệp ngành thương mại điện tử khu vực Đông Nam Á chiếm cao nhất lên đến 46%.
Thanh toán kỹ thuật số tăng, logistics lên ngôi, cùng sự đổi mới trong chiến lược bán hàng được dự báo sẽ là 3 xu hướng chủ đạo của thương mại điện tử năm nay.
Tổng lượt truy cập của top 50 website có mặt trong Bản đồ Thương mại điện tử Việt Nam tăng 13% so với 6 tháng đầu năm. Đặc biệt, ngành hàng thời trang trở thành tâm điểm khi có mức tăng trưởng mạnh về lượng truy cập website lên đến 33%.
Theo Google, Temasek và Bain&Company, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng 29% trong giai đoạn 2020-2025, nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD vào năm 2025.
Nổi bật trong danh sách 13 startup được KrASIA bình chọn có 2 cái tên đến từ Việt Nam gồm: Tiki và AppotaPay.
Thương mại điện tử chính là cơ hội toàn cầu, nhờ việc tối ưu quy trình và có thể giúp người bán hàng online tiếp cận trực tiếp với khách hàng trên toàn thế giới.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Trước tình hình đại dịch tác động tiêu cực đến nền kinh tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng dương trong chín tháng đầu năm 2020.
Bán hàng trực tuyến (livestream) giúp nhiều nhà bán hàng không cần giỏi công nghệ cũng có thể trở thành triệu phú USD.
Shark Bình trích dẫn số liệu của nền tảng PushSale.vn, cho biết trong khi các thị trường phát triển ở khu vực Đông Nam Á không phát triển hình thức COD (dịch vụ mua hàng thu tiền hộ), thì tại Việt Nam dịch vụ này chiếm tới 90%.
VECOM dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 sẽ tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô thị trường này sẽ vượt con số 15 tỷ USD, bất chấp dịch bệnh Covid-19.