Quốc tế

Top 5 doanh nghiệp lớn nhất châu Á: 4 của Trung Quốc và không có Nhật Bản

Thùy Dung Thứ năm, 25/01/2018 - 20:06

Trong số năm doanh nghiệp châu Á có vốn hóa thị trường lớn nhất, có tới bốn đại diện đến từ Trung Quốc và không có doanh nghiệp nào đến từ nền kinh tế phát triển Nhật Bản.

Tổng giá trị vốn hóa thị trường của doanh nghiệp châu Á đạt gần 26 nghìn tỷ USD, chiếm gần 32% giá trị của toàn cầu. Hiện khu vực này có 4.085 doanh nghiệp quy mô ít nhất là 1 tỷ USD và con số này chiếm 46,5% số lượng trên toàn cầu.

Tencent và Alibaba là hai công ty có giá trị nhất tại khu vực châu Á tính đến hết năm 2017.

Giá trị thị trường của hai doanh nghiệp này đã tăng hơn gấp đôi trong năm qua và thậm chí là còn gấp 2,5 lần, cao hơn rất nhiều tốc độ tăng trung bình 28% của châu Á và phản ứng sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Internet tại Trung Quốc.

5 doanh nghiệp châu Á có vốn hóa thị trường lớn nhất
Tencent là công ty châu Á đầu tiên có giá trị hơn 500 tỷ USD. Ảnh: South China Morning Post

WeChat của Tencent là một nền tảng truyền thông xã hội có gần 1 tỷ người dùng còn Alibaba là một “ông lớn” trong ngành thương mại điện tử. Cả hai doanh nghiệp này đã có những sự tăng trưởng lịch sử trong năm qua khi chính phủ Trung Quốc ngày càng đóng chặt cánh cửa tiếp cận thị trường Internet nước này đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Có tới hai ngân hàng của Trung Quốc hiện diện trong danh sách 5 doanh nghiệp châu Á có vốn hóa thị trường lớn nhất là Ngân hàng Công thương Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc với giá trị vốn hóa lần lượt là 326,5 triệu USD và gần 233 triệu USD.

Trong 5 doanh nghiệp châu Á đứng đầu về vốn hóa thị trường, chỉ có duy nhất một đại diện không đến từ Trung Quốc là Samsung Electronics. Samsung đã bị rơi xuống vị trí thứ ba từ vị trí số một của năm 2016 nhưng giá trị doanh nghiệp này tăng gần 50% trong vòng 12 tháng.

1/ Tencent (hơn 493 triệu USD)

Tencent là một công ty cổ phần đầu tư với các công ty con cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet và các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng.

Ngày 21/11/2017, Tencent được định giá 523 tỉ USD, đánh bại Facebook để trở thành mạng xã hội có giá trị nhất. Đồng thời hãng quản lý mạng xã hội WeChat cũng đánh bại cả Alibaba để trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên cán mốc 500 tỉ USD về giá trị thị trường.

2/ Alibaba (440 triệu USD)

Alibaba hiện là công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Alibaba không chỉ có một website duy nhất là công ty này sở hữu nhiều website với các chức năng khác nhau như dịch vụ thanh toán trực tuyến Alipay, ứng dụng điện thoại di động Aliyun hay trang thương mại điện tử khách hàng đến khách hàng Taobao.

Người đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Alibaba là Jack Ma, một trong những người giàu nhất thế giới.

3/ Samsung Electronics (gần 343 triệu USD)

Samsung Electronics là công ty điện tử đa quốc gia của Hàn Quốc, là công ty con hàng đầu của Samsung Group và sở hữu nhiều nhà máy lắp ráp tại các quốc gia khác nhau.

5 doanh nghiệp châu Á có vốn hóa thị trường lớn nhất 1
Samsung là đại diện top 5 duy nhất không đến từ Trung Quốc. Ảnh: LinkedIn

Samsung từ lâu đã là nhà sản xuất lớn về điện tử như pin lithium-ion, bán dẫn, chip, bộ nhớ và đĩa cứng cho đối tác như Apple, Sony, HTC và Nokia.

Những năm trở lại đây, Samsung đã đa dạng hóa hàng điện tử tiêu dùng, trở thành một trong những nhà sản xuất thiết bị di động và điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

4/ Ngân hàng Công thương Trung Quốc (326,5 triệu USD)

Ngân hàng Công thương Trung Quốc là ngân hàng lâu đời nhất tại quốc gia này và là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất.

5/ Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (gần 233 triệu USD)

Cùng với ngân hàng Công thương, ngân hàng Xây dựng là một trong bốn ngân hàng nhà nước lớn nhất tại Trung Quốc.

Quý III/2017, ngân hàng này thông báo mức tăng trưởng lợi nhuận ròng 4,1%, chạm ngưỡng gần 63 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 9,46 tỷ USD. 

[Infographics] Những thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh mẽ nhất

[Infographics] Những thương hiệu có giá trị tăng trưởng mạnh mẽ nhất

Quốc tế -  7 năm

Trong kỷ nguyên của kinh doanh hiện đại luôn có sự gián đoạn. Đâu là thương hiệu đang giành chiến thắng trong nhận thức của người tiêu dùng với tốc độ nhanh nhất?

[Infographics] Những quốc gia và doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất vào R&D

[Infographics] Những quốc gia và doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất vào R&D

Quốc tế -  7 năm

Đâu là những quốc gia và doanh nghiệp đầu tư nhiều nhất cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và đâu sẽ là những kết quả đạt được sau quá trình đó?

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  5 giờ

Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  5 giờ

Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  7 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  15 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 ngày

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Đọc nhiều