Tiêu điểm
TP.HCM sẽ xây 107,5 triệu m2 sàn nhà trong 10 năm tới
Trong 10 năm tới, TP.HCM sẽ xây dựng 107,5 triệu m2 sàn nhà để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.
Thị trường bất động sản TP.HCM đang rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung, chênh lệch giữa các phân khúc dẫn đến giá nhà tăng cao.
Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc gỡ cho những dự án bị vướng mắc pháp lý, gỡ dòng vốn, đơn giản thủ tục hành chính thì TP.HCM cũng đưa ra chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2030.
Dự thảo kế hoạch hiện đang lấy kiến Bộ Xây dựng trước khi trình HĐND thông qua. Mục tiêu TP.HCM đặt trong 10 năm tới là xây dựng 107,5 triệu m2 sàn nhà ở.
Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2025, dân số TP.HCM dự báo khoảng 10,25 triệu người, cần phát triển thêm khoảng 50 triệu m2 sàn nhà ở, tương đương khoảng 367.000 căn nhà. Qua đó, nâng tỷ lệ diện tích nhà ở bình quân toàn TP.HCM đến năm 2025 lên mức 23,5 m2/người.
Giai đoạn tiếp theo từ 2026 - 2030, khi dân số tăng lên đến 11,29 triệu người, TP.HCM sẽ xây dựng thêm khoảng 57,5 triệu m2 sàn nhà ở để đáp ứng nhu cầu ở của người dân và nâng diện tích nhà ở bình quân đạt 26,5 m2/người.
Về loại hình nhà ở, trong giai đoạn 2021 - 2025, TP.HCM dự kiến phát triển thêm khoảng 40,7 triệu m2 sàn nhà ở thấp tầng trong dự án, nhà ở riêng lẻ hộ gia đình, và khoảng 9,3 triệu m2 chung cư cao tầng.
Trong 5 năm tiếp theo sẽ xây dựng thêm 44,7 triệu m2 nhà ở thấp tầng trong dự án, nhà ở riêng lẻ hộ gia đình và khoảng 12,8 triệu m2 chung cư cao tầng.
Nguồn vốn để thực hiện các dự án nhà ở giai đoạn 2021 - 2030 rất lớn, khoảng 1,52 triệu tỷ đồng.
Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là 566.995 tỷ đồng, vốn xây dựng nhà ở thương mại khoảng 239.750 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình, cá nhân 289.530 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 37.700 tỷ đồng, đầu tư xây dựng nhà công vụ 15 tỷ đồng.
Giai đoạn 2025-2030 là 965.900 tỷ đồng, vốn xây dựng nhà ở thương mại khoảng 464.400 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở riêng lẻ, hộ gia đình, cá nhân 406.100 tỷ đồng, vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 86.400 tỷ đồng.
Nguồn vốn cho phát triển nhà ở của TP.HCM dự kiến được huy động từ các nguồn như vốn tự có của doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, vốn tích lũy của hộ gia đình và các nguồn khác. Riêng phần vốn phát triển nhà ở xã hội chỉ chiếm 10% tổng nguồn vốn, tương đương khoảng 12.500 tỷ đồng cho cả hai giai đoạn.
TP.HCM dự báo tổng nhu cầu diện tích đất để phát triển nhà ở 10 năm tới khoảng 5.239ha, trong đó đất cho xây dựng nhà ở thương mại khoảng 4.788ha, đất xây nhà ở xã hội khoảng 451ha.
Định hướng để TP.HCM xây dựng 107,5 triệu m2 sàn nhà ở trong 10 năm tới là phát triển nhà ở gắn với phát triển đô thị, đảm bảo đầu tư phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại, phát triển đa dạng loại hình nhà ở về giá cả, vị trí, diện tích.
Trong đó, đẩy mạnh phát triển nhà chung cư, tăng hệ số sử dụng đất quanh khu vực các ga metro để tận dụng hạ tầng, tăng tỷ trọng nhà ở cho thuê để đáp ứng nhu cầu của đối tượng thu nhập thấp. Phát triển đa dạng về hình thức thanh toán như thuê, thuê mua, mua, ưu tiên các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển nhà ở cho thuê, nhà ở giá thấp, giá rẻ.
Tại khu vực trung tâm và nội thành hiện hữu, TP.HCM sẽ tập trung phát triển nhà ở chung cư cao tầng trong giai đoạn 2021 - 2030, đồng thời phát triển hạ tầng phù hợp với quy mô của dự án để đảm bảo không quá tải lên hạ tầng đô thị.
Tập trung phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực nội thành quận 7, quận 12, quận Bình Tân và TP Thủ Đức. Bên cạnh đó, TP.HCM sẽ từng bước phát triển hạ tầng ở khu vực ngoại thành để tạo lập các quỹ đất phát triển dự án nhà ở giá rẻ có hạ tầng đồng bộ, phục vụ số đông người lao động dịch cư đến thành phố.
Thị trường bất động sản TP.HCM thiết lập mặt bằng giá mới
Bất động sản ‘triệu đô’ chuyển dịch về các đô thị vệ tinh TP.HCM
Biệt thự ‘triệu đô’, dinh thự hàng chục, hàng trăm tỉ đồng là những khái niệm từ lâu đã rất quen thuộc tại khu vực trung tâm TP.HCM hay các khu vực sở hữu vị trí ‘vàng’ tại TP.Thủ Đức. Tuy nhiên trong những năm gần đây, loại hình bất động sản này đã bắt đầu chuyển dịch về các đô thị vệ tinh của TP.HCM, khiến các khu vực này ‘chiếm sóng’, thậm chí lấn lướt xu hướng tìm kiếm bất động sản ở khu vực miền Nam.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.