TP.HCM gỡ vướng cho doanh nghiệp thực hiện '3 tại chỗ'
Các doanh nghiệp ở TP.HCM được gỡ vướng khi có bộ khung làm căn cứ thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường, hai điểm đến” để duy trì hoạt động, không gây đứt gãy chuỗi sản xuất.
Chính quyền TP.HCM yêu cầu sau 18h đến 6h sáng hôm sau bắt đầu từ ngày 26/7 người dân không ra đường, dừng các hoạt động để phòng dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đã đưa ra yêu cầu này tại hội nghị Thành ủy thành phố mở rộng tối 25/7, trong bối cảnh thành phố trải qua 17 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và ghi nhận hơn 58.000 ca nhiễm trong đợt bùng phát dịch thứ tư.
"Từ tối mai, người dân không ra đường sau 18h. Tất cả hoạt động tạm dừng, trừ cấp cứu và điều phối dịch bệnh", ông Phong nói.
Chủ tịch TP.HCM cho biết thực trạng một số địa bàn diễn ra việc tiếp xúc, giao lưu với nhau, thậm chí nhiều người đi trên đường dù thành phố đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Cụ thể, ông Phong cho biết, sau khi văn bản 2468 về tăng cường các biện pháp mạnh mẽ thực hiện Chỉ thị 16 được một ngày ông đi kiểm tra từ trung tâm xuống Bình Tân, Củ Chi rồi qua TP. Thủ Đức nhưng vẫn còn tình trạng nhiều người đi trên đường nên đã gọi từng chủ tịch quận huyện, làm việc với công an, quân sự để có biện pháp siết chặt ngay.
"Chúng ta phải nhận thấy việc này rất nguy hiểm, là nguyên nhân khiến dịch kéo dài. Nếu không kiểm soát dịch sẽ tồi tệ hơn, bắt buộc chúng ta áp dụng những biện pháp mạnh và cao hơn, có thể ảnh hưởng rất nhiều mặt", ông Phong nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng trước đây thành phố đã xây dựng 3 kịch bản sau khi hết 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16.
Thời gian vừa qua dù đã cố gắng nhưng không đạt được mục tiêu như kịch bản thứ nhất là kiểm soát được dịch nên thực hiện kịch bản thứ hai tăng cường các biện pháp mạnh mẽ, siết chặt Chỉ thị 16. Với tình hình như hiện nay, kịch bản thứ ba nhiều khả năng sẽ phải áp dụng cùng nhiều biện pháp khẩn cấp.
"Đây là điều thành phố không mong muốn, nhưng chỉ có một con đường là phải chiến thắng dịch bệnh nên tôi đề nghị các đồng chí trên tinh thần Chỉ thị 12 phải quyết liệt triển khai các giải pháp mà văn bản 2468 đề ra", ông Phong nói.
Người đứng đầu UBND TP.HCM đề nghị lực lượng công an, quân sự và chính quyền địa phương phải tăng cường tuần tra, kiểm soát 24/24h, đồng thời kiểm tra thường xuyên việc chấp hành quy định tại các khu dân cư, trên đường phố và xử lý nghiêm vi phạm, thậm chí tạm giữ hành chính nếu chống đối lực lượng chức năng. Các cá nhân vi phạm quy định, gây lây lan dịch, cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Các địa phương được yêu cầu phải tập trung lực lượng siết chặt các khu phong tỏa "nội bất xuất, ngoại bất nhập", tổ chức mang nhu yếu phẩm đến từng nhà hoặc tổ chức tình nguyện viên đi chợ thay.
Các tổ chức, cá nhân muốn trợ giúp lương thực cho người dân khu vực phong tỏa cần liên hệ tổ quản lý để có biện pháp đưa đến từng hộ, không để người dân tự ra ngoài nhận trực tiếp.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đánh giá, 16 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, thành phố làm được nhiều việc, cứu nhiều người, nhưng cũng còn nhiều việc chưa làm được.
"Đó là nỗi đau chung, khuyết điểm của hệ thống chính trị thành phố, khuyết điểm của người đứng đầu các cấp, chúng ta xin nhân dân lượng thứ", ông Nên nói.
Theo Bí thư Thành ủy TP.HCM những ngày tới thành phố tập trung khâu điều trị, đồng thời áp dụng nghiêm Chỉ thị 16 để ngăn chặn, hạn chế lây lan mới.
Khi mọi người dân thực hiện triệt để giãn cách là cơ hội để chúng ta phát hiện, điều trị, xử lý những người đã nhiễm. Nếu giữ đúng tinh thần này, sau hai tuần hy vọng không phát sinh ca mới, thành phố kiểm soát được dịch.
Đối với những người lao động nghèo, thu nhập thấp sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong những ngày giãn cách sắp tới ông Nên yêu cầu chính quyền tiếp tục nỗ lực cao nhất để chia sẻ, hỗ trợ, đáp ứng cơ bản nhu cầu thiết yếu của người dân. "Ở đâu còn để thiếu ăn, thiếu mặc là lỗi Bí thư, Chủ tịch xã, phường đó", ông Nên nói
Theo ông Nên, thành phố đã giải ngân gần 500 tỷ đồng cho hơn 320.000 người bị ảnh hưởng trực tiếp ở các địa phương. Thành phố quyết tâm chi trả nhanh nhất để các hộ dân khó khăn sớm nhận được hỗ trợ.
Các doanh nghiệp ở TP.HCM được gỡ vướng khi có bộ khung làm căn cứ thực hiện “3 tại chỗ” và “1 cung đường, hai điểm đến” để duy trì hoạt động, không gây đứt gãy chuỗi sản xuất.
Bí thư thành ủy TP.HCM yêu cầu siết chặt việc thực hiện Chỉ thị 16 và tăng cường một loạt biện pháp mạnh để phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của Covid-19 trên địa bàn TP.HCM trong 2 tuần tới.
FPT Smart Cloud, công ty con trực thuộc FPT đã được tập đoàn mẹ tăng vốn điều lệ, nhằm gia tăng vị thế trong mảng trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ để đóng góp tích cực vào hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
11 đề xuất kinh tế của ông Donald Trump nếu tái đắc cử, nhấn mạnh các chính sách thuế quan, ưu đãi thuế, và phát triển nhà ở nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.
Ông Trần Huy Tuấn vừa được bầu giữ chức bí thư tỉnh uỷ Yên Bái nhiệm kỳ 2020 - 2025 với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối.
Trong bối cảnh đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam gia tăng, đảm bảo dòng vốn đầu tư nước ngoài bền vững là mục tiêu quan trọng cần được chú trọng lâu dài.
Giai đoạn 2 Nhà máy điện mặt trời Phù Mỹ và những dự án điện mặt trời áp mái đi vào vận hành nên BCG Energy đã hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận.
Xác định "tất cả các vướng mắc đều xuất phát từ thể chế", nhiều đại biểu quốc hội nhấn mạnh việc tháo gỡ 'nút thắt gốc' này là nhiệm vụ căn cơ và cấp bách.