TP.HCM nâng Chỉ thị 16 lên mức cao nhất

Nhật Hạ Thứ sáu, 23/07/2021 - 12:19

Bí thư thành ủy TP.HCM yêu cầu siết chặt việc thực hiện Chỉ thị 16 và tăng cường một loạt biện pháp mạnh để phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của Covid-19 trên địa bàn TP.HCM trong 2 tuần tới.

TP.HCM đã trải qua 14 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và 37 ngày thực hiện Chỉ thị 15 trước đó. Tính đến sáng ngày 23/7, thành phố đã ghi nhận 48.582 ca nhiễm trong làn sóng Covid-19 thức 4.

Tuy nhiên, “tình hình dịch tại TP.HCM hiện vẫn còn diễn biến rất phức tạp”, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nhận định.

Cụ thể là số ca nhiễm hàng ngày ở mức rất cao 3.000 – 4.000 ca/ngày, nhất là trong các khu phong tỏa, khu cách ly; số đang điều trị, số ca nặng, tử vong ngày càng tăng; nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, vật tư thiết bị phục vụ phòng, chống dịch đã quá tải... Tình hình hết sức cấp bách do chủng virus mới Delta diễn biến nhanh, mạnh, khó lường.

Trước tình hình trên, Chỉ thị khẩn 12 đã được Bí thư thành ủy TP.HCM ký ngày 22/7 để siết chặt việc thực hiện Chị thị 16 và tăng cường một loạt biện pháp mạnh nhằm phong tỏa, kiềm chế tốc độ lây lan của dịch; giữ vững, mở rộng vùng an toàn và kiếm soát sự lây lan vùng nguy cơ cao.

Các biện pháp tăng cường cụ thể tại TP.HCM trong 2 tuần tới

Thứ nhất, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng, thực hiện triệt để phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, phát tờ rơi hướng dẫn thực hiện giãn cách và các biện pháp phòng, chống dịch.

TP.HCM nâng Chỉ thị 16 lên mức cao nhất
Phong toả 1 khu vực với các hộ gia đình để phòng chống dịch tại quận Gò Vấp (Đình Lễ - HCDC)

Thứ hai, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện nghiêm các quy định về giãn cách. Theo đó, trong các khu phong tỏa, cư dân cần thực hiện triệt để “người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình”; tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp với người xung quanh.

Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi có yêu cầu cấp cứu y tế, mua thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị/chợ trong khu phong tỏa (2 lần/tuần, sử dụng phiếu đi chợ/siêu thị do chính quyền địa phương cấp).

Đối với một số khu vực có nguy cơ rất cao thì từng hộ dân chỉ ở trong nhà, chính quyền tổ chức mang nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà.

Trong các khu cách ly, người đang thực hiện cách ly phải tuyệt đối chấp hành quy định, không được ra khỏi phòng và không được tiếp xúc trực tiếp với người khác (trừ trường họp cấp cứu y tế).

Các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà cần thực hiện nghiêm theo hướng dẫn của ngành y tế, tuyệt đối không ra khỏi nhà (trừ trường hợp cấp cứu y tế). Chính quyền sẽ cung cấp lương thực, thực phẩm thiết yếu sẽ được chính quyền hỗ trợ, cung cấp tại nhà.

Các khu nhà trong các hẻm nhỏ, chằng chịt, đông người, mật độ dân số cao, thực hiện nghiêm yêu cầu giãn cách giữa cá nhân với cá nhân.

Thứ ba, thu hẹp diện các nhóm đối tượng hoạt động trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Theo đó, thành phố tạm dừng các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động của các công trường, công trình xây dựng, giao thông chưa thật sự cấp bách.

Ngân hàng, chứng khoán được hoạt động ở mức độ vừa phải để cung ứng kịp thời dịch vụ cần thiết. Các chi nhánh hoặc phòng giao dịch, có thể hoạt động luân phiên, bố trí nhân sự làm việc trực tiếp theo ca kíp, thực hiện nghiêm giãn cách.

Chỉ những doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết yếu được hoạt động, gồm: y tế, dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn cho các bệnh viện, khu cách ly, khu thu dung điều trị; cung cấp điện, nước, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, vận chuyển hàng hóa thiết yếu; kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ...

Các doanh nghiệp sản xuất khác chỉ được phép hoạt động với điều kiện phải bảo đảm an toàn, tuân thủ nghiêm nguyên tắc "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) và "một cung đường, hai điểm đến" (chỉ duy nhất tuyến đường chở tập trung công nhân từ nơi sản xuất đến nơi ở). Doanh nghiệp vi phạm sẽ bị dừng hoạt động, xử lý nghiêm.

Các chợ truyền thống chỉ được phép hoạt động theo mô hình mới gồm giảm quy mô hộ kinh doanh còn khoảng 30%; bảo đảm không gian mở, thoáng, có màng ngăn giữa người mua và bán, niêm yết giá và khuyến khích bán hàng vào túi sẵn; chỉ được kinh doanh lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu; các hộ kinh doanh bán luân phiên theo ngày chẵn lẻ để giảm tối đa lượng người tương tác.

Cơ quan nhà nước làm việc luân phiên cách ngày hoặc buổi trong ngày tại công sở; chấp hành nghiêm Chỉ thị 16, chỉ ra đường khi có việc cấp thiết.

Các chốt kiểm soát ở TP.HCM (12 chốt chính và các chốt liên quận huyện) chỉ giải quyết cho xe công vụ, xe chở hàng hóa được cấp mã nhận diện (QR code) ra vào thành phố; xe của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, phục vụ phòng, chống dịch, công vụ; xe đưa rước người dân thành phố về quê theo kế hoạch.

Thứ tư, tăng cường công tác truyền thông chủ động, hiệu quả, thông tin chính xác, kịp thời, tích cực về các hoạt động phòng, chống dịch, hạn chế tối đa đưa tin một chiều, thiếu kiểm chứng, gây tâm lý hoang mang.

Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố cần sớm yêu cầu các cơ quan chức năng, nhất là ngành y tế phối hợp địa phương xây dựng các kịch bản chi tiết, giải pháp cụ thể phòng, chống dịch như: phòng ngừa, xét nghiệm, cách ly, điều trị phù hợp diễn biến mới của dịch; đẩy nhanh tiến độ tiếp nhận, mua và tiêm vaccine.

Yều cầu người dân Hà Nội chủ động khai báo y tế

Còn tại TP. Hà Nội, sáng ngày 23/7, Chủ tịch thành phố Chu Ngọc Anh đã yêu cầu người dân khai báo y tế chủ động, giúp chính quyền sàng lọc và phát hiện sớm ca bệnh không triệu chứng hay có nguy cơ cao.

TP.HCM nâng Chỉ thị 16 lên mức cao nhất 1
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh. Ảnh: Trang thông tin TP. Hà Nội.

Việc khai báo y tế thường xuyên trên tokhaiyte.vn đặc biệt quan trọng với trường hợp sốt, ho, khó thở kể cả trường hợp bị nhẹ để được y tế cơ sở lấy mẫu xét nghiệm, hướng dẫn phòng dịch trong thời gian sớm nhất. “Đây không chỉ là cách bảo vệ mình mà còn cả người thân, gia đình và cộng đồng”, ông Ngọc Anh nhấn mạnh.

Với đặc điểm của biến chủng Delta với hơn 50%, thậm chí 80% người mắc ít biểu hiện triệu chứng, người mắc ít triệu chứng ban đầu thì việc mở rộng xét nghiệm sàng lọc nhằm xác định chính xác các ca chỉ điểm không có yếu tố dịch tễ và từ đó truy vết, khoanh vùng nhanh và hiệu quả, làm sạch mầm bệnh tiềm ẩn, có ý nghĩa quyết định hiệu quả phòng, chống dịch trong những ngày tới.

Diễn biến dịch của Hà Nội đang phức tạp, cùng với biến chủng virus mới lây lan nhanh. Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết thành phố cần chuẩn bị thay đổi phương án bố trí giường bệnh F0 từ 5.000 hiện nay lên 10.000 - 20.000 và có thể cao hơn.

Đi kèm với mỗi kịch bản, các cơ quan phải bảo đảm chuẩn bị đủ cơ sở vật chất và con người; có phương án dự trữ hoặc huy động tương ứng, không để bị thiếu giường bệnh, thiếu máy thở, thiếu thuốc men, thiếu y bác sĩ, điều dưỡng.

Bí thư Hà Nội cũng yêu cầu bảo đảm phương án sẵn sàng cách ly cho từ 30.000 đến 50.000 người. Địa điểm cách ly ưu tiên ở ngoại thành nơi có không gian thoáng rộng, tách biệt với dân cư. Các đơn vị quân đội lên phương án sử dụng trường học, ký túc xá, khu quân sự thành cở sở cách ly, điều trị tập trung cho các trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ.

Về kiểm soát tuyến đường vào thành phố, ông Dũng nêu rõ phải duy trì nghiêm 22 chốt kiểm dịch hiện tại và các chốt do các địa phương thiết lập bảo đảm đủ lực lượng trực 24/24h và 7/7 ngày trong tuần; kiểm soát 100% người và phương tiện vào thành phố.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Hà Nội sáng nay ghi nhận thêm 21 ca nhiễm Covid-19, trong đó 7 người được phát hiện qua việc sàng lọc triệu chứng ho, sốt tại cộng đồng. Tính từ ngày 29/4 đến nay, tổng số ca nhiễm tại TP. Hà Nội là 639 ca.

Thành phố xuất hiện 6 chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây gồm 12 ca sàng lọc ho sốt tại cộng đồng và 26 ca lây thứ phát; 34 ca liên quan Nhà thuốc Đức Tâm, 95 Láng Hạ; 63 ca liên quan chùm Nguyễn Khuyến, Đống Đa; 49 ca liên quan Tân Mai, Hoàng Mai; 28 ca liên quan phố Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng; 17 ca liên quan Bố Trại Găng, Hai Bà Trưng.

Thành lập 7 tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Thành lập 7 tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Tiêu điểm -  3 năm
Thủ tướng vừa yêu cầu 7 bộ trưởng thành lập ngay tổ công tác đặc biệt tại TP.HCM để hỗ trợ các tỉnh phía Nam phòng chống Covid-19.
Thành lập 7 tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Thành lập 7 tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Tiêu điểm -  3 năm
Thủ tướng vừa yêu cầu 7 bộ trưởng thành lập ngay tổ công tác đặc biệt tại TP.HCM để hỗ trợ các tỉnh phía Nam phòng chống Covid-19.
Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Doanh nghiệp TP.HCM mắc kẹt khi thực hiện ‘3 tại chỗ’

Tiêu điểm -  3 năm

Doanh nghiệp TP. HCM đang gặp khó khi chưa có bộ hướng dẫn chung và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”.

Hàng loạt doanh nghiệp lấn sân cung ứng thực phẩm giữa tâm dịch TP.HCM

Hàng loạt doanh nghiệp lấn sân cung ứng thực phẩm giữa tâm dịch TP.HCM

Tiêu điểm -  3 năm

Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác đang tận dụng phương tiện, hạ tầng tham vận chuyển, bán thực phẩm (rau, củ, thịt…) nhằm chung tay bình ổn thị trường TP.HCM.

Thành lập 7 tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Thành lập 7 tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 tại TP.HCM

Tiêu điểm -  3 năm

Thủ tướng vừa yêu cầu 7 bộ trưởng thành lập ngay tổ công tác đặc biệt tại TP.HCM để hỗ trợ các tỉnh phía Nam phòng chống Covid-19.

Dịch Covid-19 tại TP.HCM đã đạt đỉnh?

Dịch Covid-19 tại TP.HCM đã đạt đỉnh?

Tiêu điểm -  3 năm

Trong vài ngày tới, tình hình dịch tại TP.HCM có thể sẽ đi ngang hoặc đi lên một thời gian, sau đó sẽ giảm xuống. TP.HCM đã qua 7 ngày áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ về các biện pháp phòng chống dịch. Thành phố cũng đã bắt đầu thực hiện thí điểm trường hợp bệnh nhân F0 sau 10 ngày điều trị tại cơ sở y tế và 2 lần âm tính được xuất viện về nhà tiếp tục điều trị.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  4 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  4 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  6 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  7 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  9 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  9 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  9 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".