Sau nhiều tháng đàm phán, 11 thành viên còn lại của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đạt được thoả thuận về nguyên tắc thương mại ở cấp Bộ trưởng - một quyết định có thể định hình tương lai kinh doanh ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong những năm tới.
Buổi làm việc của TPP 11 tại Đà Nẵng. Ảnh: Asia Nikkei
Sau cuộc đàm phán diễn ra bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Đà Nẵng, Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết rằng 11 quốc gia còn lại của TPP (TPP 11) đã cùng nhau đạt được thỏa thuận cấp Bộ trưởng. Việc tạo ra một quy tắc thương mại mới, tự do và công bằng có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với khu vực có mức tăng trưởng cao như châu Á Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo của 11 quốc gia TPP hiện đang tìm cách đạt được một thỏa thuận chính thức vào Thứ Sáu (10/11) và đưa ra những cải cách trong các điều khoản chi tiết.
Thỏa thuận này là một thành tựu quan trọng của TPP 11, đánh dấu nỗ lực trong nhiều tháng của 11 quốc gia nhằm cứu vớt TPP khởi bờ vực thất bại khi Mỹ tuyên bố rút khỏi Hiệp định hồi tháng 1.
Không có Mỹ, ảnh hưởng kinh tế của Hiệp định thương mại này sẽ nhỏ hơn rất nhiều khi GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và thương mại nội khối lần lượt chiếm 13,5% và 15,2% tổng lượng toàn cầu. Những con số này khi có sự hiện diện của Mỹ lần lượt là 38,2% và 26,5%.
Nếu TPP chính thức được thông qua, nó sẽ trở thành một đòn bẩy mạnh mẽ giúp các quốc gia có thêm vị thế trong việc thu hút cũng như đàm phán hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ.
Năm 2010, các cuộc đàm phán của TPP chính thức được khởi động với sự tham gia của 8 quốc gia là Mỹ, Úc, Brunei, Chilê, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Sau đó, 4 nước Nhật Bản, Malaysia, Canada và Mexico đã yêu cầu cùng tham gia.
Sự ra đi của Mỹ kéo theo việc những thỏa thuận trước đó có mặt của nước này cũng sẽ được loại bỏ. Dù vậy, số lượng những điều khoản bị loại bỏ rất hạn chế.
Theo nguyên tắc mới, TPP sẽ có hiệu lực khi một nửa số thành viên thực hiện việc phê chuẩn.
Quá trình 'cứu' Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ kết thúc trong tuần này, trong khi đó, các quốc gia vẫn đang tồn tại những bất đồng về việc liệu có nên giữ lại, rời bỏ hay đàm phán Hiệp định lại từ đầu sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận.
11 quốc gia còn lại của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang ngày càng kì vọng vào Hiệp định này sau khi New Zealand đồng ý sửa đổi các luật một cách phù hợp.
Chỉ hai tuần trước khi Nhật Bản và 10 quốc gia khác hy vọng sẽ đạt được những thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) thì những diễn biến chính trị gần đây đang làm "mờ đi" những hy vọng ấy và đe dọa những nỗ lực trước đó của các nhà lãnh đạo.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.