Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 Việt Nam cam kết tại COP26 được đánh giá là mục tiêu vô cùng tham vọng và cũng rất khó để đạt được.
Đầu tháng 11, tại sự kiện lớn nhất thế giới về biến đổi khí hậu là hội nghị thượng đỉnh COP26, các quốc gia và doanh nghiệp đã đạt được nhiều thỏa thuận đáng ghi nhận về nõ lực chống biến đổi khí hậu.
Cụ thể, 25 quốc gia bao gồm nhóm G7 cam kết ngừng việc hỗ trợ tài chính cho nhiệt điện than; 22 quốc gia và nhiều nhà sản xuất cam kết khai tử động cơ đốt trong; 141 quốc gia tham gia cam kết bảo vệ và phục hồi rừng…
Trong đó, cam kết đáng chú ý nhất là 147 nước, bao gồm Việt Nam đưa ra cam kết về phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050. Bên cạnh Việt Nam, cam kết này có sự đồng thuận của nhiều quốc gia có mức phát thải lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Úc, Nga, Nhật Bản…
Tại COP26, thay mặt Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tuyên bố: “Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ; trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050”.
Theo ông Phạm Văn Tấn, Phó cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và môi trường, phát thải ròng bằng 0 là tổng hòa của nhiều mục tiêu hợp phần, bao gồm sử dụng hiệu quả năng lượng; sản xuất điện không phát thải nhà kính; hạn chế phát thải tại các công trình, giao thông và hoạt động công nghiệp; thu giữ khí thải carbon; giảm thiểu các loại khí thải khác.
Các mục tiêu này không phải là điều đơn giản, đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế như Việt Nam. Những cuộc tranh cãi về điện than hay điện tái tạo; lời giải cho bài toán về công nghệ lưu trữ carbon… vẫn chưa có hồi kết.
Những nhiệm vụ trọng tâm và vai trò của cộng đồng doanh nghiệp
Cam kết tham vọng tại COP26 đặt ra nhiệm vụ tổng thể cho toàn bộ nền kinh tế, với những chuyển đổi mang tính bắt buộc cần được tiến hành từ cộng đồng doanh nghiệp cho tới chính sách điều chỉnh của Nhà nước.
Theo ông Tấn, điều đầu tiên cần phải xác định là không thể đưa mức phát thải khí nhà kính bằng 0, do đó cần phải có những công nghệ thu giữ carbon và công nghệ phát thải âm để bù trừ với lượng phát thải trực tiếp.
Một trong những “bể carbon” hiệu quả nhất là rừng cây. Phục hồi, bảo vệ rừng cũng là cam kết được Việt Nam chấp thuận tại COP26.
Quản lý chất thải rắn là thực trạng nhức nhối của Việt Nam và cũng là lĩnh vực quan trọng để góp phần trung hòa phát thải carbon. Sắp tới, Luật Bảo vệ môi trường 2020 sẽ đi vào hiệu lực, với nội dung quan trọng về các công cụ xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, hứa hẹn tạo bước đột phá cho công tác quản lý chất thải rắn.
Bên cạnh tái sử dụng, tái chế để tuần hoàn tài nguyên một cách tối đa, kinh tế tuần hoàn còn đặt ra yêu cầu thu hồi năng lượng từ những loại rác thải không có giá trị tái chế. Quá trình thu hồi năng lượng này cũng có thể là nguồn phát sinh khí thải nhà kính, khí thải nguy hại nếu quy trình, công nghệ không đạt chuẩn.
Nông nghiệp tưởng chừng là ngành rất “thiên nhiên” nhưng lại là nguồn phát sinh lượng khí thải nhà kính đáng kể. Tuy nhiên, nếu sử dụng quy trình đạt chuẩn, ứng dụng khoa học công nghệ, khí thải nhà kính từ nông nghiệp không phải là điều khó để kiểm soát.
Giao thông vận tải sử dụng năng lượng sạch đang trở thành xu thế tất yếu của thế giới và cũng sẽ cần được đặc biệt lưu tâm để hiện thực hóa mục tiêu trung hòa khí thải nhà kính.
Cộng đồng doanh nghiệp, vốn là động lực quan trọng của nền kinh tế, sẽ tiếp tục là động lực quan trọng cho sự chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng xanh, bền vững và giảm phát thải.
Cụ thể, lãnh đạo Cục Biến đổi khí hậu đề xuất, doanh nghiệp đóng góp vào mục tiêu 2050 thông qua việc chuyển đổi công nghệ, giảm dần nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Mặt khác, cộng đồng doanh nghiệp có thể xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầu vào để theo dõi, kiểm kê khí thải nhà kính, từ đó có thông tin minh bạch, rõ ràng, từ đó kiểm soát được hiệu quả công tác giảm phát thải, tránh tình trạng hô hào, khẩu hiệu nhưng không có thực hành hoặc thực hành không hiệu quả.
Một trong những công cụ quan trọng cần được triển khai là đánh giá “vết chân carbon” trên mỗi sản phảm. Cụ thể, sản phẩm cần được xem xét trong suốt vòng đời, từ khai thác nguyên vật liệu, thiết kế, chế tạo cho tới phân phối và thải bỏ.
Việc đánh giá này không phải là mới, đã được quy định trong các hiệp định tự do thương mại (FTA) thế hệ mới như EVFTA hay CPTPP.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên trong việc thực hiện trách nhiệm với xã hội và môi trường, không còn chỉ tập trung vào lợi nhuận. Một số doanh nghiệp như Heineken, Pepsico, Coca Cola đã đưa ra cam kết bù hoàn nước và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sinh khối trong sản xuất.
Hiện nay, 19 doanh nghiệp trong lĩnh vực FMCG là thành viên của Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) có cam kết đến năm 2030 tái chế 100% bao bì được sử dụng. Các doanh nghiệp cùng ngành như P&G, Unilever cũng đưa ra lộ trình tham vọng về kinh tế tuần hoàn.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?