Trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra chiến tranh hạt nhân vào 2040
Hoàng Quân
Thứ năm, 26/04/2018 - 12:08
Theo công bố mới đây của một trung tâm nghiên cứu tại Mỹ, trí tuệ nhân tạo có khả năng sẽ dẫn tới một cuộc chiến hạt nhân vào năm 20140.
Nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận RAND Corporation cảnh báo rằng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm xói mòn sự ổn định địa chính trị cũng như loại bỏ tình trạng sử dụng vũ khí hạt nhân làm sự răn đe.
Hòa bình trên toàn cầu đã được duy trì trong nhiều thập niên qua khi quan niệm cho rằng bất kì một cuộc tấn công hạt nhân vào cũng có thể kích hoạt mối hủy diệt lẫn nhau. Tuy vậy, tiềm năng của AI và khoa học máy tính đối với việc quyết định hành động quân sự có thể phá vỡ sự ổn định hiện có.
Các nhà nghiên cứu từ trung tâm này đánh giá rằng trong tương lai, AI có thể khiến con người tạo ra những quyết định thảm khốc. Ví dụ như những cải tiến trong công nghệ cảm giác có thể dẫn tới sự hủy diệt các lực lượng thù địch.
AI cũng có khả năng cám dỗ các quốc gia khởi động một cuộc tấn công trước nhằm giành quyền thương lượng và đàm phán, ngay cả khi họ không hề có ý định thực hiện, báo cáo nêu rõ.
Tác giả của công bố trên và là kỹ sư liên kết tại RAND, ông Andrew Lohn cho rằng: "Sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo có thể dẫn tới những sai lầm thảm khốc mới. Có thể có áp lực trong việc sử dụng AI trước khi công nghệ này thật sự trưởng thành hoặc nó có thể dễ dàng bị lật đổ. Do đó, việc duy trì ổn định chiến lược trong vài thập kỉ tới sẽ rất khó khăn và tất cả các quyền lực hạt nhân cần tham gia vào quá trình giảm thiểu và hạn chế rủi ro".
Đây không phải là lần đầu tiên, những nguy cơ từ AI được đưa ra.
Tháng 7 năm ngoái, nhà sáng lập AlibabaJack Ma cho rằng “cuộc cách mạng công nghệ thứ ba có thể gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba”, theo CNBC.
Ông Ma nói rằng người giàu và người nghèo, những người làm việc và các ông chủ, sẽ ngày càng bị kiểm soát bằng dữ liệu và công nghệ tự động hóa. "Tôi không nghĩ chúng ta nên tạo ra những cỗ máy như con người. Chúng ta nên chắc chắn rằng máy móc có thể làm những điều mà con người không thể làm được", người sáng lập Alibaba chia sẻ.
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking cũng cho rằng sự xuất hiện của AI có thể là "sự kiện tồi tệ nhất trong lịch sử nền văn minh", trừ khi xã hội tìm ra cách kiểm soát sự phát triển của nó.
“AI có thể trở thành một loại vũ khí tự trị mạnh mẽ hoặc trở thành một cách mới để người áp bức người nhiều hơn, gây ra sự gián đoạn lớn đối với nền kinh tế”, ông Hawking cho biết trong hội thảo công nghệ Web Summit tại Lisbon, Bồ Đào Nha hồi tháng 11 năm ngoái.
Ông Elon Musk, CEO của Telsa cũng cảnh báo về nguy cơ chiến tranh thế giới thứ ba gây ra bởi AI và đưa ra lời đề nghị kết hợp với máy móc để kiểm soát trong tương lai.
Theo chuyên gia an ninh mạng, Chính phủ và các doanh nghiệp phải chủ động hơn để xây dựng trung tâm an toàn thông tin ngay trong tổ chức trước nguy cơ tấn công mạng trên quy mô lớn trong năm 2018.
TS. Nguyễn Ngọc Nhã Nam, Giám đốc Công ty giải pháp công nghệ Minerva cho biết, khi áp dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm 30 - 50% nhân sự vận hành chuỗi, hệ thống vận hành có thể tiết kiệm được cả trăm tỷ đồng chỉ sau một năm áp dụng.
Trong thời đại công nghệ số, trải nghiệm số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng vững chắc, chinh phục khách hàng và kiến tạo tương lai vững mạnh.
Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.