Quốc tế
Châu Á đua nhau trở thành ‘thung lũng tiền ảo’
Cuộc cạnh tranh để trở thành thung lũng tiền ảo của châu Á đang ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia khu vực này.

Cuộc đua thành lập các trung tâm tiền ảo tại châu Á đang nóng dần lên trong bối cảnh nhiều quốc gia nới lỏng quy định, công bố các dự án nhằm thu hút công ty công nghệ tài chính (fintech). Nhật Bản đang dẫn đầu cuộc đua nhưng cơ hội bắt kịp cho những tay chơi khác cũng đang tăng nhanh.
Đặc khu kinh tế Cagayan và khu Freeport tại miền Bắc Philippines đang cho xây dựng "Crypto Valley of Asia" (thung lũng tiền ảo của châu Á), một trung tâm blockchain trị giá khoảng 100 triệu USD, lấy mô hình Zug tại Thụy Sỹ, nơi sinh ra Ethereum.
Ban quản lý của đặc khu kinh tế Cagayan đã nhận được lời cam kết từ ít nhất 25 doanh nghiệp công nghệ trợ giúp thiết lập dự án, bao gồm trung tâm dữ liệu Internet, cơ sở hạ tầng sản xuất năng lượng tự duy trì cũng như cơ sở đào tạo về blockchain. Theo Giám đốc điều hành CEZA Raul Lambino, dự án này sẽ tạo ra khoảng 10.000 việc làm cho địa phương.
"Sự quan tâm mạnh mẽ từ những doanh nghiệp nước ngoài đối với giải pháp công nghệ tài chính và giao dịch tiền ảo tại đặc khu kinh tế Cagayan đang vượt qua mọi kì vọng của chúng tôi", Asian Nikkei Review dẫn lời ông Lambino.
Lito Villanueva, Chủ tịch tập đoàn FintechAlliance đánh giá rằng, dòng chảy của những doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật số đã dẫn tới cuộc đua của các quốc gia châu Á nhằm tạo ra những trung tâm công nghệ tài chính và blockchain.
Uỷ ban Chứng khoán và Giao dịch Philippines gần đây cũng cho phép gọi vốn thông qua tiền ảo (ICO) của nước ngoài được thực hiện tại quốc gia này. Hồi đầu tháng, cơ quan này cũng tiết lộ dự thảo quy định việc đối xử với ICO giống như chứng khoán. Những quy định về bán mã token cũng tương tự như việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.
Theo ông Villanueva, "việc các doanh nghiệp khởi nghiệp có sự đầu tư rất lớn vào các danh mục đầu tư chắc chắn sẽ thúc đẩy các quốc gia hành động. Đưa các công ty blockchain và fintech vào môi trường có quy định cho phép và những ưu đãi đầu tư tiềm năng sẽ khiến trò chơi trở nên thú vị hơn".
Thống đốc đảo Jeju Won Hee-Ryong đã bày tỏ mong muốn biến hòn đảo này trở thành một trung tâm trong ngành công nghiệp blockchain, tờ JoongAng Daily của Hàn Quốc đưa tin. Vị thống đốc này đã tìm kiếm sự chấp thuận từ phía chính quyền trung ương về việc thiết lập một khu vực đặc biệt dành cho blockchain và tiền ảo.
"Blockchain là cơ hội giúp Hàn Quốc dẫn đầu sự phát triển nền tảng Internet toàn cầu", Asian Nikkei Review dẫn lời.
Trong năm tới, chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư khoảng 5 nghìn tỷ Won, tương đương 4,4 tỷ USD vào 8 dự án thí điểm và phát triển nền kinh tế xây dựng trên dữ liệu lớn.
Theo trang tin News.bitcoin.com, Dunamu Inc - nhà điều hành sàn giao dịch tiền ảo Upbit, tuần trước thông báo sẽ tổ chức đào tạo miễn phí về tiền ảo và blockchain cho công chúng nước này vào 12/9 tới.
Tờ Investor cho biết nhà điều hành ATM Bitcoin của Mỹ có tên Coinme đang tìm cách triển khai dịch vụ tại Hàn Quốc trong năm nay.
Phía Thái Lan cũng đang cho thấy sự đẩy mạnh nỗ lực lôi kéo các công ty fintech đầu tư vào quốc gia này.
Hồi tháng 7, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch của Thái Lan đã thực hiện các quy định về ICO, cho phép các nhà phát hành tiền ảo có thể đưa ra tới 300.000 Baht, tương đương hơn 9.000 USD cho các nhà đầu tư bán lẻ, thông tin được đưa từ Asian Nikkei Review.
Nhật Bản hiện đang là người dẫn đầu cuộc chơi so với những đối thủ Đông Nam Á khi tiến hành phát triển kinh doanh tiền kỹ thuật số. Một số doanh nghiệp Nhật Bản đã tận dụng công nghệ mới để tiến hành gây quỹ.
Tuy vậy, sau vụ tấn công lấy đi hơn 500 triệu USD từ sàn giao dịch Coincheck, nhu cầu bảo vệ nhà đầu tư ngày càng dâng cao và chính phủ nước này đang xem xét thắt chặt các quy định.
Sự biến động từ thị trường Nhật Bản sau đó đã tạo ra nhiều cú ngã đối với giá Bitcoin nói riêng và giá các đồng tiền ảo khác nói chung.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Frost & Sullivan, ngành công nghiệp fintech sẽ tăng trưởng tới 72,5% trong giai đoạn 2015 - 2020, đạt 72 tỷ USD. Triển vọng này càng được củng cố nhờ vào việc tăng trưởng của thanh toán không tiền mặt và gia tăng nhận thức từ phía người tiêu dùng.
Việt Nam cần làm gì để đi tắt đón đầu trong làn sóng công nghệ blockchain?
Blockchain sẽ phát triển như thế nào trong năm 2018?
Năm 2017 không chỉ là năm bùng nổ của Bitcoin, của tiền ảo mà còn là năm công nghệ blockchain được biết đến nhiều hơn bao giờ hết. Vậy con đường của công nghệ này sẽ đi về đâu trong năm tới?
2018: Năm hội tụ của blockchain, trí tuệ nhân tạo và Internet kết nối vạn vật
Năm 2017, tiền ảo trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới. Nhưng điều thú vị hơn rất nhiều đối với những người đã đầu tư vào lĩnh vực này vài năm trở lại đây chính là sự phát triển của những công nghệ đằng sau đó.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc
Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.
Samsung chung tay phát triển nhân lực, đưa Việt Nam bứt phá trên bản đồ công nghệ toàn cầu
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Doanh nghiệp nỗ lực 'mở lối đi riêng' ở Hàn Quốc
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.