Trung Quốc mở cửa có ‘cứu’ kinh tế toàn cầu?

Phạm Sơn Thứ sáu, 13/01/2023 - 11:41

Kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục u ám với áp lực lạm phát và động thái thắt chặt cung tiền. Trong bối cảnh đó, quyết định mở của trở lại của Trung Quốc – thị trường hơn 1 tỷ dân – được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Trung Quốc tái mở cửa được kỳ vọng là điểm sáng cho kinh tế toàn cầu năm 2023. Ảnh: CNN

Bước ra từ đại dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế thế giới không thể phục hồi và tăng tốc như kỳ vọng. Áp lực lạm phát tăng cao khiến nhiều nền kinh tế phải thắt chặt cung tiền, nhu cầu bị giảm sút. Cùng với đó, Trung Quốc thực hiện chính sách “zero Covid-19” cũng ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Tình hình không khả quan hơn trong năm 2023, khi “bóng ma” lạm phát vẫn đe dọa sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhiều tổ chức và cơ quan nghiên cứu quốc tế đều đưa ra dự đoán rằng các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu sẽ tiếp tục động thái siết chặt cung tiền, khiến nhu cầu tiếp tục bị sụt giảm - nỗi lo lớn cho các quốc gia xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong bức tranh chung ảm đạm ấy, vẫn le lói những điểm sáng. Đặc biệt phải kể đến là quyết định mở cửa lại của Trung Quốc – thị trường hơn 1 tỷ dân và là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ thị trường tiêu thụ lớn cho tới nắm giữ nhiều công đoạn sản xuất quan trọng.

Trung Quốc mở cửa giúp khơi thông phần nào sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng, từ đó giảm bớt yếu tố chi phí đẩy, bớt đi áp lực phải kiềm chế lạm phát cho các ngân hàng trung ương. “Hầu hết các ngân hàng trung ương ở các nền kinh tế phát triển đều hoan nghênh sự mở cửa trở lại của Trung Quốc”, Reuters bình luận.

Động lực nào cho tăng trưởng trung hạn?

Nhu cầu tiêu dùng của Trung Quốc cũng sẽ là động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia có quan hệ giao thương mật thiết với Trung Quốc như Việt Nam. Chuyên gia kinh tế người Trung Quốc Vương Huy Diệu, nêu quan điểm trên tờ South China Morning Post, dự báo sẽ có sự phục hồi “ngoạn mục” trong tiêu dùng năm 2023 khi tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc được giải tỏa sức mua vốn đã bị kìm nén suốt thời gian thực hiện chính sách “zero Covid-19”.

Bên cạnh tiêu dùng nội địa, người Trung Quốc còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua du lịch toàn cầu. Lượng du khách Trung Quốc đông đảo chi tiêu gần 20% tổng thu của du lịch quốc tế, tương đương với hơn 250 tỷ USD vào năm 2019.

Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố mở cửa trở lại, lượt tìm kiếm về du lịch tại Trung Quốc gia tăng đột biến. Sau đó, các công ty du lịch, lữ hành đã nhận được số lượng đăng ký du lịch quốc tế tăng mạnh từ người dân Trung Quốc. Thái Lan, điểm đến du lịch ưa thích của người Trung, được dự báo sẽ hưởng mức tăng trưởng 3% chỉ nhờ vào việc Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng làm dấy lên nhiều lo ngại. Bên cạnh nguy cơ lây lan Covid-19, tờ The Economist dự báo, Trung Quốc có thể làm tăng giá một số mặt hàng, đặc biệt là nhiên liệu. The Economist dẫn dự báo của ngân hàng Goldman Sachs, cho biết việc Trung Quốc mở cửa có thể đẩy giá dầu thô Brent lên trên 100USD mỗi thùng vào quý III/2023, tăng khoảng 25% so với giá hiện nay.

Giá khí đốt cũng có khả năng bị đẩy lên cao. Reuters bình luận, sự vắng mặt của Trung Quốc trong thị trường khí đốt năm vừa qua đã giúp châu Âu mua được khí đốt với giá thấp hơn. Do đó, “một Trung Quốc nóng hơn có thể khiến châu Âu chìm trong giá lạnh”. Áp lực lạm phát tại châu Âu cũng tiếp tục bị đè nặng, bởi hơn 40% lạm phát tại châu Âu là do giá năng lượng.

Tiêu dùng từ Trung Quốc được dự đoán là sẽ thúc đẩy khoảng 1,5% GDP của châu Âu, tuy nhiên các nhà kinh tế không chắc chắn rằng mức tăng này sẽ bù đắp được thiệt hại do nguy cơ lạm phát.

Nguy cơ tăng giá hàng hóa toàn cầu khi Trung Quốc mở cửa không phải chỉ là “lo hão”. Tờ AFR cho biết, vào đầu tháng 11, tin đồn về việc mở cửa trở lại của Trung Quốc khiến giá cả hàng hóa tăng đến 7% vào cuối ngày.

Định vị lại chuỗi cung ứng

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, sau đó là đại dịch Covid-19 và chính sách “zero Covid-19” kéo dài dai dẳng khiến các nhà đầu tư quốc tế có xu hướng tìm kiếm điểm đến đầu tư mới để đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Các quốc gia như Mexico, Indonesia, Malaysia và Việt Nam được nhận định là hưởng nhiều lợi ích từ xu thế này.

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại khiến nhiều quốc gia lo ngại rằng xu thế dịch chuyển dòng vốn sẽ bị đảo ngược. Dù khá “bất mãn” với những quyết sách của Trung Quốc nhưng các công ty không thể phủ nhận sức hấp dẫn của nền kinh tế này, với thị trường tiêu dùng quy mô lớn, hệ sinh thái đầy đủ và đa dạng.

Công nghiệp hỗ trợ đón sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng

Trung Quốc cũng đang nỗ lực thu hút lại vốn đầu tư thông qua hoạt động công du nước ngoài của các phái đoàn quan chức và doanh nhân. Chính phủ Trung Quốc, vào đầu tháng 12, đã chỉ đạo chính quyền các địa phương ưu tiên tìm kiếm và mời gọi nhà đầu tư quốc tế.

Về dài hạn, Trung Quốc vẫn là điểm đến được yêu thích, bởi “sức mạnh của Trung Quốc về lực lượng lao động và năng lực sản xuất công nghiệp là rất khó bị đánh bại”, theo Tech Wire Asia. Tuy nhiên, theo đơn vị tư vấn đầu tư East West Associates, khó có thể xảy ra sự thay đổi ngay tức khắc về xu thế chuỗi cung ứng toàn cầu. Thực tế, tháng 12 vừa qua, Trung Quốc vẫn phải rất vất vả để ổn định lực lượng lao động cũng như hoạt động sản xuất khi số lượng ca nhiễm tăng vọt.

Tờ Channel News Asia, dù nhận xét tích cực về tiềm năng quay trở lại Trung Quốc của doanh nghiệp nước ngoài, vẫn phải thừa nhận rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn phải giải quyết nhiều thách thức trước khi trở lại vị thế hàng đầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Channel News Asia dẫn lời một số hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, cho biết nhiều công ty đang “chờ xem diễn biến thực tế để đưa ra quyết định”.

Như vậy, có thể thấy vẫn còn nhiều cơ hội cho các quốc gia tận dụng xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng. Năm 2022, Việt Nam chứng kiến số vốn FDI thực hiện tăng cao kỷ lục, là dấu hiệu lạc quan về niềm tin của doanh nghiệp quốc tế với môi trường đầu tư, kinh doanh. Đây là điều cần được duy trì trong giai đoạn tới để giành được vị thế tốt hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tranh thủ khi Trung Quốc đang vật lộn với giai đoạn chuyển đổi mô hình chống dịch.

Lãi suất có thể đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2023

Lãi suất có thể đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2023

Tài chính -  2 năm

Theo VCBS, lãi suất huy động dự báo đạt đỉnh trong 6 tháng đầu năm với mức tăng 1-1,5 điểm phần trăm do quá trình tăng lãi suất ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp diễn ít nhất cho tới tháng 6 năm 2023.

Các giám đốc tài chính bận tâm gì trong năm 2023?

Các giám đốc tài chính bận tâm gì trong năm 2023?

Diễn đàn quản trị -  2 năm

Bên cạnh hàng loạt thách thức mà các doanh nghiệp phải tiếp tục đối mặt trong năm 2023 do những khó khăn trong thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh lên nền kinh tế, các giám đốc tài chính vẫn có những kỳ vọng đón đầu cơ hội nhờ một số điểm sáng đáng chú ý.

Sắp diễn ra sự kiện Home Hanoi Xuan 2023

Sắp diễn ra sự kiện Home Hanoi Xuan 2023

Nhịp cầu kinh doanh -  2 năm

Sự kiện Home Hanoi Xuan 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 25/01/2023 (ngày 22 tháng Chạp đến mồng 4 tháng Giêng), hứa hẹn mang đến những trải nghiệm khó quên về một phong vị Tết diệu kỳ.

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023?

Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023?

Tài chính -  2 năm

Với tình trạng thanh khoản thị trường thấp trong thời gian gần đây, chỉ số VN-Index có thể xuất hiện biến động giá trong ngắn hạn. Đây vừa là "nguy", nhưng cũng có thể là "cơ" với các nhà đầu tư chứng khoán có kỷ luật trong năm nay.

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Quốc hội chốt còn 34 tỉnh, thành phố

Tiêu điểm -  11 giờ

Quốc hội thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh còn 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương.

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhiều ý kiến cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường khó đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  1 ngày

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 ngày

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi

Bất động sản -  6 giờ

Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  7 giờ

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings

Doanh nghiệp -  8 giờ

Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX

Leader talk -  8 giờ

Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á

Bất động sản -  9 giờ

InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet

Ống kính -  9 giờ

Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.