Trung Quốc mở cửa: Hàng hóa lưu thông nhanh, nhu cầu chi tiêu giảm

Hường Hoàng Chủ nhật, 15/01/2023 - 17:17

Sau 3 năm Trung Quốc thi hành chính sách zero-COVID, hình ảnh hàng trăm chiếc xe tải của Việt Nam xếp hàng ở biên giới thời gian gần đây đã đem lại niềm hy vọng cho nền kinh tế của Việt Nam trong năm 2023.

Hoạt động mở cửa trở lại đã và đang tạo nhiều thuận lợi cho nền kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam – hai nhà xuất khẩu điện thoại và quần áo hàng đầu trên toàn thế giới. Tuy vậy, trong điều kiện suy thoái nền kinh tế toàn cầu, nhu cầu tiêu dùng hai mặt hàng này đang dần giảm xuống.

Để phòng ngừa dịch bệnh, tại biên giới, Trung Quốc thường xuyên tiến hành khử trùng các sản phẩm nhập khẩu, test COVID-19 đối với các tài xế chở hàng. Tại một số cửa khẩu, các tài xế chỉ được đậu xe tải ở biên giới và sử dụng đầu kéo để chuyển container cho các tài xế Trung Quốc thay vì tiếp xúc trực tiếp.

Trong năm 2022, những khó khăn trong vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia đã khiến cho hoạt động thương mại của Việt Nam thâm hụt 10% so với năm 2021.

Ông Paul Tonkes, Phó giám đốc công nghiệp của nhà phát triển nhà máy Core5 Việt Nam, cho biết thời gian vừa qua, những nhà sản xuất chuyển từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam đã có nhiều hoạt động bùng nổ. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế kể từ ngày 8/1 vừa qua báo hiệu sẽ khuấy động thêm nhiều hoạt động trong chuỗi cung ứng.

"Mọi thứ đang tốt lên," ông Paul nhận định. "Việc kinh doanh đã bị đình trệ và áp lực trong một thời gian khá dài," nhưng bây giờ đã có một "sự giải phóng".

Giữa Trung Quốc và Việt Nam đang có nhiều loại hàng hóa đang xuất nhập qua lại, từ những thiết bị điện tử của LG cho đến các loại trái cây như dưa hấu... Trong năm 2022, kim ngạch thương mại song phương giữa hai quốc gia đã đạt giá trị 176 tỷ USD.

Tuần này, tại biên giới, không khí tưng bừng như lễ hội đang diễn ra. Công dân hai nước mặc trang phục lễ hội và trao hoa cho nhau. Trong khi đó, những người lái xe tải làm thủ tục nhập cảnh trong vòng chưa đầy một phút – trái ngược hoàn toàn với khung cảnh năm ngoái khi họ phải cắm trại bên đường và ăn trưa trên những tấm bìa cứng có khi đến hằng tháng trời.

Việt Nam là đối tác xuất khẩu lớn thứ tư trên thế giới của Trung Quốc. Điều này phản ánh chuỗi cung ứng toàn cầu di chuyển theo chiều nguyên liệu được đưa từ Trung Quốc sang Việt Nam lắp ráp với chi phí thấp và xuất khẩu dưới dạng sản phẩm cuối cùng.

Nhiều sản phẩm trong số này kết thúc chuỗi giá trị ở Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách zero-COVID của Trung Quốc vào năm ngoái đã làm giảm số lượng những chuyến hàng xuất khẩu theo hướng này, khiến thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc năm 2022 tăng lên mức 60 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.

Trung Quốc mở cửa: Hàng hóa lưu thông nhanh, nhu cầu chi tiêu giảm
Top các quốc gia nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc năm 2022 (Ảnh: The Observatory of Economic Complexity

Trong năm 2023, tỉnh Lào Cai đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi quy mô thương mại so với năm trước đó. Chính quyền tỉnh cho biết việc Trung Quốc mở cửa trở lại "các cửa khẩu sau thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19 sẽ là cơ hội lớn để tỉnh phục hồi và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu".

Trong bối cảnh lượng hàng hóa lưu thông tăng lên, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa đang suy giảm. Vào tháng 10/2022, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (ÌM) đã dự đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 2,7% vào năm 2023. Ngoại trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và thời kỳ đại dịch COVID-19, đây là "mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế thế giới kể từ năm 2001 đến nay”. IMF kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi trong năm nay, và công bố triển vọng nền kinh tế sẽ được cập nhật vào cuối tháng này.

Hoạt động vận tải có thể sẽ không hồi phục ngay lập tức. Tỉnh Lạng Sơn cảnh báo rằng một số cửa khẩu hải quan của tỉnh sẽ tiếp tục sử dụng phương thức vận tải bằng xe tải "không tiếp xúc" trong thời gian ngắn.

Khi Trung Quốc mở cửa trở lại, nhiều doanh nghiệp đã không khỏi mong đợi vào sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động du lịch trên toàn châu Á.

Trả lời Nikkei Asia, ông Eli Mazur, đối tác của công ty luật YKVN, cho biết: "Khi Trung Quốc mở cửa biên giới, Việt Nam sẽ được hưởng lợi trên nhiều phương diện. Cụ thể, đầu tiên, Việt Nam sẽ giảm bớt được một số vấn đề về chuỗi cung ứng”.

Thứ hai, ông nhận định, sự phục hồi của ngành du lịch sẽ tạo cơ hội to lớn giúp những doanh nghiệp Trung Quốc (từ ngành năng lượng tái tạo đến ngành chăm sóc sức khỏe) tiếp tục tồn tại và lớn mạnh ở thị trường Việt Nam.

Ông Tonkes nhận định, mặc dù nhiều doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đã trải qua tình trạng cắt giảm ​​đơn hàng và cắt giảm nhân sự trong thời gian qua, tình trạng này có thể sẽ chậm lại một khi “Trung Quốc trở lại đường đua”.

Thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam

Thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm

Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư toàn cầu hàng đầu với các doanh nghiệp châu Âu, theo kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường kinh doanh mới nhất của EuroCham.

Trung Quốc mở cửa có ‘cứu’ kinh tế toàn cầu?

Trung Quốc mở cửa có ‘cứu’ kinh tế toàn cầu?

Tiêu điểm -  1 năm

Kinh tế thế giới dự kiến sẽ tiếp tục u ám với áp lực lạm phát và động thái thắt chặt cung tiền. Trong bối cảnh đó, quyết định mở của trở lại của Trung Quốc – thị trường hơn 1 tỷ dân – được kỳ vọng sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng.

Trung Quốc cải thiện tỷ lệ chuyển giao bằng sáng chế

Trung Quốc cải thiện tỷ lệ chuyển giao bằng sáng chế

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Năm 2022, tỷ lệ chuyển giao bằng sáng chế của Trung Quốc đạt mức 36,7%. Đây là tỷ lệ thương mại hóa bằng sáng chế cao nhất của nước này trong 5 năm qua.

Trung Quốc nới lỏng hạn chế du lịch, dừng cách ly tập trung

Trung Quốc nới lỏng hạn chế du lịch, dừng cách ly tập trung

Tiêu điểm -  1 năm

Khách du lịch đến Trung Quốc sẽ chỉ cần xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ, và sẽ không phải đăng ký mã theo dõi sức khỏe.

Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế

Vị thế của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế

Hồ sơ quản trị -  9 phút

Vị thế của Việt Nam đang lên rõ rệt song cũng còn nhiều điểm nghẽn cần khai thông để biến vị thế tốt thành dòng chảy FDI mạnh hơn.

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống

Tiêu điểm -  1 giờ

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.

Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group

Khám phá các trụ cột tạo nên thế và lực của TC Group

Hồ sơ quản trị -  2 giờ

Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Bất động sản nhà ở, bán lẻ hút vốn ngoại

Tiêu điểm -  4 giờ

Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

GS. Gurdev Singh Khush: 'Được vinh danh cùng với GS. Võ Tòng Xuân là niềm hạnh phúc đặc biệt'

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Định hướng tăng trưởng mới của Viettel Post

Doanh nghiệp -  5 giờ

Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Quy chế dân chủ: Công cụ thực tiễn hay chỉ là hình thức?

Sổ tay quản trị -  5 giờ

Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?