Sở hữu trí tuệ

Trung Quốc cải thiện tỷ lệ chuyển giao bằng sáng chế

Hương Giang Thứ ba, 03/01/2023 - 09:39

Năm 2022, tỷ lệ chuyển giao bằng sáng chế của Trung Quốc đạt mức 36,7%. Đây là tỷ lệ thương mại hóa bằng sáng chế cao nhất của nước này trong 5 năm qua.

Trung Quốc là quốc gia nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế nhiều nhất trên thế giới trong 3 năm liên tiếp (Ảnh: CGTN)

Thay đổi cả về chất và lượng

Cuộc khảo sát hàng năm của Cục Quản lý Sở hữu Trí tuệ Quốc gia (NIPA) trên 18.000 chủ sở hữu bằng sáng chế cho thấy việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nước này tiếp tục thúc đẩy sự phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo của nền kinh tế.

Theo khảo sát, trong năm nay, tỷ lệ công nghiệp hóa bằng sáng chế của các doanh nghiệp sở hữu quyền là 48,1%. Trong đó, các doanh nghiệp đến từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan có tỷ lệ thương mại hóa cao nhất, tiếp theo là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp nhà nước.

Tỷ lệ chủ sở hữu bằng sáng chế bị xâm phạm quyền cũng giảm xuống còn 7,7% trong năm 2022. Trước đó, những hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc đã từng chiếm đến 28,4% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, và mức trên 10% trong giai đoạn từ năm 2016-2020.

Ông Ge Shu, một quan chức cấp cao của Cục Sở hữu Trí tuệ Quốc gia Trung Quốc (NIPA), cho biết: “Những con số này cho thấy hành vi vi phạm bằng sáng chế tại Trung Quốc đã được ngăn chặn một cách hiệu quả và hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ trong nước đã liên tục được cải thiện”.

Trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp sở hữu bằng sáng chế tại Trung Quốc thực hiện những biện pháp đối phó với hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ là 72,7%. Đây là tỷ lệ đã duy trì trên 70% trong bốn năm qua.

Đổi mới sáng tạo là động lực chính cho sự phát triển. Và bằng sáng chế thường được coi là một trong những chỉ số quan trọng nhất của các hoạt động đổi mới sáng tạo.

Đến cuối năm 2021, Trung Quốc đại lục có 2,7 triệu bằng sáng chế hợp lệ (trong đó không bao gồm đặc khu hành chính Hồng Kông, đặc khu hành chính Macao và Đài Loan), có nghĩa là cứ mỗi 10.000 dân lại có 19,1 bằng sáng chế, vượt mục tiêu của chính phủ trong kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (đạt 12 bằng sáng chế trên 10.000 dân vào năm 2025)

Số lượng đơn đăng ký sáng chế được nộp thông qua Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cũng là một trong những chỉ số được sử dụng rộng rãi nhất để đo lường hoạt động đổi mới.

Vào năm 2019, Trung Quốc đã vượt Mỹ về số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế thông qua PCT, với mức tăng trưởng năm 2020 là 16% và năm 2021 là 5,9%, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế lớn nhất trên thế giới trong 3 năm liên tiếp.

Ngày 29 tháng 9 năm 2022, WIPO công bố “Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) 2021”, trong đó Trung Quốc xếp thứ 11 (tăng 1 bậc so với năm 2021), đứng đầu trong số các nước có thu nhập trung bình và vượt qua các nước phát triển như Nhật Bản, Israel và Canada.

Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong nhiều chỉ số đổi mới sáng tạo như số lượng đơn đăng ký bằng sáng chế, số lượng nhãn hiệu được cấp của người đăng ký trong nước và tỷ trọng sáng tạo trong tổng giá trị thương mại xuất khẩu.

Điều này cho thấy Trung Quốc đang dần chuyển đối từ một quốc gia nhập khẩu tài sản trí tuệ thành một quốc gia sáng tạo các tài sản trí tuệ.

Tham vọng trở thành quốc gia sở hữu trí tuệ trong 15 năm tới

Vào cuối tháng 9 năm 2021, Trung Quốc đã công bố “Đề cương xây dựng cường quốc sở hữu trí tuệ (2021 – 2035)”. Đây là chính sách mang tính bước ngoặt trong việc nâng cấp hệ thống sở hữu trí tuệ. Đề cương đặt những mục tiêu lớn về sở hữu trí tuệ tại hai mốc thời gian:

Thứ nhất, trong năm 2025, Trung Quốc sẽ đạt được những kết quả rõ ràng, định vị mình là một cường quốc về quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, đến năm 2035 nước này sẽ đứng đầu lĩnh vực sở hữu trí tuệ thế giới.

Trong thập kỷ vừa qua, vai trò của Trung Quốc trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo toàn cầu đã phát triển vượt bậc.

Từ một quốc gia sản xuất công nghiệp nặng thâm dụng lao động, chuyên cung cấp lao động giá rẻ, nguyên liệu thô, nhà máy và thiết bị, Trung Quốc dần chuyển đổi thành một nền kinh tế thương mại. Sau đó, nền kinh tế nước này chuyển đổi thành nền kinh tế dựa trên tri thức và thậm chí trở thành một quốc gia công nghệ cao nổi tiếng với hoạt động sản xuất "thông minh".

Song song với quá trình đó, bối cảnh sở hữu trí tuệ của Trung Quốc cũng đã cải thiện đáng kể. Số lượng bằng sáng chế, tỷ lệ công nghiệp hóa, thương mại hóa sáng chế tăng vượt bậc là bằng chứng rõ ràng nhất cho nhận định trên.

Bằng sáng chế toàn cầu đạt số lượng cao kỷ lục

Bằng sáng chế toàn cầu đạt số lượng cao kỷ lục

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Năm 2021 ghi nhận số lượng hồ sơ đăng ký sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trên thế giới cao kỉ lục. Trong đó, số đơn đăng ký sáng chế đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc chiếm một tỷ lệ tương đối lớn.

Ericsson và Apple đạt được thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế

Ericsson và Apple đạt được thỏa thuận cấp phép bằng sáng chế

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Apple vừa kết thúc một cuộc chiến về bằng sáng chế. Nhà sản xuất iPhone và Ericsson đã đạt được thỏa thuận cấp phép nhằm giải quyết tất cả các tranh chấp pháp lý giữa hai công ty tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN về số lượng đơn đăng ký sáng chế

Việt Nam đứng thứ 3 ASEAN về số lượng đơn đăng ký sáng chế

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Số lượng đơn đăng ký sáng chế của Việt Nam đứng thứ 5 ASEAN vào năm 2019, và đứng thứ 3 trong các năm 2020 và 2021. Đây là một trong những kết quả rất khả quan về tình hình đổi mới sáng tạo của Việt Nam.

Sáng chế giúp BMW sạc pin bằng năng lượng mặt trời

Sáng chế giúp BMW sạc pin bằng năng lượng mặt trời

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Một sáng chế vừa công bố mới đây của BMW sẽ giúp xe ô tô của hãng sạc pin bằng năng lượng mặt trời.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  52 phút

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  4 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  5 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.