Doanh nghiệp
Trước khi lãnh đạo bị khởi tố, Việt Phát làm ăn ra sao?
Cả chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát bị khởi tố trong vụ án liên quan đến Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung.
Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) thuộc Bộ Công an vừa khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, cùng với các tội danh đưa, nhận và môi giới hối lộ xảy ra tại Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung (VTM) và một số đơn vị liên quan.
Theo kết quả điều tra ban đầu, C03 đã thi hành quyết định khởi tố bị can, khám xét và áp dụng các biện pháp tố tụng đối với tám cá nhân bị cáo buộc liên quan đến vụ án.
Ông Bùi Thanh Bình, Tổng giám đốc Công ty VTM, bị khởi tố với hai tội danh: “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Nhận hối lộ”.
Hai lãnh đạo của Công ty CP Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát (VPG), gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Văn Bình và Tổng giám đốc Nguyễn Văn Đức, bị khởi tố với cáo buộc “Đưa hối lộ”.
Ngoài ra, một số cá nhân khác thuộc các doanh nghiệp tư nhân và đối tác liên quan cũng bị khởi tố với các tội danh tương tự, bao gồm đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ.
Sau khi ông Nguyễn Văn Bình bị khởi tố, Công ty Việt Phát lập tức ra quyết định cho ông thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, ông Bình vẫn là thành viên HĐQT và tiếp tục nắm giữ gần 26% cổ phần tại VPG, tương đương 22,8 triệu cổ phiếu.
Thay vào đó, bà Lê Thị Thanh Lệ, thành viên HĐQT, được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty nhiệm kỳ 2022–2027 và trở thành người đại diện pháp luật mới của doanh nghiệp.
Cổ phiếu VPG phản ứng mạnh ngay sau thông tin khởi tố. Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/6, mã cổ phiếu này giảm kịch biên độ về mức giá 10.400 đồng với khối lượng dư bán sàn gần 7,7 triệu đơn vị, và là phiên giảm sàn thứ hai liên tiếp của cổ phiếu này.
Tham vọng đa ngành và mô hình tập đoàn của Việt Phát
Được thành lập từ năm 2008, Việt Phát khởi đầu là một công ty vận tải nội địa nhưng dưới sự điều hành của ông Nguyễn Văn Bình, doanh nghiệp này đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu quặng sắt, than coke, kho bãi, cầu cảng, và cả đầu tư bất động sản.
Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông gần đây, ban lãnh đạo công ty cho biết đang cố gắng và phấn đấu chuyển trụ sở chính về Hà Nội, mục tiêu tập trung xây dựng mô hình tập đoàn mạnh và phát triển bền vững.
HĐQT xác định sẽ xây dựng mô hình công ty mẹ, cùng các công ty thành viên phụ trách từng lĩnh vực riêng biệt, hướng tới mô hình tập đoàn hoạt động hiệu quả, có quy mô lớn và rõ ràng về quản trị.
Ngoài lĩnh vực khoáng sản và logistics, Việt Phát còn xây dựng hệ sinh thái bất động sản với đối tác chiến lược là tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản.
Thông qua hợp tác với Công ty CP Tập đoàn Việt Phát – đơn vị trong hệ sinh thái và cũng do ông Nguyễn Văn Bình làm Chủ tịch – Aeon đã phát triển các dự án trung tâm thương mại tại Hải Phòng và đưa vào hoạt động từ 2020, Hạ Long và Biên Hòa.
Ngoài ra, Việt Phát được biết tới là chủ đầu tư của hai dự án nhà ở tại Hải Phòng là Royal River City và Việt Phát South City.
Trụ cột bất động sản và khoáng sản
Tình hình kinh doanh của Việt Phát trong thời gian qua ghi nhận nhiều con số nổi bật. Năm 2024, công ty đạt doanh thu hợp nhất lên tới gần 16.260 tỷ đồng, tăng gần 160% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 110 tỷ đồng, tăng tới hơn 460%.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, mức tăng đột biến này đến từ việc ghi nhận doanh thu bất động sản cùng với sự tăng mạnh lợi nhuận gộp từ mặt hàng quặng sắt, tăng đến hơn 670%.
Trong lĩnh vực than nhiệt, theo chia sẻ tại đại hội cổ đông mới đây, lãnh đạo công ty cho biết đã có kinh nghiệm lâu năm, đồng thời nhấn mạnh mặt hàng này không chịu ảnh hưởng từ các chính sách áp thuế của Mỹ, vốn đang làm biến động thị trường quốc tế.
Giá than giảm trong năm 2024 là điều kiện thuận lợi giúp công ty gia tăng nhập khẩu và cung ứng cho các nhà máy nhiệt điện lớn trong nước. Giá mua vào và bán ra đều được tính toán dựa trên chỉ số giá quốc tế, giúp công ty chủ động biên lợi nhuận.
Số liệu phần phải thu ngắn hạn cho thấy Việt Phát là đối tác cung cấp hàng hóa cho nhiều doanh nghiệp hàng đầu trong ngành như EVN, PVN và Hòa Phát.
Cụ thể, công ty ghi nhận phải thu 536,7 tỷ đồng từ Công ty Nhiệt điện Duyên Hải (thuộc EVN), 113,3 tỷ đồng từ Chi nhánh phát điện dầu khí của PVN, và gần 50 tỷ đồng từ Công ty Thép Hòa Phát Hải Dương. Ngoài ra còn có 66,7 tỷ đồng từ chính Công ty VTM – nơi vừa bị khởi tố và là tâm điểm của vụ án.
Việt Phát cũng ghi nhận khoản phải thu gần 330 tỷ đồng từ Công ty CP Đầu tư khoáng sản Hưng Thịnh – một doanh nghiệp đang vướng vào vụ án khai thác quặng titan vượt phép.
Bước sang năm 2025, Việt Phát tiếp tục ghi nhận doanh thu khả quan. Quý I/2025, công ty đạt 4.624 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 21 tỷ đồng, tương đương 12% kế hoạch cả năm. Mục tiêu năm 2025 của công ty là doanh thu 16.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 170 tỷ đồng.
Gặp Thủ tướng, chủ tịch Viettel, PVN, TKV, Becamex kiến nghị gì?
Hòa Phát, N&G Group chốt 2 dự án chiến lược ở Phú Yên
Tập đoàn Hòa Phát và N&G Group chính thức đảm nhận hai dự án phát triển công nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ đồng tại khu kinh tế Nam Phú Yên.
Chủ tịch Hòa Phát: Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam là 'cơ hội nghìn năm có một'
Tập đoàn Hòa Phát vừa ký kết với Tập đoàn SMS Group về việc cung ứng công nghệ và dây chuyền sản xuất thép ray và thép hình với công suất 700.000 tấn/năm.
Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý
Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.
Dragon Capital chỉ ra bốn tập đoàn tư nhân tiêu biểu được giao phó các sứ mệnh quốc gia
Những tập đoàn tư nhân lớn như Hòa Phát, Vingroup hay FPT tiếp tục được kỳ vọng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hệ sinh thái doanh nghiệp và tạo động lực lan tỏa.
1Office huy động thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific
1Office vừa gọi vốn thành công 3 triệu USD từ quỹ Redbadge Pacific và nhà đầu tư trong nước, đánh dấu bước chuyển vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo (AI).
Bamboo Airways có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị Bamboo Airways đã thống nhất bầu ông Phạm Ngọc Vịnh giữ vai trò chủ tịch hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2023–2028.
Bamboo Capital nêu lý do 'trễ hẹn' họp cổ đông thường niên 2025
Bamboo Capital cho biết, chưa tổ chức họp cổ đông thường niên 2025 vì chưa thể công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2024, dự kiến được phát hành vào tháng 9/2025.
Xuất khẩu gặp sóng gió, thị trường nội địa thành bệ phóng
Doanh nghiệp xuất khẩu đang chuyển hướng mạnh mẽ về thị trường nội địa, đưa hàng vào hệ thống siêu thị như một chiến lược dài hạn để xây dựng thương hiệu bền vững.
Vietnam Tax Summit 2025: Định hình chiến lược thuế trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa
Vietnam Tax Summit 2025 khẳng định thuế không còn là nghĩa vụ hành chính mà đang trở thành đòn bẩy chiến lược trong kỷ nguyên số và toàn cầu hóa.
VPBank và Lotte C&F nâng tầm quan hệ hợp tác, giới thiệu sản phẩm tài chính tiêu dùng
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Công ty TNHH Lotte C&F Việt Nam (Lotte C&F) đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác bền vững thông qua sự kiện ra mắt sản phẩm tài chính tiêu dùng - Lotte Flex.
VinFast và Batx Energies hợp tác chiến lược về tái chế và tái sử dụng pin điện áp cao
VinFast vừa công bố ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với BatX Energies - công ty công nghệ sạch hàng đầu của Ấn Độ với chuyên môn tái chế pin, thu hồi kim loại quý hiếm, và tái sử dụng pin cuối vòng đời.
VNG Value - Đối tác tin cậy trong lĩnh vực thẩm định giá
Công ty TNHH Thẩm định giá VNG với 15 năm kinh nghiệm hoạt động, luôn được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn làm đối tác chiến lược trong lĩnh vực thẩm định giá.
Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho chiến dịch 'Mùa hè Xanh 2025'
Quỹ Vì tương lai xanh ngày 11/7 chính thức công bố đồng hành cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của 33 cơ quan và viện, trường triển khai chiến dịch “Mùa hè xanh” 2025. Chiến dịch có tổng ngân sách tài trợ lên đến gần 3 tỷ đồng, hướng đến thực hiện hàng loạt công trình xanh và lan tỏa lối sống xanh, bền vững đến nhiều vùng miền trên cả nước.
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.
Chọn ô tô đầu tiên, mua xe gì trong khoảng 500 triệu đồng?
Với giá bán chưa đến 500 triệu đồng nhờ loạt ưu đãi chồng ưu đãi, miễn phí trước bạ cùng lợi thế xe điện “nuôi” rẻ, VinFast VF 5 đang giúp ngày càng nhiều người Việt hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ô tô riêng khi hầu bao chưa quá rủng rỉnh.