Leader talk
TS. Huỳnh Thế Du: Kế hoạch phát triển đô thị còn thiếu vắng sự tham gia của người dân
Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, Nhà nước cần sử dụng một cách thông minh và sáng tạo những công cụ quản lý của mình, nhất là có sự tham gia của người dân, trong việc kiến tạo nên diện mạo các thành phố quan trọng.
Phát biểu tại Diễn đàn "Phát huy vai trò doanh nghiệp bất động sản triển khai thực hiện Đề án Phát triển thị trường bất động sản TP. HCM", TS. Huỳnh Thế Du đến từ Đại học Fulbright Việt Nam cho biết, từ trước đến giờ, chính quyền thành phố vẫn chưa coi trọng đúng mức vai trò của các nhà phát triển bất động sản trong việc hình thành bộ mặt thành phố.
Báo cáo của Hội đồng nhân dân TP. HCM mới đây có nêu, hiện vẫn còn xuất hiện tình trạng quy hoạch chạy theo dự án, nguyên nhân chủ yếu bởi trong thời kỳ phát triển thị trường bất động sản và vì mục tiêu tăng trưởng, nên các nhà đầu tư đề xuất điều chỉnh quy hoạch (chuyển chức năng khác thành chức năng nhà ở, tăng tầng cao, hệ số sử dụng đất), tác động xấu đến hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch dược duyệt, gây khó khăn cho công tác quản lý quy hoạch.
Theo, TS. Huỳnh Thế Du, ý của chính quyền thành phố muốn nói rằng các nhà phát triển bất động sản có vai trò không tích cực, làm không đúng, phá quy hoạch của hành phố, theo quan điểm của ông, nhận định đó hoàn toàn không chính xác.
Ở các thành phố trên thế giới, vai trò của các nhà phát triển bất động sản trong việc hình thành diện mạo đô thị là số một (dù có thể tốt hoặc xấu), vai trò của chính quyền rất hạn chế. Chính quyền vẽ bản đồ, các nhà bất động sản mới là người bắt tay xây dựng.
Ông Du dẫn lời Alain Bertaud – nhà phát triển đô thị lớn trên thế giới - từng phát biểu trong một tham luận năm 2004 với đại ý: Các lực lượng thị trường trong dài hạn sẽ tạo dựng các thành phố. Các thành phố như thế nào là do thị trường quyết định. Nhà nước chỉ có thể ảnh hưởng đến hình thù thành phố ở mức độ cận biên thông qua ba công cụ gồm: các quy định sử dụng đất, đầu tư cơ sở hạ tầng và thuế khóa.
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, Nhà nước chỉ có vai trò "nắn dòng", để làm sao điều hướng, thúc đẩy các nhà phát triển bất động sản, biến thành phố trở thành một nơi đáng sống.
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh và môi trường sống, cũng như bảng chỉ số cơ sở hạ tầng của nhiều thành phố lớn châu Á năm 2015, thể hiện của TP. HCM còn rất tệ. Ở bảng xếp hạng đầu tiên, thành phố đứng thứ 13 với 39 điểm, so với Tokyo đứng đầu – 94 điểm. Còn ở bảng xếp hạng thứ hai, các chỉ số của TP. HCM cũng rất thấp nếu so với thành phố đứng đầu là Seoul.
Sở dĩ, Seoul phát triển tốt như thế là nhờ những nguyên nhân sau: tỷ lệ ngân sách mà thành phố được phép giữ lại để chi tiêu là yếu tố quan trọng, nhất quán theo đuổi các chiến lược dài hạn, tinh thần doanh nhân công cộng với các liên minh hỗ trợ mạnh có vai trò quan trọng, quy hoạch tổng thể có vai trò hạn chế trong việc phát triển thành phố…
Hiện tại, diện mạo của TP. HCM chưa đẹp, một phần do các nhà phát triển bất động sản, một phần do chính quyền thành phố và nhà nước chưa làm tốt công tác quản lý và quy hoạch đô thị.
Chuyên gia về kiến trúc đô thị nổi tiếng người Mỹ, bà Marilyn Jordan Taylor, cho biết quy hoạch đô thị là một quá trình kỹ thuật và chính trị, xử lý việc kiểm soát sử dụng đất và thiết kế môi trường đô thị, bao gồm các mạng lưới giao thông, nhằm hướng dân và bảo đảm sự phát triển trật tự của các khu định cư và các cộng đồng.
Đồng tình ý kiến này nhưng ông Du nói thêm rằng, vấn đề then chốt ở đây là kỹ thuật và chính trị phải đi liền với nhau. Trong khi đó, từ trước đến giờ của Việt Nam luôn là kỹ thuật và chính trị không ăn khớp với nhau trong quy hoạch đô thị và thực thi các bản quy hoạch.
Dự báo dân số và phân bổ dân số thường khác xa thực tế làm cho các quy hoạch sớm trở nên lạc hậu, hoạch định các mức vốn đầu tư phi thực tế. Thiếu những đánh giá phương án sử dụng đất hay hạ tầng giao thông khác nhau. Sự mâu thuẫn giữa các bản kế hoạch và thiếu hợp tác giữa các cơ quan nhà nước.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng các nhà đầu tư tư nhân làm các kế hoạch thường xuyên bị thay đổi và thực hiện manh mún. Và quan trọng nhất là các quy hoạch, kế hoạch này còn rất thiếu vắng sự tham gia trực tiếp của người dân; người dân ít có cơ hội được tham gia vào quá trình đóng góp cho các kế hoạch phát triển của chính nơi mình sinh sống và làm việc. Đây cũng là minh chứng cho thấy yếu tố chính trị không đi cùng kỹ thuật.
Ví dụ, bản quy hoạch TP. HCM năm 1998 thiên về hướng Nam và Đông Nam, năm 2006 hướng chính là Đông Bắc, Nam và hướng phụ là Tây Bắc. Năm 2010 hướng phát triển là chùm đô thị, đa tâm và phát triển trên tất cả các hướng, 2 hướng chính là Đông và Nam, 2 hướng phụ là Tây Bắc và Tây – Tây Nam. Còn hiện tại, thành phố đang xem xét coi Tây Bắc là hướng phát triển chính.
Do đó, theo ông Du, chính quyền cần thừa nhận và thấy rõ được mặt hạn chế của mình, đừng can thiệp sâu vào thị trường, đừng làm việc mà thị trường tự làm được. Cũng đừng ngộ nhận rằng, mình có quyền năng dẫn dắt thị trường bất động sản và xem nhẹ vai trò của các nhà phát triển bất động sản trong quá trình kiến tạo thành phố. Chính quyền thành phố nói riêng và Nhà nước cần sử dụng một cách thông minh và sáng tạo những công cụ quản lý của mình.
Băn khoăn duy nhất về cơ chế đặc thù cho TP. HCM
Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho TP.HCM đã được Quốc hội thông qua
Tại Quốc hội chiều 24/11, 460/465 đại biểu Quốc hội có mặt tại hội trường đã tán thành thông qua dự thảo nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.
TS. Huỳnh Thế Du: Cơ chế đặc thù cho TP.HCM có thể tính đến "đặc khu Thủ Thiêm"
TS. Huỳnh Thế Du đề xuất xây dựng Thủ Thiêm thành một đặc khu kinh tế như phố Đông của Thượng Hải, Trung Quốc, nhằm tạo ra cú hích, kích kinh tế TP.HCM phát triển.
PGS-TS Nguyễn Minh Hòa: Cơ chế đặc thù gỡ thế “nhà đông con, đi chợ ít tiền”
PGS-TS. Nguyễn Minh Hòa: “Nếu có một cơ chế đặc thù thì TP.HCM sẽ phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc, sẽ không còn cảnh chỉ dám “đi chợ với số tiền eo hẹp trong lúc nhà đông con”.
TP.HCM xin cơ chế đặc thù: Ðược tự quyết nhưng phải báo cáo Quốc hội
Đồng ý với việc TP.HCM được phép áp dụng một số cơ chế, chính sách “đặc thù”, được thu thêm hoặc tăng thu một số loại thuế, phí, nhưng Bộ Tài chính đề xuất các chính sách đưa ra phải báo cáo Quốc hội. Trong khi các chuyên gia vẫn tỏ ra lo ngại với các cơ chế “đặc thù”. Dự kiến, nghị quyết này sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp ngày 14/11 tới.
Kiến nghị 6 cơ chế đặc thù cho TP. HCM trong lĩnh vực bất động sản
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM vừa có kiến nghị về cơ chế đặc thù cho thành phố gắn với mục tiêu xây dựng đô thị thông minh có chất lượng sống tốt.
Hết 'room' margin, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.