Leader talk
TS. Nguyễn Đình Cung: Doanh nghiệp xây dựng kỹ năng đi xin hơn cả kỹ năng kinh doanh
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, cơ chế phân bổ quyền lực hiện nay vẫn là hành chính xin - cho, ai cũng xin được, ai quen thì xin, kỹ năng xin phải hơn kỹ năng kinh doanh nên doanh nghiệp xây dựng kỹ năng đi xin hơn là xây dựng năng lực cạnh tranh.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung đã thẳng thắn nêu ý kiến như vậy tại Diễn đàn bền vững Việt Nam năm 2018.
Ông Cung nhìn nhận, suốt nhiều năm qua Việt Nam cứ đi nửa vời, không dứt khoát sang kinh tế thị trường, vừa thích thị trường lại sợ thị trường và rất ngại cạnh tranh, sợ cạnh tranh.
Hàng năm tăng trưởng của Việt Nam đều đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra nhưng nhìn trong dài hạn thì cứ 10 năm lại có xu hướng giảm dần, bình quân tăng trưởng kinh tế giảm đi 1%. Hy vọng 2018 là năm thay đổi, có bước ngoặt gia tăng hơn là giảm xuống như xu thế ta thấy 30 năm qua.

Ông Cung cho rằng, với cách thức tăng trưởng như thế nguy cơ tụt hậu ở Việt Nam là lớn. Dù có tăng như hiện nay thì muốn đuổi kịp các nước, tăng trưởng GDP phải đạt 8%/năm liên tục trong 10 - 20 năm tiếp theo.
Lúc đó, thách thức sẽ là gia tăng tốc độ tăng năng suất, trung bình 7% thì mới đạt được tốc độ tăng trưởng hơn 8%/năm.
Thứ hai, theo ông Cung, nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam là không chuyển đổi được thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế Nhà nước, không gia tăng được kinh tế tư nhân, không chuyển dịch nguồn lực từ kém hiệu quả hơn sang cao hơn.
Doanh nghiệp Nhà nước có đầu tư lớn, có thâm dụng vốn cao nhưng năng suất, hiệu quả lại thấp. Như vậy, đầu tư chỉ gia tăng tài sản hơn là đầu tư khoa học công nghệ nâng cao chất lượng tài sản.
Các vùng kinh tế cũng tương tự, không thấy Hà Nội, TP. HCM tận dụng quy mô kinh tế, mật độ kinh tế để nâng cao năng suất, tạo ra cực tăng trưởng kéo theo tăng trưởng của cả vùng.
Tóm lại nền kinh tế không thấy dịch chuyển như mong muốn: Từ phi chính thức sang chính thức, năng suất kém sang năng suất hiệu quả cao hơn.
Theo ông Cung, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là nền kinh tế Việt Nam mức độ thị trường còn thấp, cải cách nửa vời, không đi dứt khoát nên mức độ thấp.
Về thị trường, yếu tố sản xuất kém phát triển, thị trường phát triển méo mó trong khi chúng ta đang muốn xây dựng kinh tế thị trường hiện đại hội nhập.
Thị trường méo mó dẫn tới phân bổ nguồn lực sai lệch, sử dụng nguồn lực kém hiệu quả nên năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế kém.
Trong khi đó cơ hội để gia tăng tốc độ, tăng năng suất nền kinh tế phụ thuộc vào việc phân bổ lại nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế và ngành kinh tế, thúc đẩy khoa học sáng tạo để tăng năng suất trong từng ngành.
Muốn đạt các mục tiêu bứt phá, tốc độ tăng năng suất lao động phải từ 6 - 7% hàng năm, đây là thách thức lớn với kinh tế Việt Nam.
Khu vực doanh nghiệp nhà nước sử dụng nhiều nguồn lực nhưng đóng góp chưa thực sự hiệu quả. Trong 10 năm vừa rồi, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã tạo ra những mất mát, lãng phí lớn, rõ ràng đang làm giảm tiềm năng và suy giảm năng lực phát triển tăng trưởng nền kinh tế một cách nghiêm trọng.
Do vậy, theo TS. Nguyễn Đình Cung, phải cải cách trên ba phương diện: Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường. Thứ hai, phải nâng cao hiệu lực quản trị theo thông lệ quốc tế và thứ ba là đẩy mạnh cổ phần hoá và thoái vốn.
Hiện nay, các bộ ngành đang đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn nhưng tôi cho rằng hai mục đầu tiên rất quan trọng để sử dụng nguồn lực lớn này.
Bên cạnh đó phải phát triển thị trường vốn, quyền sử dụng đất, thị trường này chưa có thị trường sơ cấp, cơ chế phân bổ quyền lực vẫn là hành chính xin - cho, ai cũng xin được, ai quen thì xin, kỹ năng xin phải hơn kỹ năng kinh doanh nên xây dựng kỹ năng đi xin hơn là xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đây là cách ứng xử của nhiều doanh nghiệp, những điều này làm cho doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sợ lớn, muốn lớn không lớn được. Doanh nghiệp nhà nước cũng tương tự, rất thiếu năng động.
Muốn gia tăng cạnh tranh quy mô mức độ trên thị trường, chúng ta phải đạt được các hiệu quả về kỹ thuật, phân bổ nguồn lực, những điều này sẽ làm gia tăng hiệu quả của nền kinh tế, tạo thịnh vượng cho các bên có liên quan.
GS. Trần Văn Thọ: 'Doanh nghiệp nhà nước lãng phí quá nhiều trong 10 năm qua'
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
Giá cổ phiếu Viglacera ở mức cao, cổ đông lớn Gelex không có ý định mua thêm
Thay vào đó, Gelex chọn đồng hành cùng Viglacera theo lộ trình thoái vốn Nhà nước, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Mcredit có tân tổng giám đốc
Ông Đinh Quang Huy vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) kể từ ngày 11/6.
Việt Nam lần đầu công nhận tài sản số, đã có luật riêng quản lý
Từ nay, tài sản số tại Việt Nam sẽ được quản lý việc tạo lập, phát hành, lưu ký, kèm theo quy định điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ tài sản mã hoá.
Chung cư Hà Nội tràn nguồn cung giá cao, áp lực bán hàng ngày càng lớn
Thị trường chung cư Hà Nội đón làn sóng nguồn cung mới với giá bán cao, khiến nhiều chủ đầu tư đối mặt áp lực lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, bỏ ưu đãi với công ty con, liên kết
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua với nhiều điểm mới như bỏ ưu đãi thuế với các công ty con, doanh nghiệp liên kết.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.